anvit_ihmv

New Member

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của một số giá thể trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dính bám





MỤC LỤC
Danh mục viết tắt iv
Danh mục hình v
Danh mục bảng vi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu – Đối tượng nghiên cứu đề tài 1
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP SINH HOC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sinh trưởng lơ lửng 3
2.1.1. Sinh trưởng lơ lửng - Bùn hoạt tính 3
2.1.2. Các công trình hiếu khí nhân tạo xử lý nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật 8
2.1.2.1 Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aeroten 8
a. Đặc điểm và nguyên lý làm việc của aeroten 8
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm
sạch nước thải của aeroten 9
c. Phân loại aeroten: Có nhiều cách phân loại aeroten 9
2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sinh trưởng dinh bám 12
2.2.1 Sinh trưởng dính bám (cố định hay gắn kết) – Màng sinh học 12
2.2.2 Các công trình hiếu khí nhân tạo dựa trên cơ sở sinh trưởng dính bám của vi sinh vật 14
2.2.2.1. Lọc sinh học (Biofilter) 14
2.2.2.2. Lọc sinh học có lớp vật liệu không ngập
trong nước (Lọc trong nước) 14
2.2.2.3. Lọc sinh học với lớp vật liệu ngập trong nước 18
2.2.2.4. Lọc sinh học với lớp vật liệu là các hạt cố định 19
2.2.2.4.1. Biofor 20
2.2.2.4.2. Biodrof 20
2.2.2.4.3. Oxiazur 21
2.2.2.4.4. Nitrazur 21
2.2.2.5. Đĩa quay sinh học RBC 21
2.3. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải 22
2.3.1. Vi khuẩn (Bacteria) 23
2.3.2. Virus và thực khuẩn thể 28
2.3.3. Vi nấm(Fungi) 29
2.3.4. Nấm men 30
2.3.5. Nấm móc 31
2.3.6. Tảo (Algae) 32
2.3.7. Nguyên sinh động vật (Protozoa) 33
2.4. Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phương pháp sinh trưởng dính bám
trong xử lý nước thải 34
2.4.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí với sinh
trưởng dính bám 34
2.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí với sinh
trưởng dính bám 36
2.4.3. Vật liệu làm giá thể 38
 
 
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔT SỐ GIÁ THỂ TRONG XỬ LÝ SINH HỌC DÍNH BÁM
3.1. Giá thể sơ dừa 42
3.1.1 Đánh giá hiệu quả xử lý của giá thể sơ dừa trên nước thải
sinh hoạt 42
a. Nước thải sinh hoạt có đầu vào 42
b. Hiệu quả xử lý COD,SS 43
3.1.2 Đánh giá hiệu quả xử lý của giá thể sơ dừa trên nước thải chế biến
kẹo dừa 44
a. Nước thải chế biến kẹo dừa có đầu vào 44
b. Hiệu quả xử lý COD 45
3.2. Giá thể cước nhựa 50
3.1.1 Đánh giá hiệu quả xử lý của giá thể sơ dừa trên nước thải
sinh hoạt 50
a. Nước thải sinh hoạt có đầu vào 50
b. Hiệu quả xử lý COD,SS 51
3.3. Giá thể mùn cưa 53
3.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý của giá thể mùn cưa trên nước thải ngành
thủy hải sản 53
a. Nước thải ngành thủy hải sản có đầu vào 53
b. Hiệu quả xử lý COD,SS 53
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sinh ra CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật mang, bị nước cuốn theo. Trên mặt giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là BOD của nước thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu khí: nước thải được làm sạch.
Vật liệu lọc: Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá giăm, đá cuội, đá ong, vòng kim loại, vòng gốm, than đá, than cốc, gỗ mảnh, chất dẻo tấm uốn lượn v.v…
Phân lớn các vật liệu lọc có trên thị trường đáp ứng các yêu cầu sau:
Diện tích riêng lớn, thay đổi từ 80 – 220 m2/m3.
Chỉ số chân không cao để tránh lắng đọng (thường cao hơn 90%).
Nhẹ. Có thể sử dụng ở độ cao lớn (từ 4 đến 10m hay cao hơn)
Có độ bền cơ học đủ lớn. Khi làm việc, vật liệu dính màng sinh học và ngậm nước nặng tới 300 – 350 kg/m3. Để tính toán, giá đỡ thường lấy giá trị an toàn là 500 kg/m3.
Quán tính sinh học cao.
Ổn định hóa học.
Bảng 2.2 : Tính chất vật lý của một số vật liệu dùng ở cho lọc nhỏ giọt
Vật liệu
Kích thước
(in)
Khối lượng/đơn vị thể tích (Ib/ft3)
Diện tich bề mặt
(ft2/ft3)
Độ thông thoáng
(%)
Đá cuội:
Nhỏ
Lớn
1 – 2,5
4 – 5
78 – 90
50 – 62
17 – 21
12 – 50
40 – 50
50 – 60
Xỉ lò cao:
Nhỏ
Lớn
2 – 3
3 – 5
55 – 75
50 – 62
17 – 21
14 – 18
40 – 50
50 – 60
Chất dẻo (tấm):
Thông thường
Bề mặt riêng cao
24 x 24 x 48
24 x 24 x 48
2 – 6
2 – 6
24 – 30
30 – 60
94 – 97
94 – 97
Gỗ đỏ
48 x 48 x 20
9 – 11
12 – 15
70 – 80
Quả cầu chất dẻo
1 – 3,5
3 - 6
38 – 85
90 – 95
Ghi chú:
Kích thước của tấm chất dẻo và gỗ đỏ là kích thước modun.
Đơn vị tính:
1 in = 25,4 mm
1 b/ft3 x 16,0185 = 1 g/m3
ft2/ft3 x 3,2808 = 1 m2/m3
Thông khí ở bể lọc sinh học:
Bể lọc sinh học làm việc trong điều kiện thoáng khí. Ngoài việc cấp oxi cho vi sinh vật ở màng sinh học hoạt động, thoáng khí còn có tác dụng loại ra khỏi lọc các khí tạo thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước, như CO2 và có thể có cả CH4, H2S v.v…
Thông khí ở đây có thể bằng cách tự nhiên hay nhân tạo. Thông khí tự nhiên là do sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài bể. Nếu nhiệt độ của nước thải lớn hơn nhiệt độ của không khí thì không khí sẽ đi từ cửa thông khí ở thành phía dưới gần đáy bể, qua lớp vật liệu lọc đi lên. Ngược lại, nếu nhiệt độ của nước thải thấp hơn nhiệt độ của không khí thì không khí sẽ thâm nhập qua bề mặt lớp vật liệu lọc theo nước thải xuống đáy bể. Trường hợp nhiệt độ của nước thải và không khí bằng nhau thì bể lọc không thông khí. Trường hợp này khắc phục bằng thong khí nhân tạo.
Trong thong khí nhân tạo, người ta dùng quạt gió thổi vào khoảng trống ở đáy bể và không khí từ đó đi lên qua các khe hở của lớp vật liệu.
Lượng không khí cần thiết cho lọc sinh học tính theo công thức:
BOD20 (g / m3 .ngày)
21
Wkk=
Wkk : lượng không khí cần thiết (m3/m3 nước thải. ngày)
21 : tỉ lệ % của oxi trong không khí.
Qua thực tế xác định được lượng oxi sử dụng trong lọc sinh học và trong các công trình sinh học thường không quá 7 – 8% lượng oxi cung cấp.
Khi nhiệt độ dưới 60C, quá trình oxi hóa chất hữu cơ trong nước thải không xảy ra.
Phân loại lọc phun:
Lọc phun được phân loại theo tải trọng thủy lực hay tải trong các chất hữu cơ. Do vậy, có lọc tải trọng thấp và lọc tải trọng cao (cao tải). Các loại lọc này được giới thiệu ở bảng sau:
Bảng 2.3: Phân biệt tải trọng trong các bể lọc sinh học nhỏ giọt:
( Các tiêu thiết kế)
Thông số
Đơn vị đo
Tải trọng thấp
Tải trong cao
Chiều cao lớp vật liệu
(m)
1 – 3
0,9 – 2,4 (đá)
6 – 8 (nhựa tấm)
Loại vật liệu
Đá cục, than cục, đá ong, cuội lớn
Đá cục, than cục, sỏi lớn, tấm nhựa đúc, cầu nhựa
Tải trọng theo chất hữu cơ theo thể tích vật liệu lọc
Kg BOD5/ 1 m3 vật liệu / ngày
0,08 – 0,4
0,4 – 1,6
Tải trọng thủy lực theo diện tích bề mặt
m3/m2 .ngày
1 – 4,1
4,1 – 40,7
Hệ số tuần hoàn
R=QTQ
Tùy chọn 0 – 1
0,5 – 2
Tải trọng thủy lực trên bề mặt của bể lắng đợt 2
m3/m2 .ngày
25
16
Hiệu quả khử BOD sau bể lọc và bể lắng 2
Phần trăm
80 – 90
– 85
Ghi chú: Tải trọng thủy lực nêu trong bảng là tỉ số của lưu lượng nước xử lí Q (m3 / ngày) cộng với lưu lượng tuần hoàn QT (m3 / ngày) (nếu có) chia cho diện tích bề mặt của bể lọc S (m2).
Bể lọc sinh học nhỏ giọt tải trọng thấp quản lí đơn giản, hiệu quả xử lí ổn định cả khi nước nguồn có chất lượng dao động lớn, hiệu quả xử lí của bể lọc phụ thuộc vào chế độ tưới nước tức là phụ thuộc vào vòng quay của thiết bị tưới, hay thể tích thùng đo và tích nước rồi lấy ra bằng xi phông. Thời gian tưới gián đoạn khoảng ≤ 5 phút.
Lọc sinh học với lớp vật liệu ngập trong nước:
Trong quá trình làm việc, lọc có thể khử được BOD và chuyển hóa NH4+ thành NO3- , lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Để khử được tiếp tục BOD và NO3- , P người ta thường đặt 2 lọc nối tiếp. Giàn phân phối khí của lọc sau khi ở giữa lớp vật liệu với độ cao sao cho lớp vật liệu nằm ở phía dưới là vùng thiếu khí (anoxic) để khử NO3- và P. Ở lọc này nước và không khí cùng chiều đi từ dưới lên và cho hiệu quả xử lí cao.
Lọc sinh học với vật liệu nổi ít bị tróc màng sinh học bám quanh các hạt vật liệu, mặc dù tốc độ thông gió lớn, hàm lượng cặn lơ lửng có ở trong nước ra khỏi lọc đều nhỏ hơn 20 mg/l. Do đó có thể không cần bố trí bể lắng 2 trong hệ thống xử lý.
Kĩ thuật này được áp dụng cho việc xử lí nước thải sinh hoạt đô thị đồng thời khử được hợp chất hữu cơ cacbon và nitơ, loại bỏ được chất rắn huyền phù. Đối với nước sạch sinh hoạt phương pháp lọc sinh học với vật liệu ngập nước rất thích hợp để nitrat hóa và khử nitrat.
Kĩ thuật này dựa trên hoạt động của quần thể vi sinh vật tập trung ở màng sinh học có hoạt tính mạnh hơn ở bùn hoạt tính. Do vậy nó có thể có những ưu điểm sau:
Chiếm ít diện tích vì không cần bể lắng trong (bể lắng 2). Đơn giản, dễ dàng cho việc bao, che công trình, khử độc hại (ít mùi và ít ồn), đảm bảo mĩ quan.
Không cần rửa lọc, vì quần thể vi sinh vật được cố định lên giá đỡ cho phép chống lại sự thay đổi tải lượng của nước thải.
Dễ dàng phù hợp với nước thải pha loãng.
Đưa vào hoạt động rất nhanh, ngay cả sau một thời gian dừng làm việc kéo dài hàng tháng.
Có cấu trúc modun và dễ dàng tự động hóa.
Lọc sinh học với lớp vật liệu là các hạt cố định:
Phương pháp này gần như là phương pháp cải tiến của phương pháp lọc trên. Nó đặc biệt là rất gần với phương pháp lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước.
Hãng Degremont đã chế tạo ra một loại vật liệu có tên là Biolite (L, P, F ) có kích cỡ từ 1 – 4mm, khối lượng hạt từ 1,4 đến 1,8 g/cm3, có các đặc điểm chung như sau:
Trạng thái bề mặt rất ưu thích cho vi khuẩn dính bám.
Ít bi vỡ vụn và chịu đựng được axit.
Các vật liệu có hai nhiệm vụ:
Làm giá thể man...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ pandora00:
A ơi cho e tài liệu này đi. e đang rất cần.. Thanks a! :)




Các file đính kèm theo tài liệu này:
  • 2.luan van.docx
  • 1.trang bìa.docx
  • 3.trang bìa.pdf
  • 4.luan van.pdf
Link download:
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top