SU_NGUYEN

New Member

Download Tiểu luận Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc quy định các quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng miễn phí





Quyền kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Sở dĩ pháp luật quy định quyền năng này cho tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh là bởi vì khi cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ tài sản của khách hàng đối với bên có quyền, tổ chức tín dụng bảo lãnh phải đem cả uy tín và tài sản của mình để phục vụ quyền lợi của khách hàng được bảo lãnh nên lẽ công bằng họ có quyền được pháp luật được bảo hộ như đối với chủ nợ. Việc trao quyền kiểm soát đối với khách hàng cho tổ chức tín dụng bảo lãnh chính là phương tiện pháp lý để tổ chức tín dụng tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi tham gia quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh;



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề bài: Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc quy định các quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng.
Bài làm:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong điều kiện ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một hoạt động phổ biến của các tổ chức tín dụng, là một trong các hình thức cấp tín dụng đem lại giá trị kinh tế. Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm... Xét về bản chất, bảo lãnh ngân hàng là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh. Vấn đề được đặt ra là quan hệ bảo lãnh có phải là quan hệ hợp đồng hay chỉ là cam kết đơn phương? Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được ký kết giữa những chủ thể nào? Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng là gì? Tại sao pháp luật lại quy định các quyền và nghĩa vụ như vậy?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
| Khái niệm:
Bảo lãnh ngân hàng theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là hành vi của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo đảm bằng uy tín hay tài sản của mình cho hành động, tư cách hay nghĩa vụ của người khác.
Pháp luật ngân hàng định nghĩa: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận (Khoản 18 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010).
Quy định trong khoản 1 điều 2 quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 cũng quy định về bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhân bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
| Đặc điểm: Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm sau:
Ø Về bản chất pháp lý: Bảo lãnh ngân hàng là loại giao dịch thương mại đặc thù. Hoạt động này vừa do chính các tổ chức tín dụng (với tư cách là một loại thương nhân) thực hiện trên thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, vừa có tính chất chuyên môn như một nghề nghiệp kinh doanh. Cũng do tính chất thương mại của hoạt động này mà bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ø Về chủ thể: hoạt động bảo lãnh ngân hàng có loại chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng thực hiện).
Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng. Vì vậy mà quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng không giống hoàn toàn với quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Ngoài ra hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn có những đặc điểm: mục đích và hậu quả của hoạt động là tạo lập 2 hợp đồng là hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Đây là giao dịch không được đơn phương hủy ngang bởi những người thay mặt có thẩm quyền của tổ chức tín dụng bảo lãnh….
Thứ ba, trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong thực hiện nghĩa vụ dân sự mà còn thêm tư cách nhà kinh doanh ngân hàng.
Thứ 4, giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả là tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn hoàn toàn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên.
Thứ 5, giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch dân sự hai hay ba bên mà là giao dịch “ kép ”.
Thứ 6, theo thông lệ quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể hủy ngang bởi những người thay mặt có thẩm quyền của tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Thứ 7, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ.
Thứ 8, bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện.
| Các loại chủ thể trong bảo lãnh ngân hàng.
Trước khi đi tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng thì phải hiểu các bên trong quan hệ này gồm những “ai” ? Cụ thể:
Như chúng ta đã nêu ở trên, nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng vốn mang bản chất là hoạt động thương mại nên có cấu trúc pháp lý khá đặc thù, bao gồm sự gắn kết giữa hai loại hợp đồng- hợp đồng bảo lãnh được ký kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được ký kết giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Nếu tách riêng hai hợp đồng trên thì có thể nhận thấy hợp đồng bảo lãnh được ký kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh không phải bao giời cũng mang đầy đủ giấu hiệu của quan hệ thương mại. Còn hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được ký kết giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh lại mang bản chất của giao dịch thương mại. Như vậy, giao dịch trong bảo lãnh ngân hàng không thể được coi là giao dịch hai hay ba bên mà là giao dịch “kép”. Trên cơ sở phân tích trên có thể khẳng định rằng các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng bao gồm ba chủ thể: Thứ nhất là bên bảo lãnh, thứ hai là bên được bảo lãnh và thứ ba là bên nhận bảo lãnh
2. Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể trong bảo lãnh ngân hàng:
¯ Bên bảo lãnh:
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là các tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo luật định. Các tổ chức tín dụng này bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Ngoài ra pháp luật còn quy định nếu bên nhận bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì bên bảo lãnh chuyên nghiệp chỉ có thể là ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế.Điều kiện của tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chuyên nghiệp với khách hàng:
Theo quy định tại điều 3 quyết định 26/2006/QĐ-NHNN:
“Tổ chức tín dụng  thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:
1. Các tổ chức tín dụng thàn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top