hoatuyet_love

New Member

Download Tiểu luận Các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc Vedan miễn phí





Một người bình thường cũng có thể cảm nhận dễ dàng mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường của Vedan và hậu quả thiệt hại vật chất về cây trồng, vật nuôi, cũng như sự xuống cấp về chất lượng cuộc sống mà những người nông dân ở hai bờ sông Thị Vải phải gánh chịu. Tuy nhiên, để buộc Vedan bồi thường thiệt hại thì sự cảm nhận là chưa đủ, mà cần xác lập mỗi liên hệ nhân quả ấy bằng các chứng cứ khách quan và có cơ sở khoa học. Hiện nay, thiệt hại thực tế của người dân là chưa xác định được chính xác và quá trình này vẫn đang được tiến hành. Một số chứng cứ của nông dân đưa ra là không hợp lệ như giấy phép khai thác thủy sản đã quá thời hạn, ghe thuyền bỏ thời gian dài đã mục nát, mô tả thiệt hại chưa đúng



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bài làm:
I. Đặt vấn đề.
Trong 2 năm qua, vụ việc công ty Vedan bị phát hiện xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải trong thời gian dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên sinh thái của con sông và đời sống sinh hoạt của người dân vùng lân cận, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong nước. Một cách tổng quát, vụ việc Vedan buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vai trò thực tế của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc giải quyết khi phát sinh tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi xảy ra ô nhiễm môi trường.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Diễn biến vụ việc.
Công ty Vedan khởi công xây dựng năm 1991 tại tỉnh Đồng Nai và chính thức đi vào hoạt động năm 1993. chỉ một năm sau khi công ty hoạt động, người dân địa phương đã liên tiếp phản ánh về việc Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, các loài thủy sản bị nhiễm độc từ nguồn nước thải bị chết rất nhiều, nguồn lợi của người dân từ việc đánh bắt bị suy giảm…Tuy nhiên, từ đó cho đến thời điểm tháng 9 – 2008, công ty Vedan vẫn được phép hoạt động bình thường mà không vấp phải sự can thiệp đáng kể nào từ phía các cơ quan quản lí có thẩm quyền.
Qua phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lí ra môi trường, qua thời gian dài trinh sát, ngày 12- 9 – 2008, đoàn kiểm tra liên ngành do Đại tá Lương Minh Thảo - Phó cục trưởng Cục cảnh sát môi trường làm trưởng đoàn đã bất ngờ ập vào kiểm tra công ty Vedan, phát hiện công ty đang có hành vi xả hàng ngàn khối nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối nông nặc ra sông Thị Vải mà không qua một công đoạn xử lí nào. Hành vi gây ô nhiễm của Vedan được tiến hành một cách có hệ thống và hết sức tinh vi bằng việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhưng hệ thống này không được đưa vào vận hành; để ngăn người ngoài tiếp cận khu vực xử lí nước thải, công ty cho xây dựng hệ thống rào cao 2,5 – 3m, bên trên có gắn dây kẽm gai sắt nhọn, bên trong có lực lượng bảo vệ đông đảo làm nhiệm vụ canh phòng.
Hành vi của Vedan gây ra những ảnh hường đặc biệt nghiêm trọng đối với môt trường. trong suốt 14 năm hoạt động, trung bình mỗi tháng công ty Vedan thải ra 105.600 m3 chất thải độc hại ra sông. Chất lượng nước sông Thị Vải bị ô nhiễm, từ khu đầu nguồn Thị Vải – Long Thọ, Nhơn Thạch (Đồng Nai), cách ống xả Vedan hơn 10km đường sông cho đến cửa sông khu vực đảo Long Sơn và xã Tân Hòa, huyện Tân Thạch (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân, đặc biệt là hàng ngàn hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).
Ngay sau đó, người dân 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã liên tiếp đưa đơn khởi kiện đòi Vedan bồi thượng thiệt hại. Thời gian đầu, Vedan kiên quyết từ chối việc bồi thường thiệt hại theo mức đề nghị của cơ quan quản lí. Cho đến khi các hệ thống siêu thị và người dân cả nước tiến hành tẩy chay sản phẩm Vedan để ủng hộ nông dân 3 tỉnh thì Vedan mới đồng ý bồi thường với mức 53,6 tỷ đồng đối với nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh là 45,7 tỷ đồng, Đồng Nai là 119 tỷ. Nhưng vẫn còn khá nhiều hộ nông dân không thỏa mãn với mức đền bù của Vedan và tiếp tục khới kiện.
Ngoài ra, Vedan bị xử phạt hành chính với mức phạt 267,5 triệu đồng; bị truy thu khoản phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127,2 tỷ đồng; bị cấm hoạt động xả chất thải lỏng; có trách nhiệm khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải.
2. Các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vụ việc Vedan.
Xem xét ở góc độ tâm lí, có hai cách lí giải hành động của Vedan và nói chung là của các doanh nghiệp vẫn đang lẳng lặng và liên tục đầu độc môi trương tự nhiên: hay họ phát hiện được các kẽ hở của pháp luật và đã lách qua đó; hay họ nhận thấy đang sống trong một xã hội mà pháp luật không hữu hiệu và người ta có thể dễ dàng vô hiệu hóa nó bằng nhiều cách. Bài viết này chỉ xin đề cập đến trường hợp thứ nhất: Vấn đề các quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ môi trường.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật Việt Nam ghi nhận lần đầu tiên tại Luật bảo vệ môi trường năm 1993, theo đó “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Nhưng phải đến khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn.
Với những hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, Luật Bảo vệ môi trường không quy định hình thức xử phạt cụ thể đối với từng hành vi mà tùy vào tính chất, mức độ và thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra mà tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng trách nhiệm pháp lí tương ứng, có thể là dân sự, hình sự, hành chính.
a. Các quy định của pháp luật hình sự.
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về việc truy tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi “gây ô nhiễm nguồn nước” tại Điều 183.
“Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước.
  1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hay các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Nhưng bên cạnh đó, luật Hình sự việt Nam cũng quy định “cá thể hóa trách nhiêm hình sự, chỉ được áp dụng với cá nhân mà không được áp dụng với pháp nhân”. Với những quy định như vậy, trên thực tế Điều luật này không có nhiều ý nghĩa trong việc răn đe, phòng chống và xử lí tội phạm, vì hiện nay việc gây ô nhiễm nguồn nước ở mức độ đủ để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự phần lớn (nếu không muốn nói là gần hết) đều do các pháp nhân chứ không phải do cá nhân gây ra. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc pháp nhân gây ô nhiễm môi trường dù ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng cũng chỉ có thể xử lí theo các quy định hành chính mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự do Luật Hình sự chưa có quy định về vấn đề này!
Bên cạnh đó, Điều 183 cũng nêu ra điều kiện để chủ thể bị xử lí hình sự l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top