Trevyn

New Member

Download miễn phí Đề án Một số vấn đề về tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG:
I. Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp 3
1. Sự cần thiết phải tổ chức khoa học công tác quản lý TSCĐ nói chung và TSCĐ vô hình nói riêng 3
2. TSCĐ vô hình trong chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán 3
II. Kế toán TSCĐ vô hình theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán của một số nước trên thế giới 7
1. Kế toán TSCĐ vô hình theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam 7
2. Kế toán TSCĐ vô hình trên thế giới 13
III. Thực trạng tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình trong chế độ, thực tế vận dụng chế độ ở Việt Nam 16
1. Công tác kế toán TSCĐ vô hình hiện nay 16
2. Thực trạng tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình hiện nay 17
IV. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam 20
KẾT LUẬN CHUNG 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp
Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình có 6 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới sử dụng, gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng...
Tài khoản 2132 - Quyền phát hành : phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực thế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
Tài khoản 2135 - Phần mềm máy tính: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy tính.
Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy nhượng quyền: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó.
Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: phản ánh giá trị TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.
1.1. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong từng trường hợp
- Mua TSCĐ vô hình riêng biệt: nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hay giảm giá), các khoản thuế (không gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp: nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp). Doanh nghiệp phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt.
- TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hay biếu tặng: nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình khác hay không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự hay do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự thì được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai. Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thoả mãn bảy điều kiện sau:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng hay để bán.
Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hay để bán.
Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hay bán tài sản vô hình đó.
Tài sản vô hình đó tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Có đầy đủ các nguồn lực kỹ thuật, tài chính... để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hay sử dụng tài sản vô hình đó.
Có khả năng xác định chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp gồm các chi phí liên quan trực tiếp hay được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình nếu thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:
Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra có lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu.
Chi phí này được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể.
- Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.
1.2. Khấu hao TSCĐ vô hình
Theo quy định, các doanh nghiệp có quyền tự xác định thời gian khấu hao các loại TSCĐ vô hình của mình tối đa là 20 năm. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần xem xét các yếu tố:
+ Khả năng sử dụng dự tính của tài sản.
+ Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự.
+ Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ
+ Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hay việc cung cấp dịch vụ tài sản đó mang lại.
+ Hoạt động dự tính của đối thủ cạnh tranh hiện tại hay tiềm năng.
+ Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng.
+ Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý, về quá trình sử dụng tài sản.
+ Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao phải phản ánh cách thức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao cho từng TSCĐ vô hình được áp dụng thống nhất qua nhiều thời kỳ và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tài sản khác.
= -
Giá trị thanh lý được ước tính khi TSCĐ vô hình được hình thành đưa vào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích ước tính của một tài sản tương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự. Giá trị thanh lý ước tính không tăng lên khi có thay đổi về giá cả hay giá trị.
Các doanh nghiệp phải xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khách biệt nhiều so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Nếu có sự thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình thì phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.
1.3. Hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
X Đề án Một số vấn đề về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Một số biện pháp nhằm hoàn thiện định giá đất đô thị ở nước ta Kiến trúc, xây dựng 0
I Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần lilama Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần Sudico Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
P Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tạ Luận văn Kinh tế 0
G Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thươn Luận văn Kinh tế 0
S Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng Khoa học Tự nhiên 0
C Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top