daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ 9, THCS NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. THỰC TRẠNG
1. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục
2. Hiện trạng và kết quả mong muốn
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học dự án
3. So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp truyền thống
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
5. Quy trình và thời gian thực hiện
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả đạt được so với kế hoạch
2. Minh chứng cụ thể
3. Phạm vi áp dụng
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Tự đánh giá mức độ của SKKN
2. Đề xuất ý kiến
PHẦN NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG
PHẦN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ 9, THCS
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ KỸ NĂNG
LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý là một yêu cầu tất yếu. Quá trình này đòi hỏi phải
tìm ra những phương pháp mới, hình thức dạy học mới để đạt được những mục tiêu cơ
bản của đổi mới giáo dục Địa lý ở trường phổ thông hiện nay.
Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nêu rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo các định hướng trên đòi hỏi phải thực hiện được
chức năng mới của giáo viên với vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động
của học sinh, dạy học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Học sinh với vai trò là người chủ động thảo luận, tìm tòi, tích cực lĩnh hội kiến thức và
giải quyết những vấn đề đặt ra.
Việc học chỉ thực sự có ý nghĩa khi người học có được động cơ và hứng thú trong học
tập. Một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sự hứng thú đó là làm cho các kiến thức
gắn với thực tiễn của cuộc sống, làm cho quá trình học tập phải là quá trình tự khám phá
của người học. Trong các phương pháp dạy học theo hướng tích cực có một phương pháp
rất có tiềm năng và có thể áp dụng được rất nhiều yêu cầu của việc đổi mới phương pháp
dạy học, đặc biệt lại rất phù hợp với nội dung giảng dạy của môn Địa lý – đó là phương
pháp dạy học dự án (Project Based Learning, PBL) là một trong các phương pháp rất đáng
được các giáo viên quan tâm và vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
Bài viết này xin trình bày hiệu quả của việc “Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học
Địa lý 9, THCS nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của
học sinh” mà tui đã áp dụng trong thời gian vừa qua!
II. THỰC TRẠNG:
- Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:
Trong thời gian qua, việc dạy và học bộ môn Địa lí 9 ở Trường THCS Tân Xuân đã đạt
nhiều kết quả đáng khích lệ so với các trường trong huyện. Tuy nhiên, còn một số hạn chế
cần khắc phục như: nhiều em còn thụ động, chưa có phương pháp tự học trong việc
học tập bộ môn, chỉ dành thời gian học ở nhà những nội dung giáo viên ghi chép, làm một
vài bài tập được giao mà ít khi kết hợp đọc bài ghi ở sách giáo khoa, ít khi chuẩn bị bài
mới, suy nghĩ những câu hỏi liên quan đến bài học...việc thực hành và thảo luận nhóm để
giải quyết các bài tập chưa thực sự hiệu quả, nhiều em chưa chủ động tìm hiểu kiến thức
chỉ trông chờ vào các nhóm trưởng hay những bạn học khá, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, trình bày ý kiến trước tập thể...còn hạn chế dẫn đến các em chưa có hứng
thú với môn học.
- Hiện trạng và kết quả mong muốn:
Từ những hạn chế nêu trên, trong quá trình giảng dạy tui luôn tìm hiểu và vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực vào môn học như: vận dụng kỹ năng khai thác kênh
hình sách giáo khoa, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy, phương pháp thảo luận
nhóm...nhằm giúp các em cải thiện được năng lực tự học, khả năng hợp tác, nắm vững
kiến thức, kỹ năng môn học. Tuy nhiên, việc liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên
cứu với vần đề thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh
đang sinh sống và học tập, những kỹ năng học sinh cần có trong thế kỷ 21...thì việc vận
dụng phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp đáp ứng được những
yêu cầu trên.
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Khái quát về phương pháp dạy học dự án
Thuật ngữ dự án - tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh Proicere – và
ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, cần
được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong
hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa
học cũng như trong quản lí xã hội… . Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế - xã hội
vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà
còn được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học.
Phương pháp dự án (The Project Method) còn được gọi là Dạy học dự án /Dạy học theo
dự án/Dạy học dựa trên dự án – Project Based Learning được hiểu như một PP dạy học
hướng học sinh đến việc tiếp thu tri thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài
tập tình huống, được gọi là một dự án (project) mô phỏng môi trường các em đang sống và
sinh hoạt.
Phương pháp dự án là một PP phức hợp trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV),
người học sẽ thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn,
thực hành. Người học được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này với sự tự lực cao trong toàn
bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án,
kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Trong cách học theo dự án, HS học tập theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thật
trong cuộc sống (authentic), những vấn đề ấy gắn với chương trình học (curriculum –
based) và có phạm vi kiến thức liên môn (interdisciplinary). HS sẽ hóa thân vào các vai
thuộc các ngành nghề khác nhau trong cuộc sống, tham gia giải quyết những vấn đề có
thật thuộc lĩnh vực các ngành nghề ấy. GV định hướng, gợi ý các vai có nội dung gắn với
nội dung bài học cho HS và hỗ trợ HS hoàn thành tốt các vai trò ấy. GV tạo điều kiện và
hướng dẫn HS sử dụng các nguồn tư liệu như: sách giáo khoa; internet; CD hay DVD;
sách, báo … và thậm chí, trao đổi với các chuyên gia. Dự án có thể chỉ bó hẹp trong phạm
vi lớp học, trường học trong 1 tiết, 1 tuần hay 2 tuần. Đồng thời dự án cũng có thể vượt
ra ngoài phạm vi lớp học, trường học và kéo dài trong một tháng, một học kì hay cả khóa
học.
1.2 Đặc điểm cơ bản của dạy học dự án
- Tính phức hợp của nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập trong dạy học theo dự án
không giới hạn trong một đơn vị kiến thức của mỗi bài trong một môn học mà có thể
xuyên suốt giữa các bài, giữa các chương trong một giáo trình, giữa các giáo trình trong
một bậc học và giữa các môn học với nhau. Ví dụ như khi thực hiện một dự án Địa lí về
Phát triển bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam –, HS lớp 9 có thể vận dụng những kinh
nghiệm, kiến thức Địa lí đã được học về Vùng biển Việt Nam (lớp 8), nghiên cứu nội
dung về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo (bài 38, 39
và 40 – lớp 9)…đồng thời có thể liên kết kiến thức Lịch sử, Hóa học, Sinh học, …. để giải
quyết vấn đề.
- Sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành: Trọng tâm của dạy học theo dự án là tạo điều
kiện cho HS vận dụng các tri thức lí thuyết vào hoạt động thực tiễn thông qua đó kiểm
chứng và mở rộng kiến thức lí thuyết đồng thời bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, HS
có điều kiện để thực hành những lí thuyết đã học và thông qua kết quả đạt được trong hoạt
động thực tiễn, HS có thể rút ra được những nhận định, những kết luận của vấn đề nghiên
cứu. Trong dự án Phát triển bền vững kinh tế biển đảo như đã đề cập ở trên, trên cơ sở tư
liệu thu thập được, HS thường xuyên vận dụng các kiến thức về cách đọc bảng Số liệu
thống kê, Sơ đồ, Biểu đồ, Bản đồ …. để phân tích, rút ra được những nhận định về tình
hình phát triển các ngành kinh tế biển ở một vùng trong nước hay của một địa phương cụ
thể. Ngoài ra HS còn có thể chuyển kết quả nghiên cứu của mình thành biểu đồ, bản đồ
trong các sản phẩm cuối cùng. Như vậy kĩ năng Địa lí của HS thường xuyên được rèn
luyện và phát triển.
- Tạo ra sản phẩm: Sản phẩm là yêu cầu bắt buộc khi kết thúc các dự án. Sản phẩm
được tạo ra trong quá trình HS thực hiện dự án. Đó là kết quả của hoạt động và những kết
quả ấy có thể công bố được. Sản phẩm có thể là những đồ vật cụ thể, chẳng hạn: một ấn
phẩm, các bài trình diễn Powerpoint tìm hiểu về tiềm năng, tình hình phát triển, những
khó khăn và giải pháp phát triển bền vững các ngành kinh tế biển đảo theo lãnh
thổ…trong dự án Địa lí về Phát triển bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam; cũng có thể là
những sản phẩm phi vật thể như thực hiện một tiểu phẩm kêu gọi bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển đảo.
của phương pháp dự án, thể hiện xuyên suốt quan điểm dạy học hướng vào người học.
Trong quá trình thực hiện dự án, HS cần được tạo điều kiện để “tự định hướng” trong tất
cả các giai đoạn, đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án. Trong chừng
mực nhất định, HS còn được tham gia xác định mục đích dự án và đánh giá kết quả của dự
án. HS cần được rèn luyện kĩ năng “tự đánh giá” - Kĩ năng “Siêu nhận thức”- trong suốt
quá trình làm dự án để hoàn thiện sản phẩm. Từ đó, cùng với giáo viên, các nhóm HS có
thể tham gia đánh giá sản phẩm của nhau, đặc biệt trong giai đoạn kết thúc dự án – cụ thể
ở thời điểm các nhóm trình bày sản phẩm.
- Dạy học dự án gắn liền với hoàn cảnh: Các đề tài của dự án cần xuất phát từ
thực tế, từ hoàn cảnh gần gũi với cuộc sống, đó là những vấn đề cần giải quyết và phù
hợp với điều kiện và khả năng của HS. Trở lại ví dụ về dự án Phát triển bền vững kinh tế
biển đảo Việt Nam, đề tài này cần gắn liền với tình hình thực tiễn của từng vùng. Chẳng
hạn HS tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng và những khó khăn của ngành du lịch biển đảo
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ngành Dầu khí vùng Đông Nam Bộ…; trên cơ sở đó và
trong chừng mực nhất định, đề xuất giải pháp để phát triển bền vững các ngành kinh tế
biển theo lãnh thổ.
- Định hướng vào hứng thú của học sinh: Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, đề tài
của dự án tạo được hứng thú và giúp phát triển động cơ học tập của HS. Hứng thú của HS
cũng cần được duy trì và phát triển trong suốt quá trình thực hiện dự án. Vì vậy, vai
trò theo dõi, giám sát, hỗ trợ đúng lúc và đúng thời điểm của GV là rất quan trọng.
- Dự án có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Việc thực hiện các dự án có thể mang lại sự thay
đổi có ý nghĩa trong đời sống xã hội và trong bản thân của mỗi HS, chẳng hạn với dự án :
Lao động và việc làm (Đia lí 9), sau khi tìm hiểu nhu cầu về lao động của địa phương
trong mối tương quan với nhu cầu lao động của cả nước và trên thế giới; trên cơ sở xác
định sở trường, sự hứng thú, niềm đam mê và điều kiện của bản thân, HS có thể có những
hướng đi, những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
phổ thông, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, …
- Việc học tập mang tính xã hội: Tổ chức cho HS làm việc nhóm là hình thức phổ biến
trong dạy học dự án. Trong quá trình làm việc nhóm, các cá nhân trong nhóm tương tác
với nhau để cùng thực hiện và hoàn thiện sản phẩm của nhóm. Đồng thời giữa các nhóm
cũng thường xuyên chia sẻ, đánh giá, đóng góp ý kiến cho nhau để nâng cao chất lượng
sản phẩm. GV, với vai trò người tổ chức, chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện, … sẽ
thường xuyên phối hợp nhịp nhàng với nhóm. Ngoài ra, các nhóm còn có thể liên kết với
các GV khác trong nhà trường, với các chuyên gia trong xã hội về lĩnh vực nhóm đang tìm
hiểu để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và kịp thời, …. Dễ dàng nhận thấy rằng tính
chất “xã hội” của học tập dự án được hình thành và phát triển, qua đó HS được rèn ý thức
và PP cùng cộng tác trong lao động.
Tính chất xã hội còn được thể hiện rõ qua việc HS “đóng vai” trong quá trình thực hiện
dự án. HS phải “hóa thân” vào các vai có thật trong cuộc sống. Trong dự án Phát triển bền
vững kinh tế biển đảo Việt Nam, HS có thể vào vai các thành viên của Viện nghiên cứu
dầu khí việt nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, …Việc đóng vai ngoài ý nghĩa giúp
cho HS nghiên cứu sâu và sát với thực tiễn hơn một vấn đề học tập, còn giúp HS bước đầu
tiếp cận với những công việc thật ngoài xã hội, qua đó góp phần giúp HS định hướng nghề
nghiệp.
Ngoài ra, tính chất xã hội trong dạy theo dự án còn thể hiện ở khả năng tận dụng những
thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ trong xã hội, đặc biệt những thành tựu về
CNTT. CNTT là nguồn lực hỗ trợ tối quan trọng, tối cần thiết trong suốt quá trình thực
hiện dự án. Có thể nói, khó lòng hình dung, việc thiết kế và thực hiện các dự án dạy học
trong thế kỉ 21 lại tách biệt hoàn toàn với CNTT, đặc biệt là Internet.
1.3. Khái quát về quá trình phát triển của phương pháp dự án
Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời thật chính xác về tác giả và thời điểm ra đời của thuật ngữ
PP dự án, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khái niệm dự án đã được sử dụng từ
lâu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, bắt đầu
từ nước Pháp và Ý (thế kỉ 17, 18), từ đó lan rộng ở Đức và một số nước châu Âu và ở Mỹ
(khoảng giữa thế kỉ 19). PP dự án được ứng dụng khá rộng và khá hiệu quả ở các nước
phương Tây từ cuối thế kỉ 19 và về sau ngày càng phát triển. Cụ thể, ở Đức giai đoạn 1895
– 1933 các nhà sư phạm đã phát triển quan điểm dạy học mới liên quan đến ứng dụng PP
dự án ở trường đại học và phổ thông. Họ cho rằng cần thực hiện trên thực tế cách học
tập mới với điểm trọng tâm là thực hiện các dự án. Các nhà sư phạm nổi tiếng lúc bấy giờ:
Georg Kochenteiner, Hugo Gaudig, Berthold Otto, Petersen là những nhà tiên phong về
PP dự án. Tại Mỹ, dạy học dự án đã được vận dụng ở Học viện kĩ thuật Massachuset, sinh
viên tại học viện phải thực hiện các công việc gắn với thực tiễn như: lập kế hoạch, nghiên
cứu nhu cầu thị trường, tìm hiểu điều kiện thực tế, …. để quyết định các mẫu thiết kế máy
thực hiện. Dự án được tiến hành trong 4 tuần (từ ngày 13/2/2012 đến ngày 10/3/2012)
với phần tóm tắt bài dạy như sau:
“Nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú của nước ta tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển – đảo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia
tăng dân số và nhu cầu ngày càng cao của con người, con người đã tác động nhiều vào tự
nhiên làm cho tài nguyên và môi trường biển – đảo nước ta có sự giảm sút nghiêm trọng.
Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng
của các khu du lịch biển…
Một vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để phát triển bền vững?
Thông qua dự án này, các nhóm sẽ đóng vai các thành viên của Viện Phát triển bền vững
vùng Nam Bộ, Viện Dầu khí Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch và Viện
nghiên cứu Hải sản tìm hiểu hiện trạng và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững của
các ngành kinh tế biển – đảo theo lãnh thổ. Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ được thể
hiện trong một bài trình diễn đa phương tiện đăng trên trang Wiki “Dạy học theo dự án
môn Địa lý 9” của lớp tại địa chỉ: để thầy cô bộ
môn và các bạn học sinh tham khảo. Đồng thời kết quả này cũng sẽ được trình bày trước
tập thể lớp, giáo viên bộ môn, Ban Giám Hiệu, Hội đồng bộ môn Địa lý của huyện nhằm
bình chọn ra nhóm có những giải pháp tốt nhất để trao giải. Bài trình diễn của các em phải
đảm bảo những nội dung sau:
- Tìm hiểu về hiện trạng, tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế biển và những hạn
chế.
- Đề xuất những giải pháp để phát triển bền vững kinh tế biển – đảo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: skkn day hoc du an dia li 7, dạy học dự án trong môn sinh học 9, sang kien kinh nghiem dia9, sán kiến tạo hứng thứ học tập môn sinh học thông qua giáo dụcj dục bảo vệ môi trương sinh học 9, dạy học dự án địa li thcs, sáng kiến dạy học dự án, Phuong phap su dung luoc do, ban do trong day hoc mon dia li 9 THCS, ỨNG DỤNG dạy học theo dự án PBL SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, skkn sử dụng phương pháp dạy học dự án môn lịch sử địa lý 6 phân môn địa lý, phương pháp dự án làm học sinh hứng thú với môn ngoại ngữ, skkn sử dụng phương pháp dạy theo dự án vào 1 tiết địa lí, sáng kiến phương pháp dạy học dự án môn địa lí, sáng kiến kinh nghiệm sử dụng phương pháp dự án bảo vệ môi trường, sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9, sáng kiến kinh nghiệm dạy học dự án đọc sách, sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs, tính hiệu sản phẩm dạy học dự án môn địa lí thcs, sáng kiến kinh nghiệm địa lí dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học dự án thcs môn địa lí biển đảo, ví dụ dạy học dự án môn địa lí 9, dự án dạy học địa lý, sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học môn giáo dục địa phương hiệu quả thông qua phương pháp dạy dự án, SKKN phương pháp dạy học theo góc môn địa lí, dạy học theo dự án môn tiếng anh 7, sáng kiến inh nghiệm học sinh học tiếng anh qua dự án, sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo dự án môn ngữ van, sáng kiến kinh nghiêm địa lí, áp dụng phương pháp dạy học dự án vào địa lí, sang kien kinh nghiem day hoc theo goc môn dia li 10, huong dan hoc sinh hoc tap project, SKKN phương pháp thảo luận nhóm môn địa lí 9, skkn hay moon ddiaj lis 9, skkn môn đị lí 9, Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng phương pháp dự án trong môn địa lí, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM DỰ ÁN PROJECT ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM MÔN TIẾNG ANH, giáo án dạy học theo dự án môn địa lí 9
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D sáng kiến kinh nghiệm phương pháp xác định nhanh số đồng phân hợp chất hữu cơ Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác phần mềm Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm mô phỏng “Giao th Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 Luận văn Sư phạm 0
R SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA C Luận văn Sư phạm 0
H Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạ Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top