Download Tiểu luận Quyết định liên quan đến sáng chế của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (PCT) miễn phí





Giống với trường hợp của Trung Quốc sản xuất máy bay cho Hãng hàng không Lào( Lao Airline). Chiếc máy bay MA-60 do nhà sản xuất Xian của Trung Quốc sản xuất cho Hãng hàng không Lào nhìn rất giống loại máy bay Antonov AN-24 của Nước Nga, tức là loại máy bay Antonov AN-24 là do Nước Nga sáng tạo ra và đăng ký sáng chế. Sau đó, Trung Quốc mua lại sáng chế về máy bay để tự sản xuất ra loại máy bay MA-60 (gần giống với loại Antonov An -24). Và chiếc máy bay MA-60 này được Hãng hàng không Lào đăng ký với mã RDPL-34169. Hiện tại, chiếc máy bay mã RDPL-34169 đang được Hãng hàng không Lào sử hữu và sử dụng cho các chuyến bay được xuất phát từ sân bay Luang Pha Bang tại Lào



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề tài 4: Quyết định liên quan đến sáng chế của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (PCT).
Hơn mươi năm nay, Chính phủ Lào đã chủ trương đứng ra bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu trí tuệ thông qua việc áp dụng công cụ như ban hành pháp luật về sở hữu trí tuệ áp dụng trong nước và hợp tác với bên ngoài thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, thỏa ước quốc tế để ngăn chặn những bất lợi có thể xảy ra trong việc xâm phạm quyền sở hữu của nhau giữa các chủ thể trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Kể từ tháng 1 năm 1995, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (viết tắt: CHDCND Lào) đã trở thành một thành viên của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (The World Intellectual Property Organization_WIPO). Đây được coi là một thể hiện của Chính phủ Lào nhằm bảo vệ quyền lợi liên quan đến sở hữu trí tuệ cho người dân Lào trên trường quốc tế. Sang đến tháng 10 năm 1998, Nước CHDCND Lào đã tham gia vào một công ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, đó là Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (The Paris Convention for Protection of Industrial Property). Và đến tháng 6 năm 2006, nước CHDCND Lào đã tham gia vào Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (The Patent Cooperation Treaty). Văn bản pháp luật có hiệu lực trong nước hiện này là Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007. Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế mà Lào đã là thành viên có quy định nhiều liên quan đến vấn đề sáng chế.
So sánh các quy định liên quan đến sáng chế giữa Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế.
Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 có đề cập đến “Sáng Chế”, là một nội dụng nằm trong quy định về sở hữu công nghiệp. Tại Phần II, nhóm I, Điều 13 chỉ quy định về điều kiện được cấp bằng sang chế như:
Phải là sự sáng tạo, tức là chưa bao giờ có sự sáng tạo này xuất hiện, chưa bao giờ được công khai cho xã hội biết đến thông qua mạng quảng cáo hay thông qua việc sử dụng sáng chế này cả trong lãnh thổ nước Lào hay ở nước ngoài trước khi đăng ký hay ngày ưu tiên đăng ký sáng chế.
Sáng chế phải có trình tự, tức là có mỗi quan hệ với sáng chế trước đây và có chuyên gia lĩnh vực liên quan hiểu biết rõ ràng.
Có thể áp dụng trong quá trình sản xuất, tức là sáng chế này có thể đưa vào sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tay nghề, lâm sản, dịch vụ và các lĩnh vực khác nhằm đạt được lợi ích.
Như vậy, để đạt được bằng sáng chế thì ít nhất cũng phải có đủ cả ba điều kiện trên do pháp luật quy định. Một điểm đáng lưu ý là, theo Luật sở hữu trí tuệ có quy định thêm về “tiểu sáng chế”. Điều kiện để đạt được tiểu sáng chế không khác gì với điều kiện đạt được sáng chế, nhưng đối với sáng chế nào có trình độ kỹ thuật thấp thì sẽ được xếp vào loại tiểu sáng chế. Còn thời hạn bảo hộ đối với sáng chế theo quy định là hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký và chủ sáng chế có nghĩa vụ phải trả lệ phí trước từng năm để được bảo hộ sáng chế. Riêng đối với tiểu sáng chế thì có thời hạn bảo hộ là mười năm và được tiếp tục kéo dài thời hạn bảo hộ một lần không quá hai năm, giống trường hợp của sáng chế, chủ tiểu sáng chế có nghĩa vụ trả lệ phí trước từng năm để được bảo hộ tiểu sáng chế.
Qua hai quy định trên thấy được Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 không quy định nhiều liên quan đến vấn đề sáng chế.
Do Lào đã là thành viên Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế, cho nên quy chế do Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế quy định cũng có thể áp dụng đối với sự sáng chế đăng ký tại Lào. Đối với Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế lại quy định rất cụ thể và chi tiết liên quan đến sáng chế. Quy định từ bắt đầu đăng ký, tờ khai xin bảo hộ, các cơ quan văn phòng quốc tế nhận đơn, việc tra cứu, hoàn thành thủ tục và công bố quốc tế và hiệu lực của công bố quốc tế, vấn đề bí mật trong đơn quốc tế. Một điểm cần nhắc đến ở đây là, do sáng chế là một nội dung quan trọng của sở hữu công nghiệp, cho nên mới có mỗi quan hệ giữa Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế. Ngày trong quy định của Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế có đề cập nhiều đến Công ước Paris như: bất kỳ Nước thành viên nào của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia vào Hiệp ước này bằng cách ký kết và nôp chứng thư phê chuẩn hay nộp lưu văn bản gia nhập và sau đó Tổng giám đốc Hiệp ước hợp tác sáng chế sẽ thông báo cho Chính phủ của tất cả các nước tham gia Công ước Paris biết đến. Ngoài ra đối với việc yêu cầu quyền ưu tiên của Hiệp ước hợp tác sáng chế cung có dẫn chiếu đến Điều 4 của Định ước Stockholm của Công ước Paris.
Liên hệ trường hợpthực tế liên quan đến đăng ký sáng chế các quốc gia khu vực ASEAN.
Một doanh nghiệp khá nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối chất dinh dưỡng, khám bệnh, tăng giảm cân và vấn đề liên khác liên quan đế sức khỏe, đây là công ty Agel Laos. Hiện nay, công ty không chỉ hoạt động kinh doanh trong thị trường Lào mà còn kinh doanh tại các thị trường khác trên thế giới. Sau khi doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm mới, có tính mới và đặc biệt hơn so với sản phẩm cùng loại đã và đang được mua bán trên thị trường. vấn đề hàng đầu doanh nghiệp phải nghĩ đến là việc bắt chước của người khác về tính chất sáng chế do bên mình đã sáng tạo ra, khiến cho doanh nghiệp phải bảo hộ sáng chế qua mình thông qua việc đăng ký sáng chế qua đó có thể bảo hộ sáng chế của mình bằng hiệu lực của pháp luật và hiệp ước quốc tế có quy định liên quan đến vấn đề sáng chế.
Cụ thể hơn, công ty Agel Laos đã đăng ký bảo hộ sáng chế của mình (thực chất là tiểu sáng chế) trong thời gian mười năm. Bên cạnh hiệu lực của pháp luật, công ty không lo sợ rằng sản phẩm mình sẽ phải bị người khác bắt chước để đi đăng ký và lạm dụng tính sáng chế của mình để kiếm lời. Bên cạnh đó, nếu như có chủ thể khác mong muốn sử dụng sáng chế của công ty để hoạt động kinh doanh hợp pháp, họ có thể đề nghị mua sáng chế này từ phía công ty, và lúc đó bên công ty cũng có thể thu được lợi trong việc bán sáng chế này cho người khác, còn người mua cũng có thể hoạt động kinh doanh sản phẩm này một cách bình thương do không trái pháp luật.
Giống với trường hợp của Trung Quốc sản xuất máy bay cho Hãng hàng không Lào( Lao Airline). Chiếc máy bay MA-60 do nhà sản xuất Xian của Trung Quốc sản xuất cho Hãng hàng không Lào nhìn rất giống loại máy bay Antonov AN-24 của Nước Nga, tức là loại máy bay Antonov AN-24 là do Nước Nga sáng tạo ra và đăng ký sáng chế. Sau đó, Trung Quốc mua lại sáng chế về máy bay để tự sản xuất ra loại máy bay MA-60 (gần giống với loại Antonov An -24). Và chiếc máy bay MA-60 này được Hãng hàng không Lào đăng ký với mã RDPL-34169. Hiện tại, chiếc máy bay mã RDPL-34169 đang được Hãng hàng không Lào sử hữu và sử dụng cho các chuyến bay được xuất phát từ sân bay Luan...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top