hero_20_vn

New Member

Download Tiểu luận Hoàn thiện các quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài miễn phí





Việc đương nhiên công nhận các bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (phần lớn là các bản án, quyết định ly hôn không có yêu cầu thi hành về tiền, tài sản và con cái) được quy định trong BLTTDS với nguyên tắc dựa trên cơ sở điều ước quốc tế (khoản 5 Điều 343). Tại thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất hai Hiệp định Tương trợ tư pháp (TTTP) mà Việt Nam ký với các nước (với Liên Xô cũ và Cuba) quy định vấn đề đương nhiên công nhận. Trên thực tế, toàn bộ các hồ sơ yêu cầu công nhận các bản án, quyết định ly hôn không có yêu cầu thi hành mà Bộ Tư pháp nhận được đều xuất phát từ những quốc gia chưa ký Hiệp định TTTP với Việt Nam (chủ yếu là từ Cộng hòa Liên bang Đức, Đại Hàn dân quốc, Trung Quốc (Đài Loan), Xinh-ga-po, Cộng hòa Ốt-xtrây-lia, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.). Do quy định của BLTTDS nên tất cả các bản án, quyết định ly hôn (không có yêu cầu thi hành) do TANN tuyên đều không thể được công nhận tại Việt Nam.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoàn thiện các quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài là những quy định có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc các nước công nhận và thi hành lẫn nhau các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài. Tuy nhiên, để các quy định này được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả, cần cân nhắc và xem xét chúng dưới mọi khía cạnh, đảm bảo cả tính khoa học và thực tiễn, tránh gây những bất cập như đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
1. Nguyên tắc “có đi có lại” trong việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài
Khoản 3 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 (BLTTDS) có quy định mở rộng hơn phạm vi các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (TANN), quyết định của Trọng tài nước ngoài (TTNN) bằng cách khẳng định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong việc xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Đây là một nguyên tắc quan trọng, thường được áp dụng phổ biến trong công pháp và tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, nguyên tắc này bản thân nó cũng còn nhiều vấn đề hạn chế. Việc áp dụng điều khoản này, trên thực tế ngày càng giảm đi đáng kể. Đã có nhiều ý kiến chỉ trích việc áp dụng điều khoản “có đi có lại” và đề nghị quy định này cần được xem xét lại. Trong nhiều trường hợp, nếu áp dụng một cách cứng nhắc, nó sẽ hạn chế và ảnh hưởng ngay chính đến quyền lợi chính đáng của công dân nước áp dụng nguyên tắc này.
Ở Đức, phán quyết của TTNN được thi hành theo thể thức chung về thi hành tài quyết của Đức mà không cần tính đến yếu tố có đi có lại[1]. Điều 1044 Điều lệ Tố tụng dân sự Đức quy định rằng, tài quyết của nước ngoài không được công nhận và thi hành nếu như nó vi phạm một số nguyên tắc cơ bản như vi phạm trật tự công cộng, một trong các bên không được thay mặt đúng quy cách, không thể tham gia việc xét xử, nếu tài quyết không có giá trị theo pháp luật của nước mà nó phải tuân theo. Nguyên tắc có đi có lại không được quy định như một điều kiện cần thiết để công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Cộng hòa Liên bang Đức. Pháp luật của Anh hay Italia cũng có những quy định tương tự[2].
Trên thực tế, nhiều Toà án cũng đã từ chối áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong công nhận và thi hành quyết định TTNN cũng như bản án, quyết định của TANN. Mục 98 của Bản Tuyên bố lại (Restatement) Luật Xung đột (Conflict law) của Hoa Kỳ không đòi hỏi điều khoản có đi có lại. Những nhà soạn thảo Bộ luật thống nhất của Hoa Kỳ về công nhận các bản án của nước ngoài có yếu tố tài sản, đã loại bỏ nguyên tắc “có đi có lại” như là yếu tố cân nhắc việc công nhận và cho thi hành bản án của TANN. Vụ công ty Mata kiện American Life Ins.Co.,[3] là một điển hình trong việc từ chối áp dụng nguyên tắc này. Ý kiến của Toà án tối cao Minnesota trong Vụ Nicol v. Tanner[4] cũng đã thể hiện rất rõ những điểm bất cập của nguyên tắc có đi có lại này[5]. Ngoài ra, bản thân nguyên tắc “có đi có lại” trong quy định về bảo lưu tại Điều I (3) của Công ước New York đối với việc công nhận và thi hành quyết định của TTNN cũng gây rất nhiều tranh cãi. Thuật ngữ “có đi có lại” thông thường được sử dụng trong luật quốc tế để chỉ trường hợp trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, nước này đảm bảo cho các chủ thể của nước kia những ưu đãi nhất định với điều kiện các chủ thể của nước họ cũng được hưởng những ưu đãi tương tự tại quốc gia kia. Tuy nhiên, do yếu tố quốc tịch của một bên đã bị loại bỏ với tư cách là một điều kiện để áp dụng Công ước, cho nên nguyên tắc đối xử “có đi có lại” giữa các chủ thể của những quốc gia thành viên Công ước New York là không cần tính đến[6]. Tương ứng với đó, thuật ngữ “có đi có lại” tại điều khoản bảo lưu nêu trên của Công ước không được hiểu theo nghĩa gốc của luật quốc tế. Một ví dụ về sự tranh cãi trong hai cách hiểu về “có đi có lại” có thể tìm thấy trong Quyết định của Toà án quận tại Michigan, Hoa Kỳ[7].
Do vậy, theo chúng tôi, BLTTDS không nên quy định nguyên tắc có đi có lại như một điều kiện công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của TANN, mà quy định hẳn theo hướng, về nguyên tắc, Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án mọi quốc gia, trừ trường hợp bản án, quyết định đó rơi vào một trong những điều khoản là căn cứ để từ chối việc công nhận, ví dụ như điều khoản về vi phạm thủ tục tố tụng, vi phạm trật tự công cộng.... (Điều 356 BLTTDS). Quan điểm này đang là xu hướng khá phổ biến trong pháp luật của nhiều nước.
2. Nguyên tắc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài
Điều 343 của BLTTDS đưa ra sáu nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN, quyết định của TTNN. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, thì Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của TTNN trong trường hợp quyết định này được tuyên tại nước hay của Trọng tài của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hay gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này. Điểm này trước hết mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 342 cùng Chương, khi định nghĩa quyết định TTNN là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hay trong lãnh thổ Việt Nam nhưng do TTNN tuyên, theo thoả thuận lựa chọn của các bên. Ngoài ra, cần nhấn mạnh, quy định này thực chất là hẹp hơn định nghĩa về quyết định TTNN nêu tại Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của TTNN năm 1995 (Pháp lệnh 1995)[8]. Theo Pháp lệnh này, quyết định TTNN được hiểu là: các quyết định (1) được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam; và (2) trong lãnh thổ Việt Nam nhưng do TTNN tuyên. Theo loại quyết định thứ nhất thì các quyết định trọng tài được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ rất rộng, bao gồm cả các quyết định trọng tài được tuyên tại các nước đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam (trong trường hợp này là các nước thành viên Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của TTNN, mà Việt Nam đã tham gia (sau đây gọi là Công ước). Quy định tại Điều 1 Pháp lệnh 1995 là hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về quyết định trọng tài nêu tại Công ước New York. Công ước không đòi hỏi (mặc dù về vấn đề này, Công ước cũng có cho phép điều khoản bảo lưu)[9] việc quyết định trọng tài phải được tuyên trên lãnh thổ của các nước thành viên[10]. Điều I Công ước tuyên rằng, quyết định TTNN là quyết định được tuyên tại lãnh thổ của một nước khác với nước nơi công nhận và thi hành quyết định đó. Công ước cũng áp dụng đối với quyết định TTNN không được coi là quyết định trọng tài trong nước tại quốc gia có yêu cầu c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top