Arnaldo

New Member

Download miễn phí Luận văn Cảm hứng thời gian trong thơ thời Trần





Giống nhưbao thời đại khác, âm hưởng vút cao hào hùng của triều đại
nhà Trần dần dần cũng lắng dịu theo sựvận động của lịch sử. Từgiữa thời
Trần đã bắt đầu xuất hiện kiểu thời gian suy tư, hoài niệm mang tính chất triết
lí vềcuộc đời và thếsự. Đó là tiếng lòng của những nhà thơvừa ý thức rất rõ
trách nhiệm của người công dân tích cực cống hiến cho đất nước nhưng đồng
thời cũng nhận chân được sựphù du của công danh phú quí, sự đổi thay của
tình đời. Tiếng lòng ấy vẫn còn cái dưphong của một thời hào hùng nhưng
cũng chứa đựng những dựcảm vềsựsuy vong của triều đại. Đó cũng là thời
kì bắt đầu cho sựtựý thức bởi vì con người trong thơ đã không ngừng soi rọi
bản thân, không ngừng hoài niệm, tiếc nuối những gì đẹp đẽ, huy hoàng đã
qua đồng thời cảm nhận sâu sắc vềnhững biến động của cuộc đời, vềhạnh
phúc đích thực của đời người. Họlà chiếc cầu nối giữa hai thời kì của triều
Trần. Cho nên, vừa mới gặp họ đâu đó trong những vần thơ đầy cảm xúc hào
hùng, lại gặp họ ở đây với sựsuy tư, tiếc nuối. Họlà Trương Hán Siêu, là
Trần Minh Tông, là Phạm SưMạnh, Trần Quang Triều, là Phạm Mại, Nguyễn
Sưởng



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

òng thời gian chảy mãi trong thơ Tuệ Trung với sự nuối tiếc
nhẹ nhàng lan tỏa trong những vần thơ đầy cá tính. Thế nhưng, trên hết, vẫn
là một Tuệ Trung coi thường chuyện sống chết, nhìn thời gian trôi chảy mà
thấy yêu quí cuộc đời nhiều hơn, dẫu biết rằng nó ngắn ngủi, mong manh
nhưng vẫn có thể dành trọn khoảng ngắn ngủi ấy để trải nghiệm, thức tỉnh và
sống thật trọn vẹn. Thời gian đời người hiện lên trong thơ Tuệ Trung với
nhiều sắc thái khác nhau, là bóng ngựa qua kẽ vách, là mũi tên bay, là nước
trôi… nhưng thống nhất ở nhịp độ trôi chảy. Có thể nói thời gian là một mối
quan tâm thường trực trong thơ Tuệ Trung. Điều đó góp phần làm rõ hơn một
số phương diện quan trọng nơi con người ông: con người tự do tuyệt đối, con
người phóng túng mà không buông mình, con người hiểu rất rõ giá trị của
thời gian đồng thời cũng là con người yêu mến cuộc sống thiết tha hơn ai hết.
Không buồn chán, thất vọng khi thấy được sự ngắn ngủi của thời gian đời
người, nhà thơ biết nâng niu trân trọng từng giây từng phút được sống trong
cuộc đời.
Trần Thánh Tông từng được biết đến với những vần thơ về thời gian
thực tại đắm say. Nhưng đối với ông, sự ngắn ngủi của kiếp người cũng là
một lẽ thường tình, đương nhiên. Nhà thơ quan niệm về chuyện sống chết hết
sức nhẹ nhàng, bình thản:
Sinh như trước sam,
Tử như thoát khố.
(Sống như mặc áo,
Chết như trút bỏ quần ra.)
(Sinh tử)
Tưởng rằng, một con người yêu giây phút thực tại đầy thú vị kia ắt sẽ
sợ cái chết, sợ tuổi già. Nhưng không phải thế. Tuy không nói nhiều về
chuyện sống chết song rõ ràng, hai câu thơ ngắn ngủi trên vẫn đủ sức hé lộ
một tâm hồn lạc quan, một ánh nhìn tươi sáng về cuộc đời. Sống chết bình
thường như cơm ăn áo mặc hàng ngày. Cái chết nhẹ nhàng như người ta vừa
trút bỏ một gánh nặng sau khi đã sống thật ý nghĩa. Cũng với một quan niệm
tích cực như thế, Trần Nhân Tông nhìn thấu bản chất hư ảo và mong manh
của cuộc đời nhưng bản thân ông vẫn có được tâm thái tự do, an nhiên:
Tục đa biến thái vân thương cẩu.
(Thói đời nhiều thay đổi như mây trắng hóa chó xanh.)
Nhưng:
Tá dư niệm liễu tổng hưu hưu.
(Mọi điều suy nghĩ đều cho qua đi hết.)
(Đại Lãm Thần Quang tự)
Đến Huyền Quang, dù viết rất nhiều vần thơ nồng ấm về tình đời, tình
người nhưng trong thơ ông vẫn không tránh khỏi tiếng thở dài khi chứng kiến
sự trôi chảy nghiệt ngã của thời gian, sự bất lực của con người:
Bách tuế quang âm nhiễn chỉ trung.
(Trăm năm bóng quang âm chỉ trong nháy mắt.)
(Quá Vạn Kiếp)
Phú quý phù vân trì vị đáo,
Quang âm lưu thủy cấp tương thôi.
(Giàu sang như mây nổi, chậm chạp chưa đến,
Quang âm như nước chảy, hối hả giục qua mau.)
(Tặng sĩ đồ tử đệ)
Tuy nhiên, đó không phải là tiếng thở dài bi quan, chán nản và nó cũng
không phải là âm hưởng chủ đạo trong sáng tác của ông. Người ta nhớ về
Huyền Quang với một phong cách thơ Thiền khá đặc biệt của thời đại nhà
Trần có khả năng bộc lộ “mọi cung bậc của tâm trạng mình. Có vui, có buồn,
có day dứt và yên tĩnh, vừa chối bỏ cũng vừa gắn bó biết bao nhiêu với cuộc
đời nhiêu khê đầy cát bụi” [70, tr.77]. Thế nên, nhìn thời gian trôi nhanh
trong dòng chảy vô thủy vô chung, Huyền Quang ắt cũng không tránh khỏi
chút xót xa, chút ngậm ngùi, dù rất nhẹ.
Có lẽ, chính quan niệm như thế đã góp phần tạo nên một thời đại thật
đặc biệt trong lịch sử dân tộc với những con người đặc biệt – những con
người luôn làm tròn trách nhiệm với dân với nước nhưng biết dành riêng cho
mình một khoảng trời tự do; những con người yêu cuộc sống tha thiết lại coi
thường chuyện sống chết, được mất ở đời. Bao trùm lên trên hết là tư tưởng
nhân văn tích cực của một thời đại anh hùng. Tư tưởng ấy khiến họ không bị
vướng vào vòng công danh phú quý nghiệt ngã. Tư tưởng ấy khiến họ khoác
áo đi tu mà vẫn yêu cuộc sống, giản dị nhưng không đơn điệu, nhàm chán.
Dòng thời gian vô thủy vô chung còn chảy mãi không thôi, nhưng thời đại
nhà Trần với một cái nhìn đạt quan về thời gian và cuộc sống đã một đi không
trở lại. Tuy thế, vẫn mãi tươi mới những vần thơ đầy sức sống của những tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế. Đó là điều còn lại đáng kể nhất của thơ Thiền nói riêng
và thơ ca đời Trần nói chung.
Chương 3:
CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THẾ TỤC ĐỜI TRẦN
3.1.Thời gian bất tử trong cảm hứng về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng
Thời gian vẫn trôi chảy, thời gian cũng xóa nhòa đi nhiều thứ trong
cuộc đời một con người. Thế nhưng, có những lúc, thời gian dường như tỏ ra
bất lực. Bởi vì, có những điểm sáng trong quá khứ vẫn mãi lung linh ở thời
hiện tại, hứa hẹn cũng sẽ tỏa sáng ở tương lai. Nó không phải là kiểu thời gian
bất tử với màu sắc bình đạm lặng lẽ của thơ Thiền. Nó mang đậm hương vị
say mê hào hứng với một tinh thần nhập thế tích cực. Đó chính là kiểu thời
gian bất tử trong cảm hứng về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng.
Không phải ngẫu nhiên mà cảm thức về kiểu thời gian lịch sử này trở
nên hết sức phổ biến trong thơ ca trung đại Việt Nam. Nó nằm trong hệ thống
cảm thức về thế giới của con người trung đại. Đó là xu hướng tập cổ, trọng
cổ. Họ biết ơn và trân trọng những gì cha ông đã đổ xương máu để kiến tạo.
Họ nhìn vào những sự kiện trọng đại với một niềm ngưỡng vọng chân thành.
Thế nên, với những sự kiện có ý nghĩa trọng đại, họ có xu hướng bất tử hóa
để nó mãi mãi trường tồn với non sông đất nước. Bởi vậy, những vần thơ về
kiểu thời gian như thế luôn tươi mới, tươi mới trong cái hào hùng sảng khoái,
tươi mới trong cảm giác tự hào tràn trề. Một nhân vật trọng yếu của thời Trần
là Trần Quang Khải, người đã cùng với Trần Quốc Tuấn làm nên những chiến
công hiển hách của công cuộc chống ngoại xâm vĩ đại. Ông được xem là một
tác gia tiêu biểu thời thịnh Trần với những vần thơ thể hiện tinh thần yêu
nước nồng nàn và sự gắn bó tha thiết với con người và tạo vật. Và trong thơ
ông, ta cũng gặp dòng thời gian chở đầy những chiến công, chở đầy niềm tự
hào. Trên bước đường phò giá vua về kinh, ông đã suy nghĩ về thời khắc ghi
dấu chiến công như thế này:
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình đương trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
(Bến Chương Dương cướp giáo giặc,
Cửa Hàm Tử bắt quân Hồ.
Buổi thái bình nên dốc toàn bộ sức lực,
Thì non sông muôn đời dài lâu.)
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Hai thời điểm ghi dấu chiến công ấy được tác giả khái quát bằng hình
ảnh đoạt sóc (cướp giáo giặc) và cầm Hồ (bắt quân Hồ). Bên cạnh đó, câu thơ
còn thể hiện niềm khát khao cháy bỏng chính đáng của nhà thơ qua hình ảnh
cuối cùng trong bài thơ. Vì âm hưởng của chiến thắng có một sự lan tỏa vượt
không gian nên đồng thời nó cũng có một khả năng soi chiếu những dấu ấn
của nó tới tương lai. Hai chiến công...
 

ladydiemkieu85

New Member

Download miễn phí Luận văn Cảm hứng thời gian trong thơ thời Trần





Giống nhưbao thời đại khác, âm hưởng vút cao hào hùng của triều đại
nhà Trần dần dần cũng lắng dịu theo sựvận động của lịch sử. Từgiữa thời
Trần đã bắt đầu xuất hiện kiểu thời gian suy tư, hoài niệm mang tính chất triết
lí vềcuộc đời và thếsự. Đó là tiếng lòng của những nhà thơvừa ý thức rất rõ
trách nhiệm của người công dân tích cực cống hiến cho đất nước nhưng đồng
thời cũng nhận chân được sựphù du của công danh phú quí, sự đổi thay của
tình đời. Tiếng lòng ấy vẫn còn cái dưphong của một thời hào hùng nhưng
cũng chứa đựng những dựcảm vềsựsuy vong của triều đại. Đó cũng là thời
kì bắt đầu cho sựtựý thức bởi vì con người trong thơ đã không ngừng soi rọi
bản thân, không ngừng hoài niệm, tiếc nuối những gì đẹp đẽ, huy hoàng đã
qua đồng thời cảm nhận sâu sắc vềnhững biến động của cuộc đời, vềhạnh
phúc đích thực của đời người. Họlà chiếc cầu nối giữa hai thời kì của triều
Trần. Cho nên, vừa mới gặp họ đâu đó trong những vần thơ đầy cảm xúc hào
hùng, lại gặp họ ở đây với sựsuy tư, tiếc nuối. Họlà Trương Hán Siêu, là
Trần Minh Tông, là Phạm SưMạnh, Trần Quang Triều, là Phạm Mại, Nguyễn
Sưởng


http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_cam_hung_thoi_gian_trong_tho_thoi_tran.wlvCBDO5XV.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57400/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

òng thời gian chảy mãi trong thơ Tuệ Trung với sự nuối tiếc
nhẹ nhàng lan tỏa trong những vần thơ đầy cá tính. Thế nhưng, trên hết, vẫn
là một Tuệ Trung coi thường chuyện sống chết, nhìn thời gian trôi chảy mà
thấy yêu quí cuộc đời nhiều hơn, dẫu biết rằng nó ngắn ngủi, mong manh
nhưng vẫn có thể dành trọn khoảng ngắn ngủi ấy để trải nghiệm, thức tỉnh và
sống thật trọn vẹn. Thời gian đời người hiện lên trong thơ Tuệ Trung với
nhiều sắc thái khác nhau, là bóng ngựa qua kẽ vách, là mũi tên bay, là nước
trôi… nhưng thống nhất ở nhịp độ trôi chảy. Có thể nói thời gian là một mối
quan tâm thường trực trong thơ Tuệ Trung. Điều đó góp phần làm rõ hơn một
số phương diện quan trọng nơi con người ông: con người tự do tuyệt đối, con
người phóng túng mà không buông mình, con người hiểu rất rõ giá trị của
thời gian đồng thời cũng là con người yêu mến cuộc sống thiết tha hơn ai hết.
Không buồn chán, thất vọng khi thấy được sự ngắn ngủi của thời gian đời
người, nhà thơ biết nâng niu trân trọng từng giây từng phút được sống trong
cuộc đời.
Trần Thánh Tông từng được biết đến với những vần thơ về thời gian
thực tại đắm say. Nhưng đối với ông, sự ngắn ngủi của kiếp người cũng là
một lẽ thường tình, đương nhiên. Nhà thơ quan niệm về chuyện sống chết hết
sức nhẹ nhàng, bình thản:
Sinh như trước sam,
Tử như thoát khố.
(Sống như mặc áo,
Chết như trút bỏ quần ra.)
(Sinh tử)
Tưởng rằng, một con người yêu giây phút thực tại đầy thú vị kia ắt sẽ
sợ cái chết, sợ tuổi già. Nhưng không phải thế. Tuy không nói nhiều về
chuyện sống chết song rõ ràng, hai câu thơ ngắn ngủi trên vẫn đủ sức hé lộ
một tâm hồn lạc quan, một ánh nhìn tươi sáng về cuộc đời. Sống chết bình
thường như cơm ăn áo mặc hàng ngày. Cái chết nhẹ nhàng như người ta vừa
trút bỏ một gánh nặng sau khi đã sống thật ý nghĩa. Cũng với một quan niệm
tích cực như thế, Trần Nhân Tông nhìn thấu bản chất hư ảo và mong manh
của cuộc đời nhưng bản thân ông vẫn có được tâm thái tự do, an nhiên:
Tục đa biến thái vân thương cẩu.
(Thói đời nhiều thay đổi như mây trắng hóa chó xanh.)
Nhưng:
Tá dư niệm liễu tổng hưu hưu.
(Mọi điều suy nghĩ đều cho qua đi hết.)
(Đại Lãm Thần Quang tự)
Đến Huyền Quang, dù viết rất nhiều vần thơ nồng ấm về tình đời, tình
người nhưng trong thơ ông vẫn không tránh khỏi tiếng thở dài khi chứng kiến
sự trôi chảy nghiệt ngã của thời gian, sự bất lực của con người:
Bách tuế quang âm nhiễn chỉ trung.
(Trăm năm bóng quang âm chỉ trong nháy mắt.)
(Quá Vạn Kiếp)
Phú quý phù vân trì vị đáo,
Quang âm lưu thủy cấp tương thôi.
(Giàu sang như mây nổi, chậm chạp chưa đến,
Quang âm như nước chảy, hối hả giục qua mau.)
(Tặng sĩ đồ tử đệ)
Tuy nhiên, đó không phải là tiếng thở dài bi quan, chán nản và nó cũng
không phải là âm hưởng chủ đạo trong sáng tác của ông. Người ta nhớ về
Huyền Quang với một phong cách thơ Thiền khá đặc biệt của thời đại nhà
Trần có khả năng bộc lộ “mọi cung bậc của tâm trạng mình. Có vui, có buồn,
có day dứt và yên tĩnh, vừa chối bỏ cũng vừa gắn bó biết bao nhiêu với cuộc
đời nhiêu khê đầy cát bụi” [70, tr.77]. Thế nên, nhìn thời gian trôi nhanh
trong dòng chảy vô thủy vô chung, Huyền Quang ắt cũng không tránh khỏi
chút xót xa, chút ngậm ngùi, dù rất nhẹ.
Có lẽ, chính quan niệm như thế đã góp phần tạo nên một thời đại thật
đặc biệt trong lịch sử dân tộc với những con người đặc biệt – những con
người luôn làm tròn trách nhiệm với dân với nước nhưng biết dành riêng cho
mình một khoảng trời tự do; những con người yêu cuộc sống tha thiết lại coi
thường chuyện sống chết, được mất ở đời. Bao trùm lên trên hết là tư tưởng
nhân văn tích cực của một thời đại anh hùng. Tư tưởng ấy khiến họ không bị
vướng vào vòng công danh phú quý nghiệt ngã. Tư tưởng ấy khiến họ khoác
áo đi tu mà vẫn yêu cuộc sống, giản dị nhưng không đơn điệu, nhàm chán.
Dòng thời gian vô thủy vô chung còn chảy mãi không thôi, nhưng thời đại
nhà Trần với một cái nhìn đạt quan về thời gian và cuộc sống đã một đi không
trở lại. Tuy thế, vẫn mãi tươi mới những vần thơ đầy sức sống của những tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế. Đó là điều còn lại đáng kể nhất của thơ Thiền nói riêng
và thơ ca đời Trần nói chung.
Chương 3:
CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THẾ TỤC ĐỜI TRẦN
3.1.Thời gian bất tử trong cảm hứng về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng
Thời gian vẫn trôi chảy, thời gian cũng xóa nhòa đi nhiều thứ trong
cuộc đời một con người. Thế nhưng, có những lúc, thời gian dường như tỏ ra
bất lực. Bởi vì, có những điểm sáng trong quá khứ vẫn mãi lung linh ở thời
hiện tại, hứa hẹn cũng sẽ tỏa sáng ở tương lai. Nó không phải là kiểu thời gian
bất tử với màu sắc bình đạm lặng lẽ của thơ Thiền. Nó mang đậm hương vị
say mê hào hứng với một tinh thần nhập thế tích cực. Đó chính là kiểu thời
gian bất tử trong cảm hứng về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng.
Không phải ngẫu nhiên mà cảm thức về kiểu thời gian lịch sử này trở
nên hết sức phổ biến trong thơ ca trung đại Việt Nam. Nó nằm trong hệ thống
cảm thức về thế giới của con người trung đại. Đó là xu hướng tập cổ, trọng
cổ. Họ biết ơn và trân trọng những gì cha ông đã đổ xương máu để kiến tạo.
Họ nhìn vào những sự kiện trọng đại với một niềm ngưỡng vọng chân thành.
Thế nên, với những sự kiện có ý nghĩa trọng đại, họ có xu hướng bất tử hóa
để nó mãi mãi trường tồn với non sông đất nước. Bởi vậy, những vần thơ về
kiểu thời gian như thế luôn tươi mới, tươi mới trong cái hào hùng sảng khoái,
tươi mới trong cảm giác tự hào tràn trề. Một nhân vật trọng yếu của thời Trần
là Trần Quang Khải, người đã cùng với Trần Quốc Tuấn làm nên những chiến
công hiển hách của công cuộc chống ngoại xâm vĩ đại. Ông được xem là một
tác gia tiêu biểu thời thịnh Trần với những vần thơ thể hiện tinh thần yêu
nước nồng nàn và sự gắn bó tha thiết với con người và tạo vật. Và trong thơ
ông, ta cũng gặp dòng thời gian chở đầy những chiến công, chở đầy niềm tự
hào. Trên bước đường phò giá vua về kinh, ông đã suy nghĩ về thời khắc ghi
dấu chiến công như thế này:
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình đương trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
(Bến Chương Dương cướp giáo giặc,
Cửa Hàm Tử bắt quân Hồ.
Buổi thái bình nên dốc toàn bộ sức lực,
Thì non sông muôn đời dài lâu.)
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Hai thời điểm ghi dấu chiến công ấy được tác giả khái quát bằng hình
ảnh đoạt sóc (cướp giáo giặc) và cầm Hồ (bắt quân Hồ). Bên cạnh đó, câu thơ
còn thể hiện niềm khát khao cháy bỏng chính đáng của nhà thơ qua hình ảnh
cuối cùng trong bài thơ. Vì âm hưởng của chiến thắng có một sự lan tỏa vượt
không gian nên đồng thời nó cũng có một khả năng soi chiếu những dấu ấn
của nó tới tương lai. Hai chiến công...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top