h_a_t_only

New Member
Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh ở Công ty cổ phần Mỹ nghệ xuất nhập khẩu Hà Nội (HANARTEX)

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh ở Công ty cổ phần Mỹ nghệ xuất nhập khẩu Hà Nội (HANARTEX)





Trong quá trình phát triển Công ty đã tìm ra cho mình một cơ cấu khá hoàn chỉnh, đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt mà lại đạt hiệu quả cao. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức theo sản phẩm chuyên ngành ( như đã trình bày ở trên). Cơ cấu này cho phép Công ty đáp ứng được hai chức năng kinh doanh cơ bản của Công ty là XNK.
Giám đốc chịu trách nhiệm chung về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, điều phối liên kết các hoạt động XNK với sản xuất, tạo ra sự kết nối lưu thông luồng hàng hoá bên trong Công ty. Bởi hàng hoá sản xuất ra của Công ty phần lớn là xuất khẩu và một phần nhỏ kinh doanh trong nước, hàng hoá nhập khẩu về được bán trong nước thì lại cần tới sự trợ giúp của bên kinh doanh nội địa. Chính vì thế, giám đốc vừa là chiếc cầu nối vừa là người điều hành phối hợp chúng lại với nhau tạo ra sự ăn khớp hài hoà. Sự lãnh đạo điều phối nhịp nhàng này làm cho luồng lưu thông hàng hoá và tiền tệ của Công ty được thông suốt, giảm bớt sự trì trệ ứ đọng hàng tồn kho.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ền của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định bộ máy quản lý, bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Phó giám đốc là người trợ giúp trong việc điều hành công ty, thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công ty khi không có giám đốc.
b) Phòng kế toán:
+ Chức năng: hỗ trợ giám đốc trong lĩnh vực tài chính về hạch toán kế toán nhằm giám sát, phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh trong công ty.
+ Nhiệm vụ:
Thực hiện hạch toán kế toán mọi thành phần kinh tế của công ty theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước quy định.
Xác định hiệu quả kinh tế dự án kinh doanh của công ty, theo dõi giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán của công ty và nộp nghĩa vụ đối với nhà nước.
Lập kế hoạch tài chính của công ty, huy động và quản lí các nguồn vốn.
Hướng dẫn các nghiệp vụ về tài chính và theo dõi giám sát công tác tài vụ của các đơn vị trực thuộc.
Tư vấn cho giám đốc các thông tin có liên quan đến tài chính.
c) Phòng tổ chức – hành chính:
+ Chức năng: giúp đỡ cho giám đốc trong lĩnh vực quản lí lao động, quản lí hành chính để đảm bảo các điều kiện về làm việc, sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng lao động cho công ty.
+ Nhiệm vụ:
Xây dựng các phương án tổ chức lao động và bộ máy quản lí, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, điều lệ hoạt động, mối quan hệ công tác của các phòng ban trong công ty.
Tham mưu cho giám đốc về các chế độ tuyển dụng, đào tạo và bố trí lao động của công ty, hưỡng dẫn khách dến cơ quan giao dịch.
Lập kế hoạch lao động tiền lương, mua sắm, sửa chữa, quản lý, bảo dưỡng các tài sản của công ty.
Theo dõi giám sát các chế độ làm việc, tạo điều kiện lao động, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh y tế trong khu vực làm việc, tổ chức thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động, thực hiện chế độ chính sách về lao động, giải quyết các chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy của đơn vị và thường trực cơ quan 24/24 giờ.
Giám sát việc thực hiện nội quy cơ quan, đảm bảo an toàn về người và tài sản trong khu vực cong ty quản lí.
d) Phòng thị trường:
+ Chức năng: hỗ trợ, cung cấp cho giám đốc các thông tin trong các lĩnh vực thị trường trong và ngoài nước, kế hoạch đầu tư, phát triển, marketing.
+ Nhiệm vụ:
Thu thập các thông tin về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các khách hàng trong và ngoài nước để trình giám đốc.
Điều tra thu thập các thông tin về phong tục, tập quán kinh doanh, chính sách, luật lệ, thông lệ quốc tế kinh tế đối ngoại.
Giám sát việc giao dịch với khách hàng nước ngoài, thực hiện thông tin quảng cáo, phiên dịch, biên dịch.
Quản lí các thông tin đến và đi.
e) Phòng kinh doanh 1:
+ Chức năng: Thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu với khách hàng trong và ngoài nước về mặt hàng thảm và thêu ren các loại.
f) Phòng kinh doanh 2:
+ Chức năng: Thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu với khách hàng trong và ngoài nước về mặt hàng mây tre đan.
g) Phòng kinh doanh 3:
+ Chức năng: : Thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu với khách hàng trong và ngoài nước về mặt hàng mỹ nghệ các loại, sơn mài, sơn dầu, khảm trai, điêu khắc …
+ Nhiệm vụ của 3 phòng kinh doanh:
Điều tra, khảo sát thị trường giá cả, quan hệ cung cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hóa, các đối thủ cạnh tranh của từng loại hàng hóa và tìm kiếm bạn hàng.
Xây dựng các phương án kinh doanh trình giám đốc, nếu được phép thì tiến hành thực hiện các doanh vụ thông qua hợp đồng kinh tế với khách hàng trên cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế.
Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty nhằm đạt được hiệu quả kinh tế chung cao nhất.
h) Cửa hàng 25 Hàng Khay:
+ Chức năng: Trưng bày, giới thiệu, đại lí, kí gửi, bán buôn, bán lẻ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, và các mặt hàng khác theo giấy phép kinh doanh của công ty.
+ Nhiệm vụ:
Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác có trong giấy phép kinh doanh của công ty.
Phụ trách cửa hàng chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành chỉ đạo kinh doanh đúng chức năng, nhiệm vụ chung của công ty theo đúng quy định của nhà nước.
Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ đóng góp với nhà nước và công ty.
Thực hiện theo bản quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với cửa hàng mà công ty đã ban hành.
* Năm 2005, công ty HANARTEX đã được UBND thành phố Hà Nội quyết định cổ phần hoá nên sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty đã có thay đổi. Tuy nhiên, nhiệm vụ và chức năng của công ty và các bộ phận vẫn giữ nguyên ngoại trừ việc công ty thành lập thêm 2 chi nhánh: Chi nhánh thành phố Huế điều hành việc kinh doanh của công ty ở miền Trung và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh điều hành ở miền Nam. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức mới của công ty:
Ban giám đốc
(Giám đốc – Phó giám đốc)
Khối
Quản lý
Khối
Kinh doanh
Phòng
Tổ chức – Hành chính
PKD1
PKD2
PKD3
Cửa hàng
25 Hàng Khay
Phòng
Kế toán
Phòng
Thị trường
Chi nhánh
Tphố Huế
Chi nhánh
Tphố Hồ Chí Minh
Sơ đồ3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty HANARTEX hiện tại.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty HANARTEX.
+ Hàng sơn mài mỹ nghệ: Đây là mặt hàng sản xuất từ nguyên vật liệu dễ tìm song đòi hỏi quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn và yêu cầu nghệ nhân phải cẩn thận tỷ mỷ, có tính sáng tạo, thẩm mỹ.
Hàng sơn mài bao gồm: tranh sơn mài, hộp trang sức…
+ Hàng cói, ngô, dừa, mây: Đây là những mặt hàng có kiểu dáng dẹp, mỗi sản phẩm mang đậm tính á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, các mặt hàng như chiếu, làn đi chợ, dép, thảm để chân đã thu hút được sự chú ý của khác hàng trong và ngoài nước.
+ Hàng gồm sứ: Đây là mặt hàng độc đáo của Việt Nam chúng ta, được sản xuất ở các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, Thanh Trì…
+ Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác: Nhóm mặt hàng này bao gồm như chạm khảm từ bạc, kim loại quý, đồ gỗ và các loại mỹ nghệ khác.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty HANARTEX.
2.1. Môi trường cạnh tranh của công ty HANARTEX.
2.1.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn của Công ty là những Công ty không trong ngành có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai, những đối thủ này thường rất khó xác định để có biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến những mục tiêu của Công ty trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn của công ty HANARTEX có thể là những Công ty đang hoạt động ở những lĩnh vực khác nhảy vào cạnh tranh cùng Công ty hay có thể là những Công ty tư nhân mà sự tồn tại của nó là không bền vững. Nó có thể tồn tại trong một thời gian thuận lợi sau đó giải thể, khi nào thấy có điều kiện thuận lợi nó lại hình thành và chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Những Công ty loại này thường không có nhiều nhân viên, họ không phải e sợ đến chế độ cho nhân viên khi Công ty khó khăn… chính điều này là một thuận lợi khá ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trư Văn hóa, Xã hội 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụ Luận văn Kinh tế 0
O Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - Dụng cụ cơ khí Luận văn Kinh tế 2
N Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top