Download Khóa luận Đổi mới việc kiểm tra- Đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Download miễn phí Khóa luận Đổi mới việc kiểm tra- Đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 4
3. Giới hạn của đề tài. 9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 9
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 10
6. Ý nghĩa. 11
7. Cấu trúc của khóa luận. 11
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 12
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề 12
1.1.1. Cơ sở lý luận. 12
1.1.2. Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập Lịch sử của học sinh ở trường trung hoc phổ thông hiện nay. 31
1.2. Phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử. 37
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 Ở LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 39
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cở bản của “Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975” trong sách giáo khoa lớp 12 THPT. 39
2.1.1. Vị trí. 39
2.1.2. Mục tiêu. 40
2.2. Yêu cầu khi xác định và sử dụng một số biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 lớp 12 THPT. 44
2.3. Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT. 48
2.3.1. Xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và học tập lịch sử nói riêng. 48
2.3.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ để đảm bảo tính toàn diện về nội dung kiểm tra, đánh giá. 50
2.3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá. 54
2.3.4 Kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận với phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 65
2.3.5. Tiến hành ra đề kiểm tra, thi theo quy trình đổi mới. 71
2.3.6. Cải tiến khâu coi, chấm kiểm tra, thi. 81
2.4. Thực nghiệm sư phạm. 83
2.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm. 83
2.4.2. Kết quả thực nghiệm. 84
2.4.3. Ý kiến của giáo viên và học sinh về việc sử dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh. 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAO KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân, kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ nhằm đánh giá thành quả học tập của học sinh mà còn bao gồm cả đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Bên cạnh đó kiểm tra còn phải giúp cho học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu được đặt ra, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kỹ năng tự đánh giá. Tất cả điều đó đều nhằm đảm bảo cho kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
Ngoài ra, các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá cần có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Lý luận dạy học hiện đại đã nói đến vai trò tích cực, chủ động của học sinh như một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của quá trình dạy học “mọi sự tác động từ phía giáo viên chỉ là những tác động bên ngoài, khách quan, yếu tố quyết định chất lượng dạy học phải là hoạt động tư duy tích cực của chính bản thân người học” [20; tr.69].
Trong nhà trường truyền thống với phương pháp dạy học thụ động, giáo viên nắm vai trò chủ đạo truyền đạt kiến thức còn học sinh chỉ thụ động lắng nghe và ghi chép lại. Cách dạy và học như vậy không những không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh mà còn làm các em mất dần đi tư duy sáng tạo, độc lập của mình. Điều này đã không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay.
Hiện nay, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo những con người năng động, sáng tạo, thích ứng với môi trường xã hội mở cửa hội nhập quốc tế. Môi trường đó không dung nạp và phù hợp với những ai không chủ động tìm tòi, sáng tạo và vươn lên. Như vậy, rõ ràng cách dạy truyền thống đã không còn phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải gắn liền với việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Và đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Các biện pháp đưa ra để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh cần phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Có như vậy, các biện pháp đó mới đạt hiệu quả cao và có tác dụng tích cực.
Tóm lại, các biện pháp để đổi mới kiểm tra, đánh giá được nêu ra cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nói chung cũng như những yêu cầu khác như: lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng làm căn cứ và mục tiêu để đánh giá; đảm bảo chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá; phát huy tính tích cực học tập của học sinh … Thực hiện đúng các yêu cầu trên sẽ đảm bảo cho việc xây dựng và sử dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá một cách hợp lý và phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.
2.3. Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT.
Trên cơ sở những lý luận chung về kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đồng thời căn cứ vào thực trạng kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông hiện nay chúng tui mạnh dạn nên lên một số biện pháp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử theo yêu cầu đổi mới.
2.3.1. Xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và học tập lịch sử nói riêng.
Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới trước hết phải đổi mới về quan niệm. Đó là nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học và là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Các thành tố này có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau trong đó kiểm tra, đánh giá được xem là thành tố cuối cùng của quá trình. Trước đây trong giáo dục thường chỉ quan tâm tới mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Khâu kiểm tra, đánh giá chỉ được xem xét dưới góc độ sao cho việc đánh giá được thuận tiện và khách quan hay nếu có thì cũng chỉ chú ý tới kiểm tra kiến thức. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, khi xã hội đòi hỏi những con người có năng lực thực hành, tư duy sáng tạo, tinh thần tích cực…thì cách thức kiểm tra, đánh giá như trên đã bộc lộ rõ những điểm hạn chế, yếu kém. Yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã trở nên cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình dạy học chỉ có thể có hiệu quả tối ưu nếu như giáo viên và học sinh thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá, các cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục- đào tạo, Sở Giáo dục- đào tạo phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây được coi là một biện pháp để đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Với quan niệm kiểm tra, đánh giá nghiêm túc không chạy theo thành tích, các nhà quản lý giáo dục phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện và đảm bảo việc thực hiện nó một cách có hiệu quả nhất. Các quy định, quy chế đưa ra phải đảm bảo hoàn thiện từ nội dung, hình thức đến phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá và có chỉ đạo cụ thể đến từng trường THPT.
Để công việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện tốt, ban lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá theo đúng các quy chế đã được đưa ra. Nhà trường không nên coi kiểm tra, đánh giá là một hoạt động cốt để lấy điểm, chạy theo thành tích mà cần nhận thấy kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Trong mỗi trường hay mỗi sở Giáo dục- Đào tạo nên xây dựng một ngân hàng đề thi, kiểm tra của các bộ môn để việc tiến hành kiểm tra, đánh giá được thuận lợi và đảm bảo tính khách quan.
Đối với giáo viên, phải được nắm vững lý luận về kiểm tra, đánh giá và các quy chế của việc kiểm tra, đánh giá thông qua việc tìm hiểu sâu các tài liệu bồi dưỡng của Bộ Giáo dục hay các lớp học bồi dưỡng của Sở Giáo dục hay nhà trường tổ chức. Việc giáo viên nắm vững lý luận và quy chế sẽ đảm bảo việc ra đề, chấm thi và coi thi đạt hiệu quả cao. Trong khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên mặc dù thực hiện đúng quy chế, quy định coi thi một cách nghiêm túc nhưng cũng cần tạo không khí thoải mái, không nên làm cho học sinh căng thẳng lo sợ dẫn đến tình trạng gian lận, thiếu sáng tạo, mất tự tin. Khi đánh giá giáo viên cần hết sức khách ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
M Bài học và kinh nghiệm trong việc chuyển đổi công nghệ mới ở công ty giầy da Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Về việc chuẩn hoá ngôn ngữ các văn bản luật pháp thời kỳ đổi mới Luận văn Sư phạm 0
S Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng Luận văn Sư phạm 1
M Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt N Văn hóa, Xã hội 0
C Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
S Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất vào việc đổi mới tổ chức Văn hóa, Xã hội 0
S Phụ nữ Thái đen với việc bảo tồn văn hoá trong thời kỳ đổi mới (Qua nghiên cứu ở xã Thanh Luông, Điệ Văn hóa, Xã hội 0
U Đổi mới việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top