Henwas

New Member
Download Tiểu luận Tư duy của Hồ Chí Minh về quá trình xã hội hóa cá nhân

Download miễn phí Tiểu luận Tư duy của Hồ Chí Minh về quá trình xã hội hóa cá nhân





Có thể thấy Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò sự tác động từ phía xã hội trong quá trình xã hội hoá cá nhân. Nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, Người cũng luôn luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng tính chủ động của cá nhân trong quá trình tự học tập, tự rèn luyện, tu dưỡng để vươn lên nắm bắt tri thức, kinh nghiệm sống của xã hội, để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. Người từng nói: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Trong quan niệm của Người việc kết hợp chặt chẽ cả hai mặt của quá trình xã hội hoá: xã hội chủ động tác động đến cá nhân và cá nhân cũng cần chủ động trong việc tự rèn luyện, tự học tập để vươn lên. Chỉ khi cá nhân ý thức được việc tự học tập để vươn lên thì quá trình xã hội hoá mới trở nên đầy đủ và chắc chắn.
Trong các công trình của Hồ Chí Minh, vai trò của cá nhân với việc tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để vươn lên có lẽ được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 tr. 350).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

Trong khoa học xã hội, xã hội hoá cá nhân được coi là quá trình làm chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hội, quá trình hội nhập của cá nhân vào đời sống xã hội. Đó là quá trình hình thành nhân cách, trong đó xảy ra sự cọ sát và thích ứng của cá nhân với các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi xã hội, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội. Trong quá trình xã hội hoá sự tác động của xã hội lên cá nhân, nhất là sự tác động có định hướng, có hoạch định (thường được coi là giáo dục) và ngược lại liên tục được thực hiện. Xã hội hoá được thể hiện như một trong những mối quan hệ cơ bản của xã hội - mối quan hệ giữa con người và xã hội.  Trong di sản của Hồ Chí Minh vấn đề xã hội hoá cũng chiếm một vị trí quan trọng. Bởi đối với Người chăm lo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất cần thiết và rất quan trọng”. Nó cũng thể hiện một phần nào đó ước muốn tột cùng mà Người đã giành cả cuộc đời để phấn đấu, hy sinh: “tui chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr. 161). 1) Về bản chất của quá trình xã hội hoá Trong quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn là tốt cả, nhưng sau do ảnh hưởng của môi trường sống và do sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam tự kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác, trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự cải tạo của mỗi người. Đối với mỗi chúng ta sống trong xã hội mới nhưng cái ác vẫn còn là do bị ảnh hưởng những tàn dư của xã hội cũ. Người viết: “Bản thân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hay nhiều hay ít. Cho nên trong người chúng ta hay nhiều hay ít không tránh khỏi có cái ác, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi”. Nhưng cũng do sự tác động của xã hội, của chế độ mới cùng sự cố gắng vươn lên của mỗi người thì cái ác sẽ mất dần. “Với sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong mình chúng ta càng ngày càng hết, cái thiện càng ngày càng tăng” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr. 277).
Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân đối với sự tác động đó đã làm nên bản chất thiện ác của mỗi con người trong xã hội. Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá vai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này. Điều quan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiện ở các mức độ khác nhau.  Khi nói về sự tác động của xã hội, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Có lẽ, nội dung bài thơ Nửa đêm trong Nhật ký trong tù đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về tác động của xã hội và vai trò giáo dục trong quá trình xã hội hoá: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn  Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 tr. 383). Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp sự giáo dục của xã hội: Phần nhiều do giáo dục mà nên. Bài thơ ngắn gọn, súc tích, nhưng đã nói lên được một cách trọn vẹn quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò tác động của xã hội trong quá trình xã hội hoá con người. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau. Cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ “trồng người”: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trông người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9 tr. 222). Điều này có nghĩa xã hội muốn có công dân tốt thì cần vun trồng, săn sóc, chăm bón đầy đủ cho thế hệ sau như chúng ta chăm bón cho cây non. Tuy nhiên, nếu chăm bón, vun trồng cho cây non chúng ta mới hướng đến lợi ích của mười năm, còn nếu chăm bón, vun trồng cho con người là chúng ta đã hướng đến lợi ích của xã hội, của dân tộc hơn mười lần như thế. Có thể thấy Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò sự tác động từ phía xã hội trong quá trình xã hội hoá cá nhân. Nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, Người cũng luôn luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng tính chủ động của cá nhân trong quá trình tự học tập, tự rèn luyện, tu dưỡng để vươn lên nắm bắt tri thức, kinh nghiệm sống của xã hội, để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. Người từng nói: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Trong quan niệm của Người việc kết hợp chặt chẽ cả hai mặt của quá trình xã hội hoá: xã hội chủ động tác động đến cá nhân và cá nhân cũng cần chủ động trong việc tự rèn luyện, tự học tập để vươn lên. Chỉ khi cá nhân ý thức được việc tự học tập để vươn lên thì quá trình xã hội hoá mới trở nên đầy đủ và chắc chắn.  Trong các công trình của Hồ Chí Minh, vai trò của cá nhân với việc tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để vươn lên có lẽ được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo: “Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy  Gian nan rèn luyện mới thành công”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 tr. 350). Quá trình rèn luyện, tu dưỡng bản thân là quá trình đầy gian nan thử thách, song chỉ có như vậy con người mới có thể vươn lên, mới có thể thành công. Như vậy, trong quá trình xã hội hoá, không chỉ xã hội biết phát huy vai trò giáo dục của mình, mà cá nhân phải biết tự tu dưỡng và hơn thế, tự học hỏi từ xã hội để vươn lên. Cả hai chiều cạnh này đều rất quan trọng, không thể thiếu được chiều cạnh nào.  2) Về các đặc trưng của quá trình xã hội hoá.  Xã hội hoá là quá trình tác động đa chiều trong sự học hỏi lẫn nhau. Đó là quá trình tương tác qua l...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top