Kasia

New Member

Download Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác miễn phí





Lỗi là một trong bốn yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nói riêng. Chúng ta bắt buộc phải xem xét đến yếu tố này, bởi lẽ, trên thực tế đã chứng minh có những trường hợp xảy ra, lỗi hoàn toàn thuộc về người chịu thiệt hại. Ví dụ như, có những ca sĩ, diễn viên, tự mình đã tạo ra scandan với những hình thức khác nhau để mong muốn mình được mọi người quan tâm, để ý đến. Vô tình hay cố ý, những hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính họ. Lỗi trong những trường hợp này thuộc về chính bản thân những người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Lúc này, trách nhiệm gây ra thiệt hại không thể quy cho ai khác được.
Theo quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự thì : Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hay lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định khác.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của những người làm luật và áp dụng pháp luật bởi thiệt hại thường bao gồm cả hai loại trực tiếp và gián tiếp. Nhất là những thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm là những thiệt hại về các quyền nhân thân rất khó xác định những tổn thất thực tế thành tiền một cách chính xác tuyệt đối. Giống như cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, những thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân được xác định bao gồm: “trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần” (Điều 307 BLDS).
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì :
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí cho tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hay nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút được xác định là : nếu trước khi bị xâm phạm, các chủ thể này có thu nhập thực tế, tuy nhiên do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nên thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút.
2. Hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật.
Pháp luật cấm tất cả những hành vi gây tổn thất cho người khác, cho dù đó là hành vi cố ý hay vô ý. Trong lĩnh vực pháp lý, một người phải thực hiện một việc, hay cấm không được thực hiện một việc cụ thể nhưng người đó không thực hiện hay thực hiện việc pháp luật cấm đều bị coi là hành vi trái pháp luật.
Mà như ta đã biết Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó.
Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó. Trên thực tế, nếu xét về hậu quả hành vi thì không phải bao giờ hành vi gây thiệt hại cũng bị coi là hành vi trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hay nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện hành vi đó, hay đo là những hành vi phù hợp với phạm vi mà luật cho phép. Ví dụ như gây thiệt hại trong các trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ.
3. Quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan của bản thân các sự vật, tất cả các hiện tượng đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra, cần thiết phải phân biệt nguyên nhân với những điều kiện nhất định. Những điều kiện này là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra, nhưng bản thân chúng không gây ra một biến cố nào. Còn một nguyên nhân nhất định, trong những hoàn cảnh cụ thể chỉ có thể gây ra một hậu quả nhất định.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 604 BLDS dưới dạng: “Người nào…xâm phạm…mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Ở đây hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín của người khác là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là một vấn đề rất phức tạp. Theo phép biện chứng duy vật thì quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng (sự vật, quá trình) trong đó một hiện tượng được coi là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm phát sinh một hiện tượng khác (gọi là kết quả). trách nhiệm bồi thường dân sự dựa trên cơ sở của mối quan hệ mang ý nghĩa nhân quả giữa hành vi khách quan (hành vi trái PL) với hậu quả (thiệt hại xảy ra). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng sẽ không phát sinh nếu thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu trực tiếp của hành vi trái pháp luật thuộc về người gây thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân của người bị thiệt hại. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người gây thiệt hại chúng ta cần đảm bảo cho được tính tất yếu khách quan vốn có quy luật của sự việc, hiện tượng chứ không thể chỉ căn cứ vào một sự ngẫu nhiên nào đó. Đây cũng chính là yếu tố cần tuân thủ của các cán bộ làm công tác xét xử để tránh việc suy đoán nhận định một cách tùy tiện khi giải quyết các vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân của chủ thể.
4. Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là một trong bốn yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nói riêng. Chúng ta bắt buộc phải xem xét đến yếu tố này, bởi lẽ, trên thực tế đã chứng minh có những trường hợp xảy ra, lỗi hoàn toàn thuộc về người chịu thiệt hại. Ví dụ như, có những ca sĩ, diễn viên, tự mình đã tạo ra scandan với những hình thức khác nhau để mong muốn mình được mọi người quan tâm, để ý đến. Vô tình hay cố ý, những hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính họ. Lỗi trong những trường hợp này thuộc về chính bản thân những người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Lúc này, trách nhiệm gây ra thiệt hại không thể quy cho ai khác được.
Theo quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự thì : Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hay lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định khác.
Như vậy khi lỗi là của người gây ra thiệt hại thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới hai dạng hình thức là lỗi cố ý hay...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top