Cyneleah

New Member

Download Tiểu luận Những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.2
NỘI DUNG.2
I. Giới thiệu chung về EU.2
II. Những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU.3
1.Những chính sách của EU.3
1.1.Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư.3
1.2.Các nguyên tắc về vấn đề nhập cư.3
2.Quy định pháp luật của EU.4
2.1.Cư trú dài hạn.4
2.2.Nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình.5
2.3. Chính sách nhập cư theo diện du học sinh.6
2.4.Chính sách nhập cư kinh tế.7
3. Quyền của công dân nước thứ ba tại EU.8
III.Đánh giá.9
1.Tác động của việc nhập cư đến EU.9
2. Thực tiễn liên quan đến vấn đề nhập cư ở một số quốc gia thành viên EU.10
3.Quan hệ Việt Nam – EU trong vấn đề nhập cư.11
KẾT LUẬN.11
DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.12
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong vấn đề nhập cư..........................................................11
KẾT LUẬN...................................................................................................................11
DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................12
MỞ ĐẦU
Vài thập niên trở lại đây, cùng với sự dịch chuyển của các dòng tư bản, đầu tư nước ngoài và sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, chúng ta chứng kiến những làn sóng di cư, hay là sự dịch chuyển nguồn nhân lực mạnh mẽ trên khắp thế giới. Châu Âu và cụ thể hơn là EU đã và đang là một trong những điểm đến tiềm năng của những người di cư. Tuy nhiên, một loạt các vấn đề về tự do hóa lao động, đi lại trong khu vực và đặc biệt là vấn đề nhập cư trái phép khiến cho EU phải đối mặt với một số vấn đề bất lợi, gây ra nguy cơ bất đồng, chia rẽ nội bộ. Chính vì vậy, những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU luôn luôn được quan tâm chú ý. Và đây cũng chính là đề tài mà nhóm em lựa chọn.
***
NỘI DUNG
I.Giới thiệu chung về EU.
Mô hình liên kết của Liên minh Châu Âu được xây dựng trên cơ sở ba trụ cột:
Theo Hiệp ước Masstricht (Treaty on European Union, được ký ngày 7/2/1992 ở Maastricht – Hà Lan), Liên minh Châu Âu có ba trụ cột chính:
+)Cộng đồng kinh tế Châu Âu (trụ cột cộng đồng), gồm:
- Liên minh thuế quan;
- Thị trường nội địa;
- Liên minh kinh tế và tiền tệ;
Theo Hiệp ước, không thay thế ba cộng đồng trước đây (Cộng đồng than thép Châu Âu - ECSC; Cộng đồng năng lượng và nguyên tử Châu Âu - EURATOM; Cộng đồng kinh tế Châu Âu - EEC) mà tổng hợp ba cộng đồng này, nhất thể hóa tất cả các vấn đề hợp tác, hay nói cách khác các quốc gia thành viên hoàn toàn trao chủ quyền của mình cho Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
+)Chính sách đối ngoại và an ninh chung (trụ cột liên chính phủ), gồm:
- Hợp tác trong chính sách đối ngoại;
- Phối hợp hành động để giữ gìn hòa bình;
- Chính sách an ninh của Châu Âu;
+) Hợp tác về tư pháp và nội vụ (trụ cột liên chính phủ), gồm:
- Chính sách nhập cư;
- Đấu tranh chống tội phạm;
- Hợp tác về cảnh sát và tư pháp;
Các quốc gia thành viên không chuyển giao chủ quyền, trong hai trụ cột (Chính sách đối ngoại và anh ninh chung; Hợp tác về tư pháp và nội vụ) các vấn đề luôn luôn được quyết định theo nguyên tắc đồng thuận hay nói cách khác cách liên kết trong hai trụ cột này chính là cách liên chính phủ. Các quốc gia hợp tác với nhau trên cơ sở những thỏa thuận có tính Điều ước trong từng lĩnh vực cụ thể. Sự chuyển dịch các nội dung giữa các trụ cột căn cứ vào:
u Hiệp ước Amsterdam 1997: quy định những vấn đề liên quan đến nhập cư và tị nạn, kiểm soát biên giới, hợp tác tư pháp được chuyển tự trụ cột tư pháp và nội vụ sang trụ cột cộng đồng
v Hiệp ước Lisbon 2009: Hiệp ước này chuyển các nội dung còn lại của tư pháp và nội vụ sang trụ cột cộng đồng và xóa bỏ ba cơ chế trụ cột của Liên minh Châu Âu.
II. Những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU.
1.Những chính sách của EU.
1.1.Những chính sách của EU về vấn đề nhập cư.
Năm 1999, Hội nghị nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước EU tại Tampere (Phần Lan) đã thống nhất yêu cầu phải thiết lập Chính sách di cư chung và Cơ chế cư trú chính trị chung châu Âu. Từ đó, vấn đề di cư và cư trú chính trị được đặt dưới sự quản lý của EU. Trong Chương trình Hague 2004-2009, Cộng đồng chung châu Âu kêu gọi phát triển sâu rộng hơn nữa Chính sách di cư và cư trú chính trị của EU. Tiếp đến, tháng 10/2008, Hiệp ước châu Âu về di cư và cư trú chính trị được Ủy ban châu Âu thông qua. Bằng Hiệp ước này, quan điểm của EU là hướng tới một nhận thức chung cho chính sách quản lý di cư hiệu quả của các nước thành viên EU. Đồng thời khẳng định vị thế và vai trò của người di cư với tư cách là nhân tố phát triển và đối tác.
Hiệp ước khuyến nghị, công dân các nước thứ 3 cần được trang bị những thông tin cần thiết để nắm được yêu cầu, thủ tục về nhập cảnh và cư trú hợp pháp tại các nước EU. Mặc dù cho phép các nước thành viên có thẩm quyền quyết định về cách lựa chọn quốc tịch, quyết định số lượng người được phép di cư… nhưng Hiệp ước nhấn mạnh, công dân các nước thứ 3 cư trú hợp pháp trên lãnh thổ các nước thành viên sẽ được đảm bảo đối xử công bằng, có tư cách pháp nhân tương tự như công dân quốc tịch EU. Ngoài ra, tháng 5/2009, Hội đồng châu Âu đã thông qua Chỉ thị “Thẻ xanh EU”. Chỉ thị ưu tiên cấp giấy phép cư trú và làm việc đặc biệt theo thủ tục nhanh gọn cho các lao động trình độ cao từ các nước thứ 3 làm việc tại các nước thành viên EU.
Như vậy, EU đã cam kết sẽ xây dựng một chính sách nhập cư chung của Cộng đồng, theo Điều 79 TFEU (Điều 63 TEC). Về cơ bản, có thể thấy chính sách nhập cư của EU là hướng tới bảo vệ người di cư hợp pháp, chống nhập cư bất hợp pháp và chống buôn bán người. Yếu tố then chốt trong chính sách nhập cư toàn diện của EU là giúp người nhập cư hợp pháp hội nhập sâu rộng để phát huy tiềm năng của mình.
1.2.Các nguyên tắc về vấn đề nhập cư.
Trong Công văn của Ủy ban châu Âu gửi Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Ủy ban kinh tế - xã hội châu Âu và Ủy ban các khu vực ngày 17/06/2008 về một chính sách nhập cư chung cho châu Âu - Nguyên tắc, hoạt động và các công cụ [COM (2008) 359]. Công văn này đã thiết lập 10 nguyên tắc chung với các mục tiêu hành động cụ thể, trên cơ sở đó để hình thành một chính sách nhập cư chung cho châu Âu, và được chia thành 3 nhóm chính như trong cơ cấu của các chính sách của EU: thịnh vượng, đoàn kết, an ninh.
*Thịnh vượng và nhập cư: gồm ba nguyên tắc:
- Các chính sách nhập cư chung cầm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và công bằng, với mục tiêu hướng tới việc thúc đẩy người nhập cư hợp pháp.
- Đảm bảo tính tương xứng giữa kĩ năng của người lao động và nhu cầu của nền kinh tế trong Liên minh.
- Hòa hợp giữa người nhập cư và dân bản địa là chìa khóa để nhập cư thành công, trong đó bao gồm cả việc xem xét lại về quyền đoàn tụ gia đình.
*Đoàn kết và nhập cư: gồm 3 nguyên tắc:
- Chính sách nhập cư chung phải dựa trên cơ sở là tình đoàn kết, sự tin cậy lẫn nhau, tính minh bạch, trách nhiệm và nỗ lực chung giữa Liên minh và các nước thành viên.
- Phối hợp chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các thể chế sẵn có của Liên minh và của các quốc gia thành viên.
- Quan hệ đối tác với các nước thứ ba, đưa nhập cư trở thành một phần trở thành chính sách đối ngoại của EU.
*An ninh và nhập cư: gồm 4 nguyên tắc:
- Một chính sách thị thực chung phục vụ lợi ích của châu Âu và các đối tác, tạo điều kiện thông thoáng cho người nhập cư nhưng vẫn đảm bảo an ninh nội khối.
- Cải thiện hoạt động quản lý biên giới chung bên ngoài, bảo vệ tính toàn vẹn của khu vực Schengen.
- Đẩy mạnh cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp, và không khoan dung cho hành vi buô...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top