Download Khóa luận Mối quan hệ giữa khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Download miễn phí Khóa luận Mối quan hệ giữa khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính – những vấn đề lý luận và thực tiễn





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ 3
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VÀ KHỞI KIỆN HÀNH CHÍNH 3
1.1 Khái niệm khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính 3
1.1.1 Khái niệm khiếu nại hành chính 3
1.1.2 Khái niệm khởi kiện hành chính 5
1.1.3 Một số khái niệm liên quan 6
1.2 Ý nghĩa của khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính 9
1.2.1 Ý nghĩa của khiếu nại hành chính 9
1.2.2 Ý nghĩa của khởi kiện hành chính 10
1.3 Mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính 12
1.3.1 Quan niệm của Việt Nam về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính 12
1.3.2 Quan niệm của một số quốc gia trên thế giới về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện 15
Chương 2: 29
THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KHIẾU NẠI VÀ 29
KHỞI KIỆN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 29
2.1 Mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính ở Việt Nam hiện nay – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng 29
2.1.1 Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về tính độc lập giữa khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính 29
2.1.2 Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về tính bổ trợ của khiếu nại hành chính đối với khởi kiện hành chính 36
2.1.3 Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về tính đối trọng của khởi kiện hành chính đối với khiếu nại hành chính 39
2.1.4 Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về tính nhượng bộ - loại trừ giữa khiếu nại và khởi kiện 44
2.2 Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính ở Việt Nam 48
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính 48
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hải hiểu cặn kẽ từng tình tiết. Trong khi đó công việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính lại hầu như không liên quan đến nghiệp vụ xét xử do đó hiếm khi cần đến sự tư vấn, hỗ trợ của cán bộ xét xử, nên đây cũng là một luận cứ để kết luận về tính bổ trợ một chiều – tính bổ trợ của khiếu nại đối với khởi kiện.
Tính đối trọng của khởi kiện đối với khiếu nại:
Đối với đặc điểm này thì việc có hay không vấn đề tiền tố tụng không có nhiều ý nghĩa. Bởi như quan điểm của tác giả Vũ Thư và nhiều nhà nghiên cứu khác, trật tự Tòa án là trật tự bảo đảm pháp chế cao hơn so với trật tự hành chính. Như vậy việc đi từ trật tự hành chính sang trật tự Tòa án là một con đường tự nhiên, giả sử pháp luật không có bất cứ ràng buộc gì về việc thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau thì cũng rất khó có khả năng người dân lựa chọn khởi kiện trước rồi lại quay sang khiếu nại. Điều này cho thấy phán quyết của cơ quan tài phán dường như có giá trị pháp lý và tính đảm bảo cao hơn so với quyết định giải quyết khiếu nại và trong mắt người đi khiếu kiện, cơ quan tài phán dường như cũng mạnh mẽ, quyền lực hơn cơ quan hành chính. Tuy nhiên chúng tui nhấn mạnh lại rằng, về bản chất khởi kiện hành chính độc lập và bình đẳng với khiếu nại hành chính, không nên và cũng không thể đặt cao hơn khiếu nại hành chính. Tính đối trọng do vậy cũng không thể hiện ở việc cơ quan hành chính có thái độ “kiêng dè” trước cơ quan tài phán. Khi bàn về tính cần thiết của sự hiện diện cơ chế khởi kiện hành chính ở phần trên, chúng tui đã chỉ ra rằng khởi kiện ra đời có tác dụng “ngăn ngừa sự tùy tiện, cẩu thả trong giải quyết khiếu nại, góp phần đưa quá trình giải quyết khiếu nại vào nề nếp”. Những thay đổi tích cực ấy từ phía cơ quan giải quyết khiếu nại không xuất phát từ việc họ “sợ” cơ quan tài phán mà do hai nguyên nhân cơ bản sau – cũng là hai nội dung cơ bản của tính đối trọng. Thứ nhất, với sự ra đời của tài phán hành chính, cơ chế “Bộ trưởng - Quan tòa” không còn vị trí độc tôn, cơ quan hành chính cấp trên không thể dễ dàng bao che, bênh vực cho những sai phạm của thuộc cấp như trước được nữa. Khi cơ quan tài phán kết luận một quyết định, hành vi hành chính là trái pháp luật họ không có quyền kết án cơ quan hành chính ban hành ra quyết định, hành vi đó song bản thân việc đưa ra kết luận như vậy đã giáng một đòn mạnh vào uy tín của cơ quan hành chính. Càng có nhiều vụ tranh chấp hành chính mà người dân là bên thắng kiện thì uy tín của hệ thống cơ quan hành chính trong xã hội càng bị lung lay, giảm sút. Để khắc phục nguy cơ này, bản thân nội bộ ngành dọc các cơ quan hành chính phải có ý thức cao hơn về việc giải quyết khách quan, công bằng các khiếu nại hành chính. Có như vậy, trong trường hợp người dân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại mà kiện ra tòa thì cơ quan hành chính vẫn có thể an tâm vào khả năng bảo vệ uy tín. Thứ hai, quá trình “điều tra” trong vụ án hành chính có thể dẫn tới khả năng truy cứu những trách nhiệm khác của cán bộ, công chức nhà nước. Tòa án trong khi xét xử vụ án hành chính hoàn toàn có thể phát hiện ra những dấu hiệu của tội phạm hình sự và tiến hành những thủ tục để có thể khởi tố một vụ án riêng biệt. Luật hình sự của tất cả các nước đều quy định về những tội danh như “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn”, “lộng quyền, lạm quyền”… mà những tội phạm này phổ biến được thực hiện thông qua các quyết định, hành vi hành chính trái luật. Để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay nhẹ hơn là trách nhiệm kỷ luật, cán bộ công chức của các cơ quan hành chính không cách nào khác là phải khép mình vào kỷ cương, hạn chế để xảy ra khiếu nại và khi có khiếu nại thì giải quyết nghiêm túc, thỏa đáng (tất nhiên điều này cũng chỉ là tương đối).
Nói tóm lại, sự hiện diện của cơ chế khởi kiện hành chính tạo ra những thay đổi tích cực từ phía khiếu nại hành chính, làm nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại. Tính đối trọng làm cho cả bên đối trọng và bên bị đối trọng phát huy được tốt hơn năng lực của mình trong một trạng thái dung hòa – đối trọng nhưng không kiềm chế. Vì suy cho cùng, một vụ án hành chính có phát sinh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc có đơn kiện hay không (không giống như trong lĩnh vực hình sự nơi cơ quan tư pháp có thể tự mình khởi tố vụ án) cho nên chúng tui không đồng tình với quan điểm cho rằng sự ra đời của khởi kiện hành chính là biểu hiện của việc hành chính bị kiểm soát bởi tư pháp.
Tính nhượng bộ - loại trừ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính:
Đặc điểm này thể hiện qua việc dù mối quan hệ được thiết lập theo mô hình nào, ở mức độ nào thì khiếu nại và khởi kiện vẫn chừa cho nhau những “khoảng trời riêng” nhất định. Như đã trình bày, pháp luật quy định có những loại việc chỉ được phép giải quyết theo thủ tục hành chính mà không được khởi kiện ra tòa. Với những tranh chấp này, việc giải quyết chúng ra sao hoàn toàn nằm gọn trong tay các cơ quan hành chính, cơ quan tài phán về nguyên tắc không cách gì có thể can thiệp được. Ngược lại, có những loại việc mà pháp luật cho phép người dân có thể khởi kiện ngay ra tòa bất chấp việc tiền tố tụng được ghi nhận như một nguyên tắc chung. Đối với những tranh chấp này, cơ quan hành chính không thể tranh giành thẩm quyền với cơ quan tài phán đã nhận đơn kiện để đưa vụ tranh chấp về với thủ tục giải quyết khiếu nại. Như vậy có thể thấy, tính chất nhượng bộ - loại trừ gắn bó chặt chẽ với các trường hợp ngoại lệ về đối tượng xem xét/ xét xử của khiếu nại và khởi kiện hành chính. Pháp luật càng quy định nhiều loại ngoại lệ thì biểu hiện của tính chất trên càng rõ nét. Có thể lấy ra từ pháp luật Việt Nam một vài ví dụ sau: (1) sau khi thực hiện tiền tố tụng mà người khiếu nại khiếu nại tiếp đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo thì sẽ mất quyền khởi kiện, ngược lại nếu khởi kiện thì không được khiếu nại tiếp (trước 1/6/2006); (2) sau khi thực hiện tiền tố tụng đối với các tranh chấp về đất đai, kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức mà người khiếu nại khiếu nại tiếp thì sẽ mất quyền khởi kiện (pháp luật hiện hành); (3) đối với những loại việc pháp luật quy định chỉ được quyền khiếu nại một lần thì người khiếu nại sau khi trải qua khiếu nại lần đầu bắt buộc phải chuyển sang con đường tư pháp cho dù bản thân người đó mong muốn đi tiếp con đường hành chính (theo tinh thần của điểm c, khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh TTGQVAHC sửa đổi, bổ sung năm 2006)… Trong đa số trường hợp việc phân định rạch ròi giữa nhượng bộ và loại trừ là rất khó khăn, mặc dù vậy ta vẫn có thể hình dung ra bản chất của hiện tượng này như sau: Nhượng bộ là việc khiếu nại hay khởi kiện chủ động nhượng cho bên kia “một phần đất” lẽ ra t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top