phu_cuong

New Member

Download Tiểu luận Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay miễn phí





Pháp luật Việt Nam hiện nay có lẽ nghi ngại thuật ngữ trật tự công cộng, có thể bởi tính trừu tượng của nó, nên đã làm cho phức tạp hơn trong việc sử dụng lý do chính đáng này. Điều 389, khoản 1, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 qui định: “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Theo Roland Amoussou-Guénou, điều kiện không được trái pháp luật và đạo đức xã hội trong tự do giao kết hợp đồng của các qui định này có thể tương ứng với khái niệm trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục trong pháp luật của Pháp[22]. Có lẽ đó chỉ là cách phê phán bóng bẩy, bởi nhiều khi trái hay khác với các qui định pháp luật trong lĩnh vực luật tư không có nghĩa chống lại trật tự công cộng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à án tối cao Hoa Kỳ đã in một dấu ấn chắc chắn vào các học thuyết pháp lý ở cuối thế kỷ XIX. Trong vụ việc của mình, Lochner lập luận rằng quyền tự do hợp đồng là một quyền được bao hàm bởi qui trình thích đáng của luật vật chất. Mặc dù trước đó trong các vụ Allgeyer v. Louisiana (1897) và vụ Holden v. Harly (1898) Toà án tối cao Hoa Kỳ đã thừa nhận tự do hợp đồng, nhưng trong vụ Lochner v. New York này, Toà án tối cao Hoa Kỳ phải đối diện với vấn đề rằng liệu Bakeshop Act có đưa ra được các hành xử hợp lý của chính quyền hay không. Rốt cuộc Toà án tối cao Hoa Kỳ đưa ra phán quyết, việc giới hạn thời gian làm việc tại các cửa hiệu bánh mỳ không tạo nên các hành xử hợp pháp của quyền lực cảnh sát[9]. Ngày nay, các điều kiện của hợp đồng được giải thích căn bản trên cơ sở học thuyết tự do ý chí. Người ta thừa nhận rằng ý chí là tự do và ý chí của các bên là yếu tố duy nhất hình thành hợp đồng và làm phát sinh các hậu quả pháp lý[10]. Nhưng với sự phát triển của xã hội, vì đời sống chung của cộng đồng, nên tự do ý chí bị hạn chế trên các phương diện như ký kết, không ký kết, và xác lập hay thay đổi nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, trong bất kể một công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về hợp đồng, vấn đề tự do hợp đồng hay tự do ý chí đều được đề cập đến một cách thích đáng. ở các bộ pháp điển hóa về hợp đồng đều có các quy định về nguyên tắc tự do hợp đồng hay tự do ý chí. Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam định ra nguyên tắc: “Quyền tự do cam kết thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” (Điều 4). Tiếp đó Bộ luật này quy định cụ thể hơn “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” (Điều 389, khoản 1). Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng có nguyên tắc: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó (Điều 11, khoản 1). Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 quy định tại Điều 1.1 rằng: “Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”. Cũng như vậy, nhưng có phần thận trọng hơn, các nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu quy định: “Các bên được tự do giao kết hợp đồng và xác định nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào các yêu cầu về thiện chí và công bằng và các quy tắc bắt buộc được thiết lập bởi các Nguyên tắc này” (Điều 1.02). Qua các quy định này, chúng ta có thể nhận thấy tự do hợp đồng là một nguyên tắc hết sức quan trọng của luật hợp đồng mà nếu không có nó thì các thỏa thuận sẽ trở nên vô nghĩa vì không một quan hệ nghĩa vụ nào có thể được tạo thành. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ bị hạn chế trên một vài phương diện mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục sau. Các học giả thường xem xét tự do ý chí trên ba phương diện: triết học, đạo đức và kinh tế. Về mặt triết học, học thuyết tự do ý chí dựa trên nền tảng của tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của họ. Về mặt đạo đức, học thuyết tự do ý chí dựa trên quan niệm rằng không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc mà không xuất phát từ lợi ích của họ. Do vậy, hợp đồng được xem là sản phẩm của ý chí được hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết. Về mặt kinh tế, học thuyết tự do ý chí dựa trên nhận định rằng, lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Do đó, tự do ý chí phải được đề cao để con người vì lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh mang lại những lợi ích chung[11]. “Tự do hợp đồng là một tư tưởng mà theo đó các cá nhân được quyền tự do thoả thuận giữa họ với nhau về các điều kiện của hợp đồng, không có sự can thiệp của chính quyền. Bất kể những gì khác hơn các qui định tối thiểu và thuế có thể xem là sự vi phạm nguyên tắc. Nó là trụ cột của học thuyết kinh tế tự do (the theory of laissez- faire economics). Các nhà kinh tế học xem xét nó như một lợi ích đối với xã hội bởi làm tăng sự lựa chọn và làm giảm thất nghiệp gây ra bởi các qui định chẳng hạn như tiền lương tối thiểu”[12]. Triết lý này được đề xuất bởi Adam Smith và Thomas Hobbes nhằm ủng hộ cho các cá nhân sử dụng xã hội như một công cụ để thủ đắc tài sản. Các ông xem nhà nước thông thường như một phương tiện để đạt mục đích, chứ không phải là người qui định, và phản đối sự kiềm chế nhân định đối với ý chí tự do của cá nhân trong việc theo đuổi lợi ích riêng của anh ta. Hobbes đã gọi tự do ý chí là luật tự nhiên tự do (liberal natural law)[13]. Học thuyết tự do ý chí đã dẫn đến một hệ quả trước tiên coi hợp đồng là một loại nguồn quan trọng nhất của nghĩa vụ pháp lý. Bởi vậy, hợp đồng có nhiệm vụ bảo đảm sự tự do và ngay thẳng của ý chí của các đương sự. Từ đó pháp luật về hợp đồng phải có các qui định loại bỏ những trường hợp không bảo đảm sự tự do và ngay thẳng của ý chí. Những người giao kết hợp đồng phải chín chắn về suy nghĩ và ở trạng thái minh mẫn bình thường. Các trường hợp giao kết hợp đồng do nhầm lẫn, do lừa dối hay do bạo lực sẽ làm cho hợp đồng vô hiệu. Do đó, có thể nói chế định vô hiệu của hợp đồng hoàn toàn không trái với vấn đề tự do ý chí[14]. Tuy nhiên, về sự vô hiệu của hợp đồng cũng được các nhà lập pháp nhìn từ giác độ của trật tự công cộng, có nghĩa là hợp đồng sẽ vô hiệu, nếu chống lại trật tự công cộng. Tuy nhiên nhận thức hay giải thích khái niệm trật tự công cộng cũng có những khác biệt nhất định trong các nền tài phán khác nhau, ở những thời điểm lịch sử khác nhau. Chẳng hạn: trong Quốc triều Hình luật của Việt Nam trước kia, mặc dù đã có những qui định buộc thi hành hợp đồng (có nghĩa là có khuynh hướng tự do ý chí), nhưng cũng đã đưa ra nhiều qui định hạn chế tự do ý chí của các thần dân thể hiện tại Điều 41, Chương Tạp luật với qui định người Kinh không được cho người Man Liêu vay nợ, trái luật thì xử biếm hai tư; số tiền cho vay phải xung công. Các qui định như vậy nhằm bảo đảm đời sống chung của cộng đồng, nhưng đôi khi được giải thích theo hai hướng khác nhau. Một khuynh hướng cho rằng sự duy trì các qui định như vậy nhằm hạn chế bớt một phần của tự do cá nhân vì một lợi ích lớn hơn là sự tồn tại và phát triển của xã hội. Một khuynh hướng khác lại lập luận, khái niệm trật tự công cộng được hình thành từ thế kỷ XIX nhằm bảo đảm tự do cá nhân và sở hữu cá nhân trong trường hợp cần thiết. Các nghiên cứu trên cho phép chúng ta đi đến nhận định học thuyết tự do ý chí có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhằm biến các dự định hay kế hoạch trở thành hiện thực – một trong những chức năng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top