Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉnh Ninh Bình





Thứ tư: Các khoản thu từ phí, lệ phí, thuế khác (như: Lệ phí trước bạ, phí xăng dầu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thu sổ xố) luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu vào NSNN. Thực hiện nghị định số 04 của Chính Phủ và thông tư số 54 của Bộ Tài Chính, số lượng các loại phí - lệ phí giảm nhiều, nhưng số thu vẫn đảm bảo và tăng lên. Năm 2000, số thu từ các khoản này là 75.050 triệu đồng; Năm 2001 - 76.654 triệu đồng; Năm 2002 - 76.093 triệu đồng và năm 2003 là 120.716 triệu đồng.

 Nhìn chung, công tác thu NSNN (đặc biệt là thu thuế) ở Ninh Bình trong mấy năm qua đã có những đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Một mặt, thuế đã huy động các nguồn thu, góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư của NSNN. Mặt khác, thông qua các chính sách thuế để thu hút vốn đầu tư; Khuyến khích hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế; Khơi dậy nguồn lực còn “ngủ yên”; Thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc triển khai các luật thuế mới cũng được tiến hành đồng bộ. Các biện pháp tuyên truyền, giải thích chế độ - chính sách thuế cho dân cư, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã góp phần nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân và các tổ chức kinh tế; Tạo sự bình đẳng và kích thích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phủ sóng phát thanh. Đến tháng 6/2003, đã xây dựng 105 trạm bưu điện văn hoá xã, đạt 81% mục tiêu đề ra. Báo Ninh Bình được cấp tới các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể cơ sở. Phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh trong toàn Tỉnh.
Phong trào thể dục - thể thao phát triển mạnh: 17% dân số tham gia luyện tập thể thao thưòng xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; 320 Câu lạc bộ TDTT hoạt động thường xuyên; Mỗi năm tổ chức gần 1.000 cuộc thi đấu thể thao ở các cấp, nghành, thu hút hàng vạn người tham gia. Phong trào “Khoẻ để xây dựng đất nước” luôn thu hút được mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh tích cực tham gia.
Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội luôn được Tỉnh uỷ quan tâm đúng mức. Được các cấp, các nghành và toàn dân tích cực tham gia nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong 3 năm (2000-2003) đã đào tạo nghề và truyền nghề cho 58.000 người. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 15,5%. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 15.000 lao động. Hỗ trợ tín dụng cho 36.500 hộ cùng kiệt vay 150 tỷ đồng vốn phát triển sản xuất. Đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Số hộ cùng kiệt hàng năm giảm bình quân 1,8%. Tính đến năm 2003, số hộ đói cùng kiệt còn 9%; Hết tháng 6/2004, tỷ lệ hộ đói cùng kiệt còn 7,9% (mục tiêu đến năm 2005 số hộ này còn dưới 7%). Năm 2003 đã có 50% tổng số hộ dân được dùng nước sạch - Mục tiêu đến năm 2005 đạt 60%.
Bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình xã hội vẫn còn có những tồn tại nhất định. Thu nhập và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Tệ nạn xã hội vẫn còn là vấn đề nổi cộm. Trật tự trị an ở một số vùng còn phức tạp - Nhất là những vùng có nhiều giáo dân sinh sống.
* Về hoạt động tài chính - tín dụng có nhiều tiến bộ: Thực hiện thu Ngân sách trên địa bàn một cách hợp lý theo hướng đa dạng hoá các nguồn thu (nhất là từ quỹ đất), đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Đã có những chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển; Tạo nguồn thu lâu dài, bền vững. Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2000 đạt 153,7 tỷ đồng; Năm 2001 đạt 155,8 tỷ đồng; Năm 2002 đạt 171 tỷ đồng; Năm 2003 đạt 324 tỷ đồng và năm 2004 ước đạt 406 tỷ đồng.
Về hoạt động Tín dụng: Ngành Ngân hàng đã làm tốt việc huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Các Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để vay vốn sản xuất kinh doanh ổn định (như giãn nợ, gia hạn nợ, định lại kỳ hạn nợ). Ngành Ngân hàng đã thể hiện được vai trò trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, Ninh Bình vẫn còn nhiều yếu kém, tồn tại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể: Vẫn là Tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thu hút đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Kim nghạch xuất khẩu còn thấp so với khả năng sản xuất hàng xuất khẩu. Thu hút đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp do chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ còn ở mức cao. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất còn thiếu và kém hiệu quả. Cở sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật còn cùng kiệt nàn
2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ Tài chính trong việc huy động nguồn vốn trong nước của tỉnh Ninh Bình.
Mấy năm qua, Ninh Bình đã bước đầu thực hiện tốt việc huy động và khai thác các nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội. Từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng. Việc đơn giản hoá các thủ tục khi đăng ký kinh doanh được áp dụng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Sau khi có quyết định số 568/2002/QĐ-UB, số doanh nghiệp tư nhân tăng lên cả về số lượng, lĩnh vực kinh doanh và số vốn đầu tư. Năm 2001 có 107 doanh nghiệp tư nhân đăng ký thành lập. Năm 2002 - 131 doanh nghiệp. Năm 2003 - 175 doanh nghiệp và riêng 6 tháng đầu năm 2004, đã có 107 doanh nghiệp đăng ký. Trước đây, chủ yếu các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và xây dựng, thì nay đã mở rộng sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp và kinh doanh du lịch. Ngày 10/02/2004, UBND Tỉnh đã ra quyết định số 56/2002/QĐ-UB về việc Ban hành quy định ưu đãi - khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ được ưu đãi về giá thuê đất; Miễn (hay giảm) tiền thuê đất nếu đầu tư trên địa bàn Ninh Bình. Ngoài các quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn Tỉnh được thuê với mức giá thấp nhất trong khung giá các loại đất. Được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê cho 10 năm tiếp theo. Không thu tiền thuê đất đối với diện tích xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh, phục vụ phúc lợi công cộng. Các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch được cấp 100% số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm và 50% - kể từ năm thứ 3 (khi nhà đầu tư phải nộp thuế theo luật định). Các dự án đầu tư vào các khu vực này được ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước hàng năm; hay cấp giấy phép ưu đãi để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kế hoạch của địa phương. Được các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê Tài chính với lãi suất giảm từ 5% đến 10% so với lãi suất vay vốn, lãi suất cho thuê tài chính đối với khách hàng bình thường. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tỉnh thu phí thanh toán qua Ngân hàng và các dịch vụ khác do Ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành. Miễn thu phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án kinh tế do Ngân hàng đảm nhiệm. Giảm từ 10% đến 15% mức phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro. Các khu công nghiệp và khu du lịch được Ngân hàng Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (Giải phóng mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp - thoát nước) và hỗ trợ tối đa 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương. Trường hợp các doanh nghiệp có yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động của địa phương, được Ngân sách Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí; Nhưng mức tối đa không quá một triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo. Được giảm 50% phí thông tin, quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình trong thời gian 3 năm (kể từ khi dự án đi vào hoạt động) Về các thủ tục hành chính, những năm qua Ninh Bình đã có những cải cách, những tiến bộ rõ rệt. Các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh và UBND các Huyện, Thị xã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” đối với hoạt động đầu tư, nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư. Thời gian thực hiện việc thẩm định và phê duyệt dự án, như sau:
+ Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư không qúa 20 ngày.
+ Thẩm định và phê duyệt mặt bằng xây dựng không quá 20 ngày.
+ Thủ tục cấp đất xây dựng không quá 30 ngày.
+ Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật không quá 20 ngày
+ Thẩm định cấp giấy phép xây dựng không quá 20 ngày.
Với những nỗ lực và bằng những việc làm, những chính sách cụ thể, việc huy động vốn cho đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội của Ninh Bình đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và bền vững. Tổng vốn đầu tư năm 2003 là 2.010,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư thuộc NSNN là 711,6 tỷ đồng. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 606 tỷ đồng.
2.3.1. Huy động vốn qua việc sử dụng công thu Ngân sách.
Thu Ngân sách là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tích luỹ của NSNN. Đóng góp quan trọng vào việc mở rộng nguồn thu Ngân sách là các khoản thu về thuế, phí. Thuế không chỉ là khoản thu chủ yếu của NSNN, mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô các hoạt động Kinh tế - Xã hội. Từ năm 1990, hệ thống thuế đã được cải cách bước 1 với việc áp dụng thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế trong cả nước. Cải cách thuế bước 2 với việc thay: Thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng; Thuế lợi tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi các sắc thuế khác theo hướng mở rộng diện thu thuế và giảm thuế suất. Do đó, đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong cả nước (nói chung) và của tỉnh Ninh Bình (nói riêng) cùng phát triển một cách bình đẳng. Thực hiện chủ trương “Đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý vào NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn đầu tư phát triển”. Ninh Bình đã áp dụng chế độ miễn giảm trong từng sắc thuế theo hướng: Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng; Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; Đổi mới máy móc, thiết bị - công nghệ; Tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm mới; Thu hút vốn đầu tư vào các vùng nông thôn nhằm phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top