Download miễn phí Luận văn Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT
1.1. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu và vị trí, vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất 7
1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường 17
1.3. Những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 25
Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA 36
2.1. Thực trạng vận dụng lý luận Mác - Lênin vào việc biến đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 36
2.2. Thực trạng vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 53
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN SỞ HỮU CÔNG CỘNG VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 75
3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển 75
3.2. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển Công ty cổ phần nhằm thực hiện xã hội hoá sở hữu tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu
3.3. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế tư bản nhà nước, tập trung ưu tiên phát triển những loại hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam 93
3.4. Xây dựng chế độ phân phối bảo đảm hài hoà các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước để bảo tồn và phát triển sở hữu công cộng 98
KẾT LUẬN 103
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hình thành các đội chuyên, thu hút phần lớn lực lượng lao động trẻ khỏe, làm việc theo chế độ khoán việc, vừa chịu sự điều hành của ban quản trị hợp tác xã, vừa chịu sự điều động của huyện. Các đội cơ bản phần lớn là lao động nữ hay già yếu, làm việc theo chế độ khoán rất chặt, thu nhập rất thấp. Giai đoạn này, tập thể hóa nông nghiệp được đẩy đến trình độ cao nhất và ngày càng bộc lộ rõ những nhược điểm của nó. Tình trạng mất mát, hư hao tài sản cố định và tiền vốn trong hợp tác xã trở nên phổ biến. Hàng năm, ở đồng bằng và trung du miền Bắc có khoảng 2,4 đến 8,7 vạn ha ruộng đất bị bỏ hoang. Bộ máy quản lý hợp tác xã cồng kềnh, phình ra quá lớn, ngày càng xa rời thực tiễn sản xuất. Hợp tác xã nông nghiệp có quy mô càng lớn, càng chuyên môn hóa thì sản xuất lại càng kém hiệu quả. Mặc dù nhà nước tăng đầu tư cho nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp lại giảm. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Sản xuất không đủ tiêu dùng, thu nhập và đời sống của xã viên hợp tác xã bấp bênh và giảm sút, trên 70% số hợp tác xã nông nghiệp thuộc loại trung bình và yếu kém, nhiều hợp tác xã nằm trong tình trạng tan rã, nông dân bỏ ruộng đồng, không thiết tha gắn bó với hợp tác xã. Trước tình hình đó, ở một số địa phương, có hợp tác xã đã phải khoán “chui” đến hộ gia đình dưới các hình thức khác nhau.
Do có sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp trong giai đoạn này nên tháng 1 - 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động.
Ở miền Nam, sau ngày giải phóng, quan hệ sở hữu ruộng đất đã biến đổi sâu sắc, đại bộ phận ruộng đất đã về tay nông dân; quan hệ sản xuất phong kiến đã không còn là trở lực lớn trên con đường phát triển kinh tế ở miền Nam.
Công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam được tiến hành, cơ bản theo mô hình tập thể hóa như đã thực hiện ở miền Bắc thời kỳ trước. Trong những năm 1975 - 1976, ở miền Nam có các cuộc vận động lớn nông dân tham gia vào các hình thức kinh tế tập thể như tổ nông dân đoàn kết sản xuất, tổ vần công, tổ đổi công, tổ hợp máy nông nghiệp, tập đoàn sản xuất.
Sau khi có sự chuẩn bị, đến cuối năm 1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 15 (08 - 1977) và các Chỉ thị số 28, 29 (12 - 1977) quyết định xây dựng các hợp tác xã thí điểm, quy định các chính sách tập thể hóa. Tiếp theo đó đến năm 1978, Bộ Chính trị lại ra Chỉ thị số 43 (04 - 1978) về đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp miền Nam và coi đó là công tác trung tâm thường xuyên.
Thực hiện các chủ trương đó, vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam Trung bộ đã cơ bản hoàn thành việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hai hình thức chủ yếu là tập đoàn sản xuất và hợp tác xã (với gần 1.200 hợp tác xã và 775 tập đoàn sản xuất, chiếm 91,6% số hộ nông dân).
Còn ở các tỉnh Nam Bộ, đến cuối năm 1979, công cuộc hợp tác hóa bắt đầu bước sang thời kỳ mới, chủ yếu là hình thành các tập đoàn sản xuất. Nhưng vì làm ồ ạt và chưa có sự chuẩn bị tốt, nhất là việc điều chỉnh ruộng đất chưa được giải quyết hợp lý và do có thiên tai nên có trên 4000 tập đoàn sản xuất gặp khó khăn và dần dần bị tan rã. Để uốn nắn những lệch lạc đó, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 93 (06 - 1980) nhấn mạnh tinh thần tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp Nam Bộ. Đến cuối năm 1985, các tỉnh Nam Bộ đã xây dựng được 363 hợp tác xã và 36.220 tập đoàn sản xuất, thu hút 74% số hộ nông dân vào làm ăn tập thể.
Đối với tiểu thương, Đảng ta chủ trương “Tổ chức lại thương nghiệp nhỏ, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất. Đối với số còn được phép kinh doanh, phải tăng cường quản lý bằng những chính sách và biện pháp thích hợp” [3, tr.53-54]. Năm 1975, Nhà nước tiến hành đổi tiền, đồng thời kiểm kê vật tư, hàng hóa trong các cửa hàng của hơn 55 nghìn hộ tiểu thương, trưng thu hàng tồn kho của gần 32 nghìn hộ giao cho thương nghiệp quốc doanh quản lý. Đến cuối năm 1978, có khoảng 9 vạn người buôn bán nhỏ được chuyển sang sản xuất và 15.000 người được sử dụng trong ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, sắp xếp và tổ chức lại kinh doanh theo ngành hàng ở các chợ trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, chuyển từ sở hữu cá thể của người nông dân thành sở hữu tập thể ở nước ta, có thể rút ra những đánh giá tổng quát như sau:
- Những thành công:
Thứ nhất, với việc không ngừng mở rộng quy mô hợp tác xã từ bậc thấp đến bậc cao và được phổ biến rộng khắp cả nước sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chế độ công hữu về ruộng đất đã được hoàn tất trên phạm vi cả nước. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh thì chủ trương tập thể hóa tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ đã tạo cơ sở kinh tế - xã hội cho việc huy động nhân lực, tài lực và vật lực phục vụ yêu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ hai, nhìn tổng thể cả thời kỳ dài, nền nông nghiệp nước ta cũng đã có những bước phát triển trong từng giai đoạn nhất định. Nhiều tiến bộ kỹ thuật như giống mới, cơ cấu cây trồng mới, chế độ mùa vụ mới, biện pháp canh tác mới đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, khiến cho lực lượng sản xuất phát triển ở mức độ nhất định. Trong sự thành công đó, các hợp tác xã nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng việc khôi phục kinh tế, khai hoang phục hóa, xây dựng lại nông thôn.
Thứ ba, trong thời kỳ sa sút nhất của các hợp tác xã, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động là một chủ trương đúng đắn, đã tạo được động lực cho các xã viên hợp tác xã. Truyền thống cần cù lao động của người nông dân Việt Nam mới được khôi phục, xã viên thực sự gắn bó với cây trồng, vật nuôi nên đã tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động để có phần vượt khoán. Quyền sở hữu sản phẩm vượt khoán của xã viên được xác lập, ngoài phần tiêu dùng, họ có quyền được bán nông sản thừa, có cơ hội tích lũy vốn bằng tiền để mua các công cụ và tư liệu lao động phục vụ sản xuất. Như vậy, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư là bước đi đầu tiên cho phép tồn tại sở hữu tư nhân để khai thác có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu nhà nước (đất đai) và tài sản thuộc sở hữu tập thể. Đó là một hình thức quản lý tiến bộ, thích hợp với điều kiện lao động nước ta - chủ yếu còn là lao động thủ công và là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Chỉ thị 100 đã giải quyết tốt việc kết hợp ba lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1981 - 1985 đã được phá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top