mirinda_1410

New Member

Download Tiểu luận Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương và điều chỉnh thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật miễn phí





Theo quy định hiện hành, HĐND, UBND các cấp đều được trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đã hình thành luận điểm về việc không cần thiết duy trì hoạt động của các cơ quan trung gian như HĐND huyện, quận và cấp cơ sở trên địa bàn đô thị như HĐND phường.
Đối với mô hình chính quyền đô thị, theo đánh giá của một số thành phố đang triển khai xây dựng Đề án, quyết định quản lý từ chính quyền thành phố xuống huyện, quận, phường bị cắt khúc, triển khai chậm do cấp dưới phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Từ đó, hình thành kiến nghị tổ chức chính quyền đô thị như sau:
- Thiết lập chính quyền đô thị như một cấp hoàn chỉnh gồm HĐND và Uỷ ban hành chính.
- Cấp hành chính trung gian huyện, quận, phường chỉ có cơ quan hành chính tại địa phương.
- Xã là cấp chính quyền hoàn chỉnh gồm HĐND và Uỷ ban hành chính (hay theo phương án 2, chỉ có Uỷ ban hành chính).
Với việc nghiên cứu tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND và UBND sẽ và cần biến chuyển theo xu hướng mở rộng thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh và UBND các cấp.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương và điều chỉnh thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương
1.1. Yêu cầu của việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương
Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương là chủ trương gắn với cải cách nền hành chính nhà nước với mục đích xây dựng bộ máy tinh gọn mà vẫn bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quyền, tự do của cá nhân. Tính khoa học trong tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức chính quyền địa phương là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhằm tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới; chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật tổ chức các cơ quan nhà nước (Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Bầu cử đại biểu HĐND), hợp nhất các luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm) của Ban Chấp hành trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đưa ra yêu cầu “Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính”.
Theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương cần quán triệt các nguyên tắc và yêu cầu:
- Nhà nước đơn nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất;
- Xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, bảo đảm tính thay mặt cho cộng đồng dân cư;
- Tính thống nhất, thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước;
- Bảo đảm giám sát của cấp uỷ, các tổ chức đoàn thể đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
1.2. Nội dung của việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương
Nội dung chính của việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương là phân biệt mô hình quản lý nhà nước đối với địa bàn đô thị và nông thôn. Tương ứng với mỗi mô hình là một cách thức tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND). Khác biệt chủ yếu của hai mô hình này là cách thức tổ chức HĐND; khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan: cơ quan thay mặt và cơ quan hành chính nhà nước.
Trong tinh thần tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, một số biện pháp thí điểm đang được áp dụng hay nghiên cứu để áp dụng. Theo Kế hoạch Cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, thì một số thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng sẽ xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Mục đích bao trùm của các đề án này là góp phần đổi mới nền hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Việc nghiên cứu xây dựng các Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại từng thành phố là cơ sở cho việc tiếp tục hình thành Chiến lược phát triển và quản lý đô thị tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phương theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng.
Có thể nói, điểm chung giữa nội dung thí điểm mô hình chính quyền đô thị và thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là đề xuất thực hiện không tổ chức HĐND ở các đơn vị hành chính huyện, quận, phường. Nội dung quan trọng của việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương và mục tiêu của các biện pháp thí điểm đều tập trung ở phân biệt mô hình quản lý nhà nước tại địa bàn đô thị và nông thôn.
2. Điều chỉnh thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trong xu hướng cải cách hành chính
1. Điều chỉnh thẩm quyền của HĐND, UBND trong điều kiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị và thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường
Vấn đề quan trọng khi xây dựng Đề án thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND các cấp để bảo đảm hoạt động bình thường của chính quyền địa phương, duy trì phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu tiếp cận vấn đề một cách triệt để thì không tổ chức HĐND đồng nghĩa với việc chấm dứt các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này tại địa bàn thí điểm. Tuy nhiên, với quy mô và tính chất thí điểm, các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận, phường đã được rà soát để nghiên cứu, hình thành phương án chuyển giao cho các cơ quan: HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND huyện, quận, phường. Cùng với đó là sự thay đổi một số nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện, quận, phường.
Nhìn chung, các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận mang tính chất của cơ quan thay mặt được chuyển lên HĐND cấp tỉnh như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân huyện, quận; giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan tư pháp huyện, quận; bãi bỏ văn bản sai trái của HĐND xã, thị trấn; giải tán HĐND xã, thị trấn trong trường hợp luật định.
Các nhiệm vụ, quyền hạn nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương được chuyển giao cho UBND huyện, quận, phường; một số nhiệm vụ, quyền hạn khác chuyển lên UBND tỉnh, thành phố.
UBND tỉnh nơi không tổ chức HĐND huyện, phường được bổ sung nhiệm vụ: phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện; chỉ đạo UBND huyện thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo đảm đời sống của nhân dân trên địa bàn. Ngoài hai nội dung tương tự, UBND thành phố trực thuộc trung ương nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường còn được bổ sung  nhiệm vụ, quyền hạn: quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất quy hoạch đô thị trên địa bàn quận; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị trên địa bàn quận; quyết định quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn huyện; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, quận. Như vậy, khi thực hiện thí điểm, khối lượng nhiệm vụ của UBND thành phố tăng nhiều hơn so với UBND tỉnh.
Thay đổi đáng kể trong thẩm quyền của UBND huyện, quận, phường là các nội dung liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước. UBND huyện, quận lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để trình HĐND quyết định; căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top