Connlaoi

New Member

Download miễn phí Luận văn Khu kinh tế - Quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc nước ta hiện nay





Theo quyết định phê duyệt thì tổng dự toán của khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà là 198.477.020.000 đồng (Một trăm chín mươi tám tỉ, bốn trăm bảy mươi bảy triệu, không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn) [3]. Và khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã là 223.000.000.000 đồng (hai trăm hai mươi ba tỷ đồng chẵn) [4]. Đến tháng 5/2006 mới đầu tư được một lượng vốn rất ít so với tổng lượng vốn được phê duyệt. Cá biệt có những hạng mục trong khu kinh tế - quốc phòng đã được triển khai nhưng chưa có vốn từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Mặt khác ở một số hạng mục đầu tư lại bộc lộ khả năng giám sát, quản lý của chủ đầu tư đối với nhà thầu còn hạn chế, chưa thực hiện được mục tiêu đề ra của chương trình là; “Địa phương có công trình, nhân dân có việc làm và được hưởng lợi từ công trình”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệm vụ sản xuất xây dựng và làm kinh tế của quân đội trong thời kỳ đổi mới. Chỉ thị số 24/ 2004 CT - BQP về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trong tình hình mới. Trên cơ sở đó Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiên cứu, khảo sát xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng phê duyệt:
Khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà (khởi công năm 2000);
Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã khởi công năm 2003.
Hiện đang lập dự án khu kinh tế - quốc phòng Phong Thổ, Lai Châu.
Như vậy trên địa bàn Tây Bắc hiện nay (tính đến tháng 5/2006) có 2 khu kinh tế - quốc phòng đã được xây dựng và 1 khu đang triển khai) [5].
2.2.1.1. Khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà
Khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà do đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà (gọi theo phiên hiệu quân sự là đoàn 379) làm lực lượng nòng cốt được xây dựng trên địa bàn 10 xã (trong đó có 5 xã biên giới) thuộc 3 huyện trong đó 2 huyện: Mường Lay, Mường Nhé, thuộc tỉnh Điện Biên và huyện Mường Tè thuộc tỉnh Lai Châu [ 3 ]. Đây là một địa bàn rộng lớn phía Tây Bắc, với 235,5 km đường biên giới, trong đó có 194,5 km đường biên gới với nước bạn Lào và 38 km đường biên giới với Trung Quốc [25, tr. 60].
Diện tích tự nhiên 376.041 héc ta với địa hình phức tạp, hiểm trở, chủ yếu là núi cao, xen kẽ là những đồi núi thấp và các thung lũng bằng phẳng tương đối rộng ven sông, suối. Khí hậu vùng này rất khắc nghiệt, mùa đông lạnh buốt và khô hanh, nhiều sương muối, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, hay bị lũ ống và lũ quét.
Mật độ dân cư trên địa bàn rất thưa thớt (chỉ có 8.186 hộ dân với gần 52.000 người của 12 dân tộc sinh sống), trong đó 104/169 bản là của dân di cư tự do từ các tỉnh biên giới phía Bắc tới. Đáng nói là đồng bào di cư tự do đến đây chủ yếu là người Mông, họ từ bỏ nơi sinh sống ra đi, tài sản hầu như không có gì, sống du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy, phong tục tập quán lạc hậu…
Đời sống nhân dân địa phương từ năm 1999 trở về trước hết sức khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ đói cùng kiệt trên 50%; hàng hoá khan hiếm và đắt đỏ; cơ sở hạ tầng thấp kém, trong số 10 xã trên, chỉ có 1 xã có đường giao thông cơ giới, chủ yếu là đi bộ theo đường mòn, luồn rừng, lội suối. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người không biết chữ khá cao, các xã chỉ có trường tiểu học, vì vậy trên 28% trẻ em trong độ tuổi chưa được đến trường; các cơ sở y tế chưa được củng cố; dịch vụ thương mại kém phát triển, thậm chí không có chợ “Bộ đội thì tự cấp tự túc, dân thì săn bắn hái lượm, cả 10 xã thuộc khu vực do đoàn kinh tế - quốc phòng 379 quản lý đều chưa mở chợ...” Ông Phó Chủ tịch Huyện Mường Nhé Toán Phú Xoè nói rằng: “ông đếm số quán xá tăng lên trên địa bàn huyện từng ngày, từng ngày một…chẳng có huyện nào phải làm thống kê từng cái quán cóc như ở Mường Nhé” [16, tr. 3]
Trong khi đó các thế lực thù địch lợi dụng tình hình khó khăn, ráo riết hoạt động lôi kéo đồng bào, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức truyền đạo Tin Lành trái pháp luật và các hoạt động chống phá khác, tạo nên tình hình phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2.2.1.2. Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã
Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã do Đoàn kinh tế - quốc phòng Sông Mã (đoàn 326) làm lực lượng nòng cốt, được xây dựng trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện của 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên; (huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên và Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên) diện tích tự nhiên 242.323 ha, với tổng số 49.611 nhân khẩu/7.947 hộ, với 143 km đường biên giới, đây cũng là khu vực có địa hình phức tạp, núi cao, dân số thưa và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của đồng bào cũng hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế chưa phát triển [4].
Buổi đầu bước vào “cuộc chiến đấu mới” chống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố QP - AN trên địa bàn trọng yếu này, các đoàn kinh tế - quốc phòng phải đối mặt với biết bao vất vả, khó khăn, thiếu thốn. Hàng tháng trời, cán bộ, chiến sỹ “ba lô trên vai, khẩu súng trong tay” đi bộ, xuyên rừng, lội suối đến các xã, bản làng xa xôi hẻo lánh khảo sát địa hình, xác định vị trí đứng chân các đơn vị, triển khai xây dựng doanh trại, củng cố nơi ăn chốn ở… đồng thời nhanh chóng triển khai dự án đã được phê duyệt.
2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.2.1 Những kết quả đạt được
* Về xây dựng kết cấu hạ tầng:
Từ năm 2000 đến nay, các khu kinh tế - quốc phòng đã đầu tư xây dựng được những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội như đường giao thông, trạm xá, công trình thuỷ lợi, đường điện và cấp nước sạch sinh hoạt… tạo ra được sự đổi mới cho các khu vực có các bản làng của đồng bào dân tộc sinh sống, cụ thể:
+ Đoàn kinh tế - quốc phòng Mường Chà
- Xây dựng 5 khu bệnh xá quân - dân y kết hợp 2.000m2/bệnh xá, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2002.
- Hoàn thành và bàn giao 2 tuyến đường giao thông nông thôn Nà Khoa - Nà Hỳ và Vàng Lếch - Nà Khoa - Nậm Nhừ 1 dài 45 km tổng giá trị khối lượng hoàn thành là 45 tỷ đồng.
- Hoàn thành tuyến đường giao thông nông thôn Vàng Lếch - Bản Mới dài 11,345km bàn giao cho địa phương tháng 1/2005 giá trị 18.5 tỷ đồng. Đang triển khai xây dựng 4 tuyến đường dân sinh với tổng chiều dài 27 km giá trị là 7,45 tỷ đồng. Ngoài ra đã xây dựng được 1 công trình cấp nước sạch, 1 công trình cấp điện sinh hoạt cho bộ đội và nhân dân bản Nậm Chim xã Si Pa Phìn, 4 công trình thuỷ lợi nhỏ, 1 cầu treo, triển khai xây dựng vườn ươm cây giống tại xã Mường Nhé với giá trị 426 triệu đồng [5].
+ Khu kinh tế - quốc phòng Sông Mã đã và đang triển khai xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ bộ đội và nhân dân trong vùng như: Triển khai xây dựng đường điện hạ thế Sốp Cộp - Mường; trạm biến áp 35 KV 5 cái với dự toán 4,3 tỷ đồng; xây dựng hồ bản Ban xã Mường Nhà với diện tích 17 ha, tuyến kênh dài 1km tưới được cho 330 ha lúa 2 vụ, cấp nước sinh hoạt cho 3.000 nhân khẩu, làm chậm lũ hạ du với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng đến tháng 4/2006 đã triển khai thực hiện được giá trị 3,5/15 tỷ đồng [5].
* Về phát triển sản xuất, giúp dân xoá đói, giảm nghèo
Sau khi ổn định vị trí đóng quân trên địa bàn, tuy lực lượng còn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm, song các đoàn kinh tế - quốc phòng đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống các thôn bản tham gia chương trình giúp dân xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống bằng các hình thức phù hợp: giúp dân làm đường dân sinh, đào mương dẫn nước, hướng dẫn nhân dân sản xuất, tổ chức giúp dân khai hoang ruộng nước, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển kha...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khu vực đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và bài học cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Luận văn Kinh tế 0
Y Ngành giấy Việt Nam đứng trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực Công nghệ thông tin 0
A Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu Á Công nghệ thông tin 0
T Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi n Công nghệ thông tin 0
C Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi n Công nghệ thông tin 0
L Trang bị điện hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép Đình Vũ, khu kinh tế Đình Vũ - Quận Hải An, Hải Công nghệ thông tin 0
T Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đ Luận văn Kinh tế 0
H Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách Thuế để hỗ trợ phát triển khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Na Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top