phuong_85

New Member

Download Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội, bài tập tình huống miễn phí





Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH năm 2006; Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đủ các điều kiện sau: người lao động bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và được xác định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
Theo dữ kiện đề bài, ngày 23/8/2007, theo yêu cầu của giám đốc nên anh H ở lại công ty làm thêm giờ. Trong lúc làm thêm, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều trị mất hai tháng. Ra viện, anh được xác định là suy giảm 45% khả năng lao động. Như vậy, anh H bị tai nạn khi đang làm việc theo yêu cầu của giám đốc và anh được xác định là bị suy giảm 45% khả năng lao động. Do đó, đối chiếu với Điều luật trên, xác định anh H sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

u nguyên nhân khác nhau. Khi rơi vào những tình huống như vậy, nhu cầu khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng trở thành cấp thiết và mang tính nhân đạo sâu sắc. Do đó, có thể nhận thấy, bảo trợ xã hội là biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người tìm đến để giúp nhau vượt qua những tình huống khó khăn. Đây là hình thức tương trợ cộng đồng đơn giản, phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội mỗi quốc gia.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo trợ xã hội, hầu hết các nước đều tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội bằng cách xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán,... của mình. Theo thống kê của ILO trong các tài liệu về an sinh xã hội, trong số 172 nước thiết lập hệ thống an sinh xã hội thì chế độ bảo trợ xã hội đều được quan tâm thực hiện ngay từ đầu. Thậm chí một số nước như Pháp, Đức,... còn xác định bảo trợ xã hội cho những người cùng kiệt nhất chính là trọng tâm và mục tiêu chủ đạo của an sinh xã hội.
Ở Việt Nam, mặc dù bảo trợ xã hội đã được thực hiện từ rất lâu với vai trò quan trọng của Nhà nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về bảo trợ xã hội trong các văn bản pháp luật. Theo cách hiểu thông thường thì đó là “sự giúp đỡ cho qua khỏi cơn nguy khốn” hay “giúp cho qua khỏi cơn cùng kiệt ngặt”. Về ngữ nghĩa, thì đa số các nhà khoa học cho rằng cụm từ này gồm hai nhóm từ ghép là “cứu trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội”.
Tóm lại, dựa trên những quan điểm chung của ILO và riêng ở Việt Nam, có thể hiểu: Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, cùng kiệt đói,... vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hay giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Việc thể chế hóa chính sách xã hội mang đậm tính nhân đạo này, tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể chế độ bảo trợ xã hội với phạm vi đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng,... và tổ chức thực hiện. Do vậy, có thể hiểu, dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội khi bị lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, rủi ro, cùng kiệt đói,... không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Xuất phát từ những phân tích trên về khái niệm bảo trợ xã hội có thể rút ra một số đặc điểm sau:
- Về đối tượng: tham gia vào quan hệ bảo trợ xã hội bao gồm Nhà nước, các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động chung mang tính nhân đạo này. Trong đó:
+ Đối tượng bảo trợ là mọi người dân trong xã hội không phân biệt vị thế và thành phần xã hội khi gặp phải khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ nhỡ,... hay vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sống thường ngày hay lâu dài của họ bị đe dọa. Dưới góc độ kinh tế thì đó là những thành viên có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội hay gặp khó khăn, rủi ro cần có sự nâng đỡ về vật chất. Dưới góc độ xã hội thì họ thuộc nhóm người “yếu thế” trong xã hội, với những nguyên nhân khác nhau mà bị rơi vào vị thế bất lợi, thiệt thòi, có ít cơ may trong cuộc sống như người bình thường và không đủ khả năng tự lo liệu, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và bản thân. Ngoài ra dưới góc độ nhân đạo, đó có thể là những đối tượng nghiện hút, mại dâm, lang thang xin ăn,...
+ Thứ hai là Nhà nước với tư cách là một chủ thể trong quan hệ bảo trợ xã hội, đã xác định được nghĩa vụ của mình và mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân,.. trong hoạt động bảo trợ xã hội. Hoạt động bảo trợ xã hội, ngoài trách nhiệm của Bộ lao động – thương binh và xã hội còn là trách nhiệm của các bộ, ban ngành khác như Bộ y tế, Bộ giáo dục,... và toàn thể các thành viên xã hội...
- Về nội dung: Chế độ bảo trợ xã hội được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi đối tượng sẽ có chế độ bảo trợ đối với từng nhón cụ thể như người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ em mồ côi,... Nếu căn cứ vào tính ổn định hay nhất thời của trợ cấp thì sẽ có chế độ trợ cấp thường xuyên và chế độ trợ cấp đột xuất. Trong đó, chế độ trợ cấp thường xuyên có tính ổn định, lâu dài hơn, còn chế độ trợ cấp đột xuất thì có tính nhất thời, được thực hiện một lần với các hình thức đa dạng, linh hoạt. Còn nếu căn cứ vào hình thức của chế độ bảo trợ sẽ có bảo trợ xã hội về vật chất với các khoản tiền trợ cấp, phương tiện sinh sống,... và bảo trợ xã hội về tinh thần bằng các hoạt động tư vấn sức khỏe, tâm lý, giáo dục,...
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ bảo trợ xã hội bao gồm hai nội dung chính là chế độ bảo trợ thường xuyên và chế độ bảo trợ đột xuất. Việc phân loại này chỉ có ý nghĩa đưa ra mức hưởng và hình thức bảo trợ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Về mục đích: mục đích của bảo trợ xã hội không nhằm bù đắp thu nhập thường xuyên bị giảm hay mất hay đảm bảo ổn định đời sống, suy tôn công trạng. đền ơn đáp nghĩa những người có công,... mà chỉ hỗ trợ, giúp đỡ cho những người lâm vào tình trạng thực sự khó khăn, túng quẫn, cần có sự giúp đỡ về vật chất mới có thể vượt qua được hoàn cảnh hiện tại. Do đó, mức hưởng thường là thấp và linh hoạt, phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực, và tình trạng thực tế của đối tượng,...
Ngoài hai chế độ bảo trợ thường xuyên và đột xuất, ở phạm vi rộng, hoạt động bảo trợ xã hội còn được thực hiện với các chương trình xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe toàn dân, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người lầm lỡ mắc tệ nạn xã hội,...
*/ Ý nghĩa của bảo trợ xã hội:
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.
- Dưới góc độ kinh tế, bảo trợ xã hội không vì mục đích kinh doanh, lợi nhu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top