maanhlam

New Member
Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu sản xuất khoai lang tím sấy bằng phương pháp sấy thăng hoa


MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Tổng quan tài liệu 5
1.1. Nguyên liệu 5
1.2. Thành phần hoá học của nguyên liệu 7
1.3. Công nghệ sấy nông sản 8
1.3.1. Các tính chất hoá lý và công nghệ sấy nông sản 8
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm sấy 10
1.4. Phương pháp sấy thăng hoa và ý nghĩa của nó trong công nghiệp thực
phẩm 12
1.4.1. Giới thiệu về phương pháp sấy thăng hoa 12
1.4.2. Các giai đoạn của sấy thăng hoa 13
1.4.3. Tốc độ truyền nhiệt 14
1.4.4. Tốc độ truyền khối 15
1.4.5. Thiết bị sấy thăng hoa 16
1.4.5.1. Phân loại thiết bị sấy thăng hoa 16
1.4.5.2. Nguyên tắc làm việc 16
1.4.6. Ảnh hưởng của quá trình sấy thăng hoa đến chất lượng sản phẩm 19
1.4.7. Những biến đổi chính trong quá trình sấy thăng hoa 19
1.4.8. Tình hình nghiên cứu ứng dụng sấy thăng hoa trong thực phẩm và
các sản phẩm từ khoai lang tím 19
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Nguyên liệu 24
2.1.2. Hoá chất 24
2.1.3. Thiết bị 24
2.1.4. Bao bì để bao gói sản phẩm 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Phương pháp vật lý 26
2.2.2. Phương pháp hoá sinh 26
2.2.3. Phương pháp hóa phân tích máy (xác định hàm lượng các kim loại
nặng) 31
2.2.4. Phương pháp cảm quan 33
2.2.5. Phương pháp toán học 33
Chương III: Kết quả và thảo luận 35
3.1. Xác định thành phần hóa học của khoai lang tím 35
3.1.1. Xác định độ ẩm 35
3.1.2. Xác định anthocyanin bằng phương pháp pH vi sai 35
3.1.3. Xác định protit bằng phương pháp Kjeldahl 36
3.1.4. Xác định gluxit tổng, đường, tinh bột bằng phương pháp Bertrand 37
3.1.5. Xác định hàm lượng lipit bằng phương pháp Soxlhet 38
3.1.6. Xác định hàm lượng xơ 38
3.1.7. Xác định hàm lượng các kim loại nặng 39
3.2. Nghiên cứu sản xuất khoai lang tím sấy bằng phương pháp sấy thăng
hoa 40
3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn quá trình xử lý nguyên liệu trước khi sấy
thăng hoa 40
3.2.1.1. Quy trình 1 41
3.2.1.2. Quy trình 2 42
3.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy thăng hoa khoai
lang tím 44
3.2.2.1. Chọn yếu tố ảnh hưởng và hàm mục tiêu 44
3.2.2.2. Các bước thực hiện bài toán quy hoạch 45
3.2.3. Tối ưu hóa các điều kiện công nghệ sấy thăng hoa khoai lang tím 52
3.2.3.1. Tối ưu hóa các điều kiện công nghệ để sản phẩm có độ ẩm nhỏ
nhất và hàm lượng anthocyanin lớn nhất 52
3.2.3.2. Tối ưu hóa hàm đa mục tiêu bằng phương pháp thoát ly khỏi
vùng cấm 54
3.2.4. Thực nghiệm kiểm chứng 55
3.2.5. Đánh giá cảm quan 56
3.2.6. Đề xuất qui trình công nghệ sản xuất khoai lang tím sấy bằng phương
pháp sấy thăng hoa ở quy mô pilot 57
Kết luận 60
Hướng phát triển đề tài 61
Tài liệu tham khảo 62
Phụ lục

Kỹ thuật sấy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp và đời sống. Trong quy trình công nghệ của rất nhiều sản phẩm đều có công đoạn sấy khô để bảo quản dài ngày. Công nghệ này ngày càng phát triển trong ngành hải sản, rau quả và các thực phẩm khác.
Sấy thăng hoa là quá trình tách ẩm ra khỏi vật sấy bằng sự thăng hoa của nước. Quá trình thăng hoa là quá trình chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi. Ở điều kiện bình thường, ẩm trong thực phẩm ở dạng lỏng nên để thăng hoa chúng cần được chuyển sang thể rắn bằng phương pháp lạnh đông. Chính vì vậy nên còn gọi là phương pháp sấy lạnh đông (Freeze Drying hay Lyophilization). Đây là một trong những phương pháp sấy cho chất lượng sản phẩm tốt nhất. Sản phẩm sấy thăng hoa lưu lại rất tốt các đặc tính cảm quan, chất dinh dưỡng và thời gian bảo quản dài lâu khi được bao gói đúng cách. Vì do giá thành đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao nên từ trước đến nay việc áp dụng công nghệ sấy thăng hoa vào sản xuất ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia thương mại cho rằng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau, quả nhiệt đới, và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không hạn chế. Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn những yếu điểm mà điển hình là sản xuất phân tán, năng suất thấp, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫn nhau giữa VN và các thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, theo các chuyên gia, phải xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao, phát triển công nghệ bảo quản rau quả tươi, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công suất 10.000 - 50.000 tấn/năm đối với các vùng sản xuất lớn, phát triển các nhà máy công suất 1.000 - 2.000 tấn/năm với thiết bị chủ yếu do trong nước chế tạo. Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá các sản phẩm chế biến như: bột quả, nước quả cô đặc, quả ngâm đường, sấy khô, sấy thăng hoa, mứt quả... nhằm tăng tỷ lệ chế biến rau quả từ 10% hiện nay lên 20% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020 [24].
Những năm gần đây, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Ngoài nhu cầu trong nước chúng ta đã xuất khẩu nông sản và chế phẩm của nó đóng góp không nhỏ vào thu nhập quốc dân của cả nước. Nguồn nguyên liệu rau củ ở nước ta rất phong phú và rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Khoai lang tím là một ví dụ. Đây là một giống khoai lang có nguồn gốc từ Nhật Bản mới được nhập về trồng ở nước ta và đã cho kết quả rất khả quan, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Trong khoai lang tím có chứa anthocyanin, đây là một chất màu không những tạo ra màu sắc đẹp mà còn có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của con người.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày một nâng cao, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển đổi đáng kể. Trước sức ép cạnh tranh lớn và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất khắt khe một khi đã hòa nhập với thế giới thì ngành công nghiệp sản xuất nói chung và ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm nói riêng buộc phải đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xuất khẩu.
Với tất cả những lý do trên cùng mong muốn giải quyết đầu ra cho ngành nông nghiệp, tăng giá trị sử dụng của khoai lang tím, tìm hiểu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất thực phẩm hiện đại của thế giới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình là: “Nghiên cứu sản xuất khoai lang tím sấy bằng phương pháp sấy thăng hoa”.

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguyên liệu:
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Lamk là một loại thực phẩm gần gũi với người dân Việt. Khoai lang là loại cây sống nhiều năm, thân có nhựa mủ. Lá khoai lang là một loại rau dân dã rất ngon, lại mát và bổ. Củ và rau khoai lang còn là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi còn gọi nó là “sâm nam”. Theo Đông y, củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Rau lang tính bình, vị ngọt, dùng chữa tì hư, kém ăn, thận âm bất túc. Ngọn khoai lang luộc hay xào với tỏi là một món ăn ngon, có nhiều vitamin và chất khoáng, giàu chất xơ… Các nhà khoa học đã chứng minh rằng chất xơ trong thực phẩm có tác dụng hạn chế hấp thu cholesteron trong ruột vào máu, hạn chế tỉ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng. Theo Tây y, khoai lang có chủng loại các chất dinh dưỡng tương đối nhiều. Thành phần chủ yếu là carbonhydrate tinh bột, dễ được cơ thể tiêu hoá, hấp thu và tận dụng. Khoai lang có chứa nhiều nucoprotein, có khả năng cản trở cholesteron lắng đọng trên thành mạch, tránh xơ cứng động mạch, đồng thời giữ được tính đàn hồi của mạch máu, lại còn có thể tránh teo mô liên kết trong gan, thận… Trong khoai lang chứa một số chất đặc thù phòng bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú. Khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, tránh bị táo bón [19].
Khoai lang tím là một loại khoai lang được nghiên cứu đưa vào sản xuất bởi Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Nhật Bản có tên là Okinawan. Đây là một nguồn chất màu tím tốt và ổn định vì nó có sản lượng lớn với hàm lượng anthocyanin cao [16].
Trong khoai lang tím có chứa anthocyanin đây là một hợp chất thuộc nhóm flavonoid. Anthocyanin là chất màu tự nhiên có nhiều tính chất, tác dụng quý báu, bởi vậy nó được sử dụng ngày càng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm cũng như trong y học. Trong sản xuất thực phẩm cùng với các chất màu tự nhiên khác như carotenoid, clorofil, anthocyanin giúp sản phẩm hồi phục lại màu tự nhiên ban đầu, tạo ra màu sắc hấp dẫn cho mỗi sản phẩm.

Đồng thời do có khả năng kháng oxy hóa nên chúng còn được dùng để làm bền chất béo. Trong y học tác dụng của anthocyanin rất đa dạng nên được ứng dụng rộng rãi: do khả năng làm giảm tính thấm thành mạch và thành tế bào nên được sử dùng trong trường hợp chảy máu, hay có nguy cơ chảy máu, do có khả năng chống oxy hóa nên được sử dụng để chống lão hóa, hạn chế sự giảm sức đề kháng do sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, nhờ có tác dụng chống tia phóng xạ nên có thể hỗ trợ cho cơ thể sống trong môi trường có những bức xạ điện từ.
Với nhiều đặc thù quý báu anthocyanin còn được dùng để chống dị ứng, viêm loét do nguyên nhân nội sinh hay ngoại sinh, kháng nhiều loại vi khuẩn khó tiêu diệt, tăng chức năng chống độc của gan, ngăn ngừa sự nhiễm mỡ gan và hoại tử mô gan, điều hòa lượng cholesterol trong máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn xơ vữa động mạch, phục hồi trương lực tim, điều hòa nhịp tim và huyết áp, điều hòa chuyển hóa canxi, làm giảm đau do tác dụng co thắt cơ trơn, làm giảm các đám xuất huyết nhỏ trong bệnh tiểu đường. Ngoài ra anthocyanin còn có thể có nhiều ứng dụng khác do các phản ứng đa dạng của chúng trong các enzyme và các quá trình trao đổi chất khác nhau, chính vì vậy việc quan tâm đến thực phẩm giàu anthocyanin ngày càng được tăng cường vì nó có lợi cho sức khỏe con người [2].
Ở nước ta khoai lang tím chủ yếu được trồng ở Đà Lạt và một số tỉnh miền Nam như: An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang cho sản lượng khá lớn đem lại thu nhập ổn định cho nông dân ở các tỉnh này. Tuy nhiên đa số người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa có thói quen sử dụng khoai lang tím trong khẩu phần ăn hằng ngày một mặt vì nó chưa phổ biến trên thị trường và người tiêu dùng chưa biết được giá trị dinh dưỡng của khoai lang tím. Mặt khác khoai lang tím cũng chỉ có nhiều vào mùa vụ nhất định chứ không có quanh năm. Do vậy việc chọn khoai lang tím làm nguyên liệu trong đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm tăng giá trị sử dụng của khoai lang tím đồng thời tạo ra một sản phẩm thực phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Nghiên cứu công nghệ sấy thăng hoa
Nghiên cứu sản xuất khoai lang tím sấy bằng phương pháp sấy
Thiết kế hầm sấy thuốc lá
Tìm hiểu về thiết bị sấy phun
Công nghệ sấy gừng
Thiết kế phân xưởng sản xuất cá khô
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy thùng quay để sấy
sấy bằng dòng điện cao tần mọi chủ đề
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay làm việc xuôi chiều dùng
Các sản phẩm sấy từ rau trái
Công nghệ sản xuất bột trái cây
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu sản xuất khoai lang tím sấy bằng phương pháp sấy thăng hoa

Mới sửa link download cho bạn đó, xem đi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình phân lập và sản xuất sinh khối sợi nấm lim xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu khoa học: Hệ thống phân loại sản phẩm PLC Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ nấm linh chi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top