Michele

New Member

Download miễn phí Đề tài Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 0-6 tuổi





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ 3
1.1. Các học thuyết về phát triển ngôn ngữ. 3
1.1.1. Quan điểm học hỏi: 3
1.1.2. Quan điểm tự nhiên. 3
1.1.3. Quan điểm tương tác. 4
1.1.4. Quan điểm về sự phát triển ngôn ngữ trẻ em của Vưgôtxki. 5
1.2. Định nghĩa ngôn ngữ. 5
1.3. Các bộ phận của ngôn ngữ. 6
1.3.1. Âm vị: 6
1.3.2. Cú pháp: 6
1.3.3. Ngữ nghĩa: 7
1.4. Các chức năng của ngôn ngữ. 7
1.4.1. Chức năng chỉ nghĩa: 7
1.4.2. Chức năng thông báo. 7
1.4.3. Chức năng khái quát hoá. 7
II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ 0 - 6 TUỔI. 8
2.1. Tuổi sơ sinh: (0 - 2 tháng) 8
2.2. Tuổi hài nhi (2 - 12 tháng tuổi). 8
2.3. Tuổi vườn trẻ (1-3 tuổi).(còn gọi là tuổi ấu nhi) 12
2.3.1. Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn. 13
2.3.2. Hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của trẻ. 14
2.4. Thời kì mẫu giáo (3- 6 tuổi) 18
2.4.1. Nắm vững ngôn ngữ và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ 20
2.4.2. Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp 21
2.4.3. Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc. 22
III. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ CÂM ĐIẾC. 26
KẾT LUẬN. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

am”.
Chức năng này của ngôn ngữ còn gọi là chức năng giao tiếp.
1.4.3. Chức năng khái quát hoá.
Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ, mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tượng có thuộc tính chung bản chất. Ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.
Có thể nói, nhờ có ngôn ngữ, các chức năng tâm lý người, từ những chức năng đơn giản nhất (cảm giác, tri giác…) đến những chức năng phức tạp nhất (tư duy, tưởng tượng…) đều được cải tổ, biến đổi về chất, làm cho đời sống tâm lí con người cao hơn hẳn đời sống tâm lý con vật.
Do đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ được coi là mặt phát triển quan trọng nhất trong thời thơ ấu.
II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ 0 - 6 TUỔI.
2.1. Tuổi sơ sinh: (0 - 2 tháng)
Tuổi sơ sinh bắt đầu cuộc sống của mình bằng tiếng hét mà những ngày đầu mang tính chất phản xạ không điều kiện. Tiếng hét ban đầu là kết quả sự co thắt của khe dọc, sự thắt cơ kèm theo những phản xạ hô hấp đầu tiên. Một số nhà bác học cho rằng, tiếng hét cũng là sự biểu hiện của cảm xúc tiêu cực. Sự thắt cơ gây ra cảm giác khó thở. Hay trẻ có những khuôn mẫu kêu và khóc khác nhau để báo đói, đau và khó chịu (Nguyễn Văn Đồng - 2004).
Thực ra những trường hợp này không thể phân biệt được phản ứng cơ và thái độ cảm xúc vì trẻ sơ sinh vẫn chưa có một kinh nghiệm sống nào cả. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, ngay từ những ngày đầu của cuộc sống, đứa trẻ đáp lại những cảm giác khó chịu gắn liền với nhu cầu ăn, ngủ, mặc ấm bằng tiếng hét: trẻ hét khi đói, tã ướt…
Khi được giáo dục bình thường, tiếng hét “oa, oa” của trẻ sơ sinh chuyển dần dần thành sự biểu hiện ít mạnh mẽ của cảm xúc tiêu cực tiếng khóc (Mukhina, 1980).
2.2. Tuổi hài nhi (2 - 12 tháng tuổi).
Là một sinh vật còn bất lực, cuộc sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Người lớn cho ăn no, mặc ấm, người lớn tạo ra những ấn tượng ban đầu… Do đó, giao tiếp với người lớn là nhu cầu đầu tiên, bức thiết của trẻ em tuổi này mà thiếu nó đứa trẻ không tồn tại và phát triển được.
Nhu cầu giao tiếp tạo ta cơ sở cho sự xuất hiện sự bắt chước những âm thanh trong ngôn ngữ con người. Đứa trẻ sớm bắt đầu yên lặng, lắng nghe khi người lớn nói với nó. Sau 3 tháng, nếu đứa trẻ có thể trọng tốt, nó luôn luôn phát ra các âm thanh, phát ra tiếng kêu “gừ gừ”. Thường tiếng kêu này trở nên mạnh hơn nếu người lớn cúi xuống bên cạnh đứa trẻ.
Khi phát ra âm thanh, đứa trẻ cũng lắng nghe những âm thanh đó. Có khi nó bắt chước mình một cách rõ rệt: nó phát ra các âm thanh khá lâu, những âm thanh mà đầu tiên nó phát ra một cách ngẫu nhiên. Ít lâu sau đứa trẻ có thể bắt chước khác rõ nhịp điệu của các âm được phát ra. Chẳng hạn khi người ta đưa võng cho nó đồng thời lại ru “a.. a.. a ! a… a… a!” đứa trẻ tái tạo lại chính âm thanh đó đồng thời cả nhịp điệu của chúng nữa (âm thanh có thể có thể khác: “ư … ư… ư!” hay “o… o…o!”).
Cuộc trò chuyện giữa người lớn và trẻ hài nhi nhìn bề ngoài tưởng chừng như vô nghĩa. Nhưng hực ra, nó đã khêu gợi ở trẻ trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn, và bắt đầu có những phản ứng lại những sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn. Trẻ thường nhoẻn miệng cười khi nghe thấy những âm thanh vui vẻ và thường mếu máo khi nghe những âm thanh dữ tợn, như mắng mỏ hay quát tháo.
Càng về cuối năm, đứa trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn hơn bằng những âm bập bẹ của mình. Nếu được người lớn đáp ứng thì đứa trẻ lại càng thích thú phát ra nhiều âm thanh bập bẹ hơn. Âm bập bẹ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Trong tiếng bập bẹ, trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị cho việc học nói.
Sự thông hiểu lời nói của đứa trẻ đầu tiên xuất hiện trên cơ sở tri giác nhìn và nghe. Quá trình dạy trẻ thông hiểu lời nói thường diễn ra như sau: người lớn hỏi trẻ “cái gì đây?”, “ở đâu?”, “bố đâu?”, “mẹ đâu?”… những câu hỏi đó gây ra ở trẻ phản ứng định hướng cho trẻ nhìn thấy, sau đó cần lặp đi lặp lại nhiều làn quá trình đó, kết quả là hình thành được mối liên hệ giữa các âm thanh trong câu hỏi và đối tượng mà người lớn chỉ cho.
Lúc đầu trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ cũng tức là quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ. Chẳng hạn, khi người lớn nói với trẻ câu: “Lại đây với bác!” với ngữ điệu nặng nề, nghe như giận dữ thì đứa trẻ tỏ ra sợ hãi, mếu máo hay là khóc. Nhưng vẫn cân “Lại đây với bác!” mà lại nói với trẻ bằng ngữ điệu trìu mến, âu yếm thì đứa trẻ sẽ nhoẻn miệng cười và đưa tay ra.
Một thí dụ khác: đưa cho trẻ một bức tranh có chó sói và dê, người lớn cố tình nói bằng một giọng thô bạo: “Đây là chó sói”. Bằng một giọng êm dịu hơn: “Con dê con”. Sau đó người lớn bằng cùng một giọng: “chó sói đâu?” - trẻ chỉ đúng. “Dê con đâu?” cũng chỉ đúng. Người lớn thay đổi ngữ điệu, câu hỏi về chó sói được nói lên bằng một giọng mà trước đây người lớn nói về dê con. Trẻ chỉ con dê. Và khi hỏi về con dê cũng bằng giọng như thế, trẻ chỉ vào con dê. Người lớn hỏi về con dê bằng giọng thô bạo.Trẻ chỉ vào con sói.
Đến cuối tuổi hài nhi, đã xuất hiện mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính đối tượng, mối liên hệ thể hiện ở sự tìm đối tượng và tìm kiếm đối tượng. Đó cũng là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ. Lúc này trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi.
Nhưng điều quan trọng đối với trẻ không phải là việc tìm kiếm đúng đối tượng, mà quan trọng là sự tìm kiếm đó cốt là để giao tiếp với người lớn. Cứ mỗi lần được người lớn khích lệ thì đứa trẻ hết sức vui mừng, làm thoả mãn nhu cầu giao tiếp.
Cuối tuổi này, ở đứa trẻ đã có thể xuất hiện cả phản ứng ngôn ngữ để đáp lại lời nói của người lớn. Chẳng hạn, để đáp lại câu hỏi “Bố đâu?”, thông thường hơn cả là đứa trẻ quay đầu về phía bố và bập bẹ một cách vui sướng: “Bố ! Bố!”.
Thông thường, trẻ có thể nói được từ 4 đến 15 từ. Những trẻ trai thường “ít mồm” hơn. Vốn từ thụ đọng phong phú hơn nhiều. Đó là những tên gọi của đa số cá đồ chơi, bát đĩa, quần áo, đó là những mệnh lệnh thuộc loại “đưa đây”, “không được”, “lại đây nào”… Hay đó là những từ phân loại những người xung quanh theo một cách nhất định: mẹ, bố, bà, em, cô, chú…
Cùng với sự bắt đầu thông hiểu lời nói của người lớn và với việc sử dụng những từ đầu tiên, bản thân đứa trẻ cũng hướng về người lớn để đòi hỏi họ giao tiếp với mình, để đòi hỏi biết những tên gọi của những đồ vật ngày càng mới.
Như vậy, đến cuối tuổi hài nhi, sự lĩnh hội ngôn ngữ đã có tính chất tích cực và trở thành một trong những ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Sự tồn tại và phát triển của khách hàng chính là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối c Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top