Download Tiểu luận Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành miễn phí





Để bảo đảm tính hiệu quả, quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định hành chính được coi là có tính hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây :
Thứ nhất, quyết định hành chính phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính. Ví dụ: Quyết định hủy 28 điểm bắn pháo hoa mừng Đại lễ trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại điểm duy nhất là sân vận động Mỹ Đình là một quyết định hợp lí bởi nó vừa đảm bảo việc tổ chức đại lễ được tốt đẹp vừa hợp lòng dân vì đã tiết kiệm được chi phí tổ chức để ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp thiên tai.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phái luôn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí. Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành chính, nhóm chúng quyết định chọn đề tài “Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành” cho bài tập nhóm lần một này. Dù rất cố gắng tìm hiểu cũng như mở rộng phạm vi kiến thức về vấn đề này nhưng không thể nào tránh khỏi những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn mảng chuyên đề này. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG CHÍNH
I, Những yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính.
1, Khái quát về quyết định hành chính.
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiên quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hay áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính, ngoài hai đặc điểm chung của quyết định pháp luật là tính quyền lực nhà nước và tính pháp lí còn có các đặc điểm riêng như tính dưới luật; do những chủ thể có thẩm quyền trong quản lí hành chính nhà nước ban hành; có mục đích và nội dung phong phú, đa dạng. Chính bởi những đặc điểm đó mà quyết định hành chính khi ra đời phải đảm bảo những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí.
2, Yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lí của quyết định hành chính.
Hợp pháp tức là đúng với pháp luật hay không trái pháp luật. Mọi vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật được coi là có tính hợp pháp khi và chỉ khi nó được thực hiện theo đúng những yêu cầu mà pháp luật đặt ra. Với đó, một quyết định hành chính ra đời chỉ hợp pháp khi đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật về thẩm quyền của chủ thể ban hành, trình tự thủ tục ban hành và không trái với những văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.
Hợp lí, theo nghĩa chung, là đúng lẽ phải, đúng với sự cần thiết, phù hợp với logic của sự vật. Không có điều gì tồn tại được lâu dài nêu như nó bất hợp lí. Một quyết định hành chính cũng vậy. Để ra đời và tồn tại lâu dài, một quyết định hành chính phải đảm bảo các yêu cầu về tính hợp lí như đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như nguyện vọng của nhân dân, phù hợp thực tế khách quan, ngôn ngữ dễ hiểu, chính xác, rõ ràng, có tính dự báo và tính khả thi cao.
Một quyết định hành chính không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai tính hợp pháp hay hợp lí. Trước hết, các quyết định hành chính ra đời trên cơ sở luật và để thi hành luật, chính thế cho nên, không thể tồn tại một quyết định hành chính bất hợp pháp. Nếu một quyết định hành chính không đảm bảo những yêu cầu về tính hợp pháp thì đương nhiên là nó sẽ bị mất hiệu lực. Thứ hai, mọi quyết định hành chính đều ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, thực thi pháp luật trên thực tế, do đó, quyết định hành chính không chỉ đảm bảo lợi ích nhà nước mà còn phải phù hợp thực tế khách quan cùng nguyện vọng nhân dân; phải rõ ràng chính xác để tránh bị hiểu sai, áp dụng sai; phải có tính khả thi mới có thể tiến hành áp dụng quyết định đó trên thực tế; phải có tính dự báo để hạn chế việc thay đổi liên tục các quyết định hành chính theo từng giai đoạn nhằm ổn định đời sống pháp luật của nhân dân. Từ phân tích trên có thể thấy rằng, tính hợp pháp và hợp lí luôn gắn bó với nhau, cả vè nội dung lấn hình thức như một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc ban hành quyết định hành chính sẽ không hiệu quả, đạt được mục đích.
2.1) Yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính.
Theo yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, một quyết định hành chính chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức là thoả mãn tất cả các yêu cầu sau:
Thứ nhất, quyết định hành chính được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của quyết định hành chính, đó là tính dưới luật. Chính bởi hiệu lực pháp lí của các quyết định hành chính luôn thấp hơn luật nên không thể trái ngược với những quy định mà hiến pháp và luật đã đặt ra. Ngược lại chính là vi hiến, vi pháp. Bất kì văn bản luật nào vi hiến, vi pháp đều sẽ bị xử lí, điều chỉnh. Ví dụ: Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (gọi tắt là Thông tư 22). Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều 62 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đã có buổi làm việc với thay mặt của Bộ GD &ĐT bàn về cách xử lý Thông tư 22.
Thứ hai, quyết định hành chính được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý. Các cơ quan (người có chức vụ) tuyệt đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm vi quyền hạn được trao, thậm chí không được lẩn tránh và lạm quyền. Việc đảm bảo đúng thẩm quyền ở đây là thẩm quyền trên hai khía cạnh phạm vi và lĩnh vực. Cơ quan nào phụ trách quản lí cho khu vực, lĩnh vực gì thì ra quyết định hành chính cho khu vực, lĩnh vực ấy, không được phép vượt quá thẩm quyền mình có, thậm chí, cấp trên cũng không được can thiệp vào lĩnh vực của cấp dưới. Ví dụ như chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, tuy thẩm quyền rất rộng, trên mọi lĩnh vực của thành phố đó nhưng thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân là thẩm quyền chung, không thể can thiệp vào công việc của những cơ quan hành chính hành chính khác thuộc địa phận thành phố (ví dụ như chủ tịch UBND không thể ra quyết định xử phạt hành chính đối với người vi phạm luật giao thông, công việc đó thuộc thẩm quyền của công an giao thông thành phố).
Thứ ba, quyết định hành chính phải bảo đảm trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định. Các quyết định hành chính, nhất là các quyết định hành chính...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top