littlebee_Emily

New Member
Download Việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc trên tạp chí Nam Phong

Download miễn phí Việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc trên tạp chí Nam Phong





Có thể nói Nam Phong là tạp chí dịch giới thiệu thơ cổ điển Trung Quốc nhiều nhất trong số báo, tạp chí từ trước đến nay và Nam Phong là tạp chí dấy lên phong trào dịch thơ cổ Trung Quốc rộng rãi nhất trong mấy mươi năm đầu thế kỷ. Thơ Đường trên Nam Phong được dịch ở nhiều thể khác nhau, từ nguyên thể đến song thất lục bát, lục bát và có cả thể nói như trường dịch của Tương Tiến Tửu của Lý Bạch (Không rõ dịch giả, NP số 161/1931). Rất nhiều trường hợp cùng một bài thơ được nhiều dịch giả tham gia dịch. Khảo sát các bản dịch này sẽ là điều thú vị và có ý nghĩa không nhỏ trong việc tìm hiểu lịch sử dịch thơ Trung Quốc ở Việt Nam.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

VIỆC NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG
NGUYỄN VĂN HIỆU
Khảo sát việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc ở Việt Nam là một trong những yêu cầu rất cơ bản để nghiên cứu mối quan hệ văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn mối quan hệ văn học giữa hai nước có chuyển biến về chất khi Việt Nam xây dựng “nền quốc văn mới” và từng bước hiện đại hoá tiến trình văn học dân tộc.
Đây là vấn đề chưa được nhiều người nghiên cứu đến. Trong bài viết này, chúng tui bước đầu tìm hiểu việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc trên Tạp chí Nam Phong- tạp chí được gọi là tiêu biểu nhất, đậm chất văn hoá- học thuật nhất trong số báo chí 30 năm đầu thế kỷ.
1. Nghiên cứu giới thiệu văn hoá- văn học Trung Quốc, cũng như chủ trương bảo tồn văn hoá dân tộc, thực ra không nằm ngoài chủ đích chính trị của những người sáng lập Nam Phong. Tồn tại suốt 18 năm (1917-1934) với 210 số, Nam Phong tạp chí theo chủ thuyết Albert Sarraut- thay chân Đông Phương tạp chí, ca tụng “Đại pháp”, hô hào xây dựng nền văn hoá mới, dung hoà Đôn- Tây, khuấy lên phong trào say mê nghiên cứu văn hoá để làm lãng quên những vấn đề chính trị- “chủ trương lấy chính trị làm tôn chỉ không bằng làm chủ nghĩa” (Nam Phong được mười tuổi. NP số 119/7/1917). Về phía chủ bút Phạm Quỳnh, trên Nam Phong, Pham Quỳnh tuyên truyền cho “chủ nghĩa quốc gia”, cho “chính sách bảo hộ” một cách không che dấu. Theo Phạm Quỳnh, “về đường chính trị phải ban bố một độc lập ở cái thế giới cạnh tranh này, nên phải nấp bóng dưới một cường quốc, nhờ che chở cho “Quốc học và chính trị, NP số 168/8-9/1931) Phạm Quỳnh kêu gọi: “Nhà văn muốn thờ nước không có phương tiện nào hay bằng: giúp cho nước có một nền quốc văn xứng đáng” (Quốc học và Quốc văn. NP số 161/7/1931), và chính Phạm Quỳnh tự nhận mình là người tiên phong trong phong trào gây dựng văn hoá, ông viết nhiều về tất cả các vấn đề thuộc văn hoá khoa học Đông- Tây nhằm giới thiệu “văn minh thái Tây” cũng như “văn minh Á Đông”…. Phải chăng đó là “chủ nghĩa quốc gia” dưới chiêu bài văn hoá của Phạm Quỳnh?
Nghiên cứu Tạp chí Nam Phong không thể bỏ qua khía cạnh chính trị này. Tuy nhiên, chúng ta không thể không chú ý đến một mặt khác của vấn đề: cùng với Đông Phương Tạp chí trước đó, Nam Phong đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá giai đoạn. Chủ trương xây dựng nền học thuật mới, giới thiệu văn hoá Đông- Tây, bảo tồn quốc hồn, quốc tuý, “đoàn luyện quốc văn” v.v…. Tạp chí Nam Phong đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, học thuật đương thời. Nam Phong thu hút được nhiều tri thức cũng như đông đảo bạn đọc trong nước. Nhưng cây bút chủ lực của Nam Phong phần nhiều là những người uyên thâm cựu học, lại có vốn Tây học. Chính những công trình biên dịch, khảo cứu của họ đã góp phần đem lại cho Nam Phong không khí học thuật vừa thâm trầm vừa mới mẻ. Và không ai trong số họ cũng thấm nhuần “chủ nghĩa quốc gia” của Phạm Quỳnh. Trong số họ có thể có không ít người còn ảo tưởng về chính trị nhưng lại rất nhiệt tâm xây dựng học thuật nước nhà. Không phải ngẫu nhiên nhiều học giả tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đông Chi.. đã từng ghi nhận công lao của Nam Phong tạp chí, của Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của văn học nước ta trong buổi đầu của nền văn học hiện đại. Ngay từ năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn đã ghi nhận: “Có những kẻ không hiểu biết gì về văn chương Pháp và Trung Hoa, nhưng với tạp chí Nam Phong, họ có thể có được một trình độ tri thức cần thiết cho sự sống hàng ngày… và khi đọc tạp chí này người ta có thể học hỏi được nền văn hoá Đông Phương” (1)
Việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc trên Tạp chí Nam Phong và ý nghĩa của nó xuất phát từ yêu cầu chủ quan và khách quan trên.
2. Với 210 số, khổ lớn, dày trên dưới 100 trang, xuất bản đều đặn trong 18 năm (1917-1934), Tạp chí Nam Phong cho ra đời nhiều bài mục, thời sự… trong đó những vấn đề liên quan đến văn hoá- học thuật, văn học Trung Quốc chiếm số lượng không nhỏ, dù mục đích chủ yếu của Nam Phong là tuyên truyền văn hoá thái Tây, chủ yếu là văn minh Pháp trong buổi văn hoá cổ truyền của Trung Quốc không còn đủ sức chống lại sự du nhập mới từ Phương Tây (Lời nói đầu NP số 1/7/1917). Hầu hết các bài viết trên Nam Phong đầu ít nhiều liên hệ đến văn hoá học thuật Trung Quốc dù bàn về giáo dục, quốc học, quốc văn, xã hội… Điểm nổi bật ở đây là tinh thần học thuật, là thái độ ứng xử đối với văn hoá Trung Hoa trong buổi “hỗn hiệp” văn hoá Đông Tây, xây dựng học thuật nước nhà. Điều đó cho thấy mối quan hệ văn hoá nói chung, văn học nói riêng, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được đặt trên tầm quan hệ mới, phá vỡ mối quan hệ theo đặc trưng giao lưu Trung đại có từ ngàn năm. Ông Tuyết Huy bàn khá thấu đáo về việc cần học chữ Hán, “lựa những chữ Hán có thể dùng làm quốc văn”, “đón được cái mới vẫn tốt, giữ được cái cũ vẫn hay”, và “dịch được nhiều sách thì cái tinh hoa văn hoá vẫn còn” (Bàn về vấn đề học chữ Hán. NP số 24/6/1919). Nguyễn Bá Trác kêu gọi các nhà Tây học “lấy cái con mắt nhà Tây mà phán đoán, mà tả chân ra làm thành sách vở quốc ngữ truyền lại nghĩa lý Hán học cho người đời sau… tui chỉ trông rằng sau này sẽ có một ngày kia, học mới học cũ cùng chung đúc lại một lò, mà thành ra một nền văn học riêng củaViệt Nam ta” (Bàn về Hán học, NP số 40/10/1919).Ông Tùng Vân trong “Bàn về lịch sử nước Tàu” viết “Người Nam ta đối với lịch sử nước Tàu,chỉ nên chú ý về lịch sử văn hóamà thôi… xét trong lịch sử Khổng học, đời nào là đời Khổng học mờ tối, và Khổng học có ích cho xã hội thế nào, kẻ khảo về Đông phương học, thực cũng nên biết.” (NP số 80/2/1924). Khảo sách “Xuân Thu tả truyện”, Ông Nguyễn Trọng Thuật viết : “Cái mục đích của sự học vấn là phải lấy phép thực nghiệm mà xét tìm cho kỳ đến chốn chân lý có thể căn cứ được mới thôi” (NP số 127/3/1938). “Khảo về lối văn mới của người Tàu” , ông Nguyễn Tiến Lãng hy vọng “Tân thanh niên và tân học giả nước ta cũng có thể biết tường tận cái chân tướng về cuộc vận động cải tạo rất quan hệ cho văn học và cho cả xã hội Tàu ngày nay, phong trào ấy có nhiều vẻ đáng kể cho ta bắt chước” (NP số 210/12/1934 ). Về tinh thần dịch thuật, Ông Đồ Nam (Nguyễn Trọng Thuật ) viết : “Cái nền dân tộc học thuật đã phải bao hàm, lại phải lấy tiếng nói của dân tộc làm căn bản, thì sự phiên dịch là rất cần”, kể cả “những sách Tây đã dịch ra Hán ta cũng có thể chọn mà dịch lại được” (NP số 196/12/1933)… Tuy có tính chất không thuần nhất trong hàng ngũ các cây bút Nam Phong, nhưng có thể nói , trên đây cũng là tinh thần học thuật khá nhất quán đối với những người khảo dịch văn hoá phương Đông nói chung do yêu cầu khách quan, khoa học của p...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu ứng dụng statcom trong việc nâng cao ổn định điện áp trong hệ thống điện có kết hợp nguồn điện gió Khoa học kỹ thuật 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ứng dụng sinh trắc học trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch điện tử Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại trung tâm y tế dự Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc làm việc của máy fax và các thuật toán nén ứng dụng trong máy fax Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo anten bức xạ siêu cao tần làm việc ở dải rộng băng sóng VHF tần số 174 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top