Mika

New Member

Download Tiểu luận Tìm hiểu một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 0
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 0
I. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 0
1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 0
a) Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ: 0
b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 1
c) Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ: 2
2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 3
2.1 Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trái pháp luật: 4
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”. 5
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra: 6
2.4 Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 6
3. Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra : 7
II. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật : 11
1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 11
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: 15
KẾT LUẬN: 18
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sức khỏe, tính mạng của cá nhân chứ không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư của cá nhân. Thiệt hại xảy ra do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà không cần có lỗi của con người tác động đến. Để xác định được khi nào trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm được đặt ra, cần xem xét các điều kiện làm phát sinh nên trách nhiệm đó.
2.1 Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại trái pháp luật:
Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, với mục đích là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có những yếu tố không giống như thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, thiệt hại này xảy ra phải do chính hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người. Hoạt động được hiểu là “vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hay gây ra tác động nào đó,…”, khi xảy ra thiệt hại, thì nguồn nguy hiểm cao độ đó phải đang trong tình trạng “ đang hoạt động”, ví dụ như xe ôtô đang đi trên đường thì bị mất phanh, nổ lốp; nhà máy công nghiệp đang trong quá trình vận hành, sản xuất. Nếu thiệt hại xảy ra mà không do tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hay nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trong trạng thái “tĩnh” không hoạt động như xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; cột điện bị đổ trong lúc đang thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh thì không thể coi đó là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, khi đó thì trách nhiệm bồi thường sẽ xác định theo trách nhiệm phát sinh thông thường.
Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường hay như hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hay do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ. Như vậy, có thể khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.
2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”.
Do tính chất nguy hiểm của nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh” - là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hay sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Việc xác định người xung quanh và người không được coi là người xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ có ý nghĩa về mặt pháp lý trong việc xác định người bị hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ được hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức bị nguồn nguy hiểm gây ra thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ hay điều khiển, vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra:
Quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ phổ biến, biện chứng, sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại, mà không có yếu tố lỗi của con người. Việc xác định này có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có hay không trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu chủ sở hữu mà có lỗi, thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, người chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ hay người có lỗi trong việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.4 Lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường, cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quan điểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Quy định này trên thực tế hiện nay dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
Như vậy, yếu tố lỗi không phải là một điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do đó có thể thấy dấu hiệu quan trọn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top