kristin_ngan

New Member
Download Luận văn Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam





Năm 2006 có 6.746.553 người thực tế tham gia đóng BHXH chiếm khoảng 63% số người bắt buộc phải tham gia BHXH. Năm 2007 có 8.148.123 triệu người tham gia, chiếm khoảng 70% số người phải tham gia BHXH bắt buộc [26]. Như vậy còn 33% người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham gia BHXH theo quy định. Có nghĩa là quỹ BHXH đang thất thu khoảng hơn 30% lượng tài chính. Số thất thu BHXH chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh, số lao động tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh [xem phụ lục 4]. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý Nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội ở địa phương chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký số lao động với cơ quan chức năng và phải đóng BHXH cho người lao động theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng lao động vẫn không tuân thủ quy định này, trong khi mức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên nhiều người thà chịu phạt còn hơn nộp bảo hiểm xã hội với số tiền lớn hơn.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

bảo toàn và tăng trưởng quỹ được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp về đầu tư tài chính. Đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhuận cao để đem về một khoản lãi lớn cho quỹ là rất quan trọng, song lợi nhuận thường đi đôi với rủi ro nên phải dựa vào công cụ đánh giá, thẩm định dự án đầu tư do các hãng lớn, có uy tín, chuyên làm công tác thẩm định dự án.
- Quỹ BHXH phải được công khai. Các khoản thu, chi chế độ, tình hình đầu tư quỹ và tổng kết quỹ phải được công khai để các thành viên của quỹ được biết.
- Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin thông đầu tư, công khai, quản lý tốt và quy định cơ cấu đầu tư.
Kết luận chương 1
Hiện nay BHXH ở Việt Nam có các chế độ gồm: khám chữa bệnh, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghĩ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và trợ cấp tử tuất. Trong 9 chế độ của Công ước 102 thì Việt Nam chưa có trợ cấp gia đình và trợ cấp thất nghiệp ( sẽ thực hiện từ 01/01/2009). Như vậy về cơ bản, BHXH Việt Nam đã thực hiện tương đối đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế. Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước và được thiết kế theo mô hình tồn tích. Mô hình quỹ tồn tích hiện nay phù hợp đối với những hệ thống BHXH trẻ như Việt Nam, số người đóng góp hiện tại lớn hơn nhiều so với số người hưởng BHXH hiện tại, nên số dư quỹ được cộng dồn để chi trả cho tương lai. Do đó, theo kinh nghiệm một số nước cần có một cơ chế quản lý, đầu tư và một khung pháp lý hiệu quả để quản lý Quỹ BHXH.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành và tổ chức thực hiện BHXH từ khi thành lập BHXH Việt Nam
2.1.1 Những quy định về BHXH
Việc cải cách BHXH thực sự đi vào thực tiễn khi hàng loạt các văn bản pháp qui được ban hành từ năm 1995:
- Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước và mọi người lao động theo loại hình bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các chế độ trong Điều lệ này gồm: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, TNLĐ – BNN, hưu trí và tử tuất. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động làm việc ở những đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên; người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội;
- Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam; - Quyết định số 606/ TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ phường, xã, thị trấn. Cán bộ cấp xã tham gia đóng BHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng phí là những cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền, trưởng các đoàn thể và cán bộ thuộc bốn chức danh chuyên môn;
- Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT thay thế cho NĐ 299/HĐBT ngày 15/8/1992;
- Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động có thời gian tham gia BHXH từ đủ 3 năm trở lên bị suy giảm sức khỏe, sau điều trị ốm đau, TNLĐ-BNN mà chưa phục hồi sức khỏe hay lao động nữ yếu sức khỏe sau khi sinh;
- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ BHXH quy định việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với lao động làm việc ở tất cả các đơn vị, tổ chức theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời hạn từ 3 tháng trở lên( không còn điều kiện số lao động nữa);
Lịch sử phát triển ngành BHXH Việt Nam được đánh dấu như một bước phát triển mới là vào ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ra đời. Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật thì không thay đổi so với NĐ 01/2003/NĐ-CP, nhưng về các chế độ thì có thay đổi và bổ sung thêm loại hình BHXH tự nguyện thực hiện từ 01/01/2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ 01/01/2009;
- Tiếp theo là Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
Tất cả là một chặng đường dài tất yếu của sự phát triển và từ năm 1995 đến nay mới thực sự có những cải cách về chính sách BHXH và đánh dấu thời kỳ phát triển mới về sự nghiệp BHXH. Những nội dung cụ thể đánh dấu bước cải cách về BHXH ở nước ta là:
- Đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Hình thành được quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của 3 bên: người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo hộ của Nhà nước (người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%). Quỹ BHXH hoạt động độc lập với NSNN.
- Các chế độ BHXH gồm: ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, hưu trí và tử tuất, sau đó đã bổ sung thêm chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe(Quyết định số 37/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2001).
- Hệ thống BHXH Việt Nam được hình thành 3 cấp từ Trung ương đến địa phương - Một hệ thống thống nhất chuyên trách tổ chức thực hiện chính sách và quản lý quỹ BHXH. Từ năm 2002 đã chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam.
2.1.2 Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH
BHXH Việt Nam được thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính Phủ và ngày 26/09/1995 Chính phủ ra Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ LĐTB&XH về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT [13]. Bộ máy quản lý của BHXH Việt Nam cũng được tổ chức theo ba cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị dự toán cấp 1; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh), văn phòng BHXH Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH, Trung tâm thông tin, Đại diện BHXH Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí BHXH, Báo BHXH là các đơn vị dự toán cấp 2; BHXH các quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện) là đơn vị dự toán ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phân tích năng lực tài chính và một số giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầ Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp xây dựng Hà Nội thành Trung tâm Tài chính - Tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top