yuna_ichi

New Member

Download Báo cáo Vấn đề nguồn nhân lực cho các cơ quan Báo, Đài Phát Thanh – Truyền Hình miễn phí





Đội ngũ những người làm Báo Phú Thọ luôn được đào tạo bổ sung ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Toà soạn hiện có 53 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trình bày, xếp chữ điện tử, bình bản, được biên chế ở 7 ban nghiệp vụ, đó là: Ban thư ký biên tập, Ban biên tập kinh tế, Ban biên tập văn xã - nội chính, Ban biên tập Báo Phú Thọ cuối tuần, Ban trị sự, Ban bạn đọc, Ban Báo Phú Thọ điện tử.
Hiện nay, Báo Phú Thọ có tổng số đội ngũ 53 người làm báo được phân bổ cho 7 ban nghiệp vụ: Ban biên tập (4 người: 1 TBT và 3 PTBT); Ban Thư ký biên tập (9 người); Ban Kinh tế (6 người); Ban Văn xã- Nội chính (7 người); Ban Báo Phú Thọ điện tử (5 người); Ban báo cuối tuần (10 người); Ban bạn đọc (4 người); Ban Trị sự (8 người).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

toà soạn báo. Phân công lao động
trong báo chí liên quan chặt chẽ và tạo ra mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của toà soạn và từng nhà báo việc phân công lao động phù hợp với khả năng từng người tạo ra động lực cho nhà báo sáng tác và hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
2.2. Trong Đài Phát thanh - Truyền hình
Phát thanh Truyền hình là loại hình thu hút được sự quan tâm và theo dõi của công chúng. Trong thời gian qua nó đã phát huy tối đa và hoàn thành tương đối tốt việc tham gia hướng dư luận, tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng và nhà nước. Phát thanh Truyền hình thu hút tương đối đông đảo nguồn nhân lực tham gia. Do đặc thù Phát thanh Truyền hình truyền tải thông tin tới công chúng bằng lời nói và hình ảnh vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực hoạt động tại đây phải có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ phù hợp. Đòi hỏi người phóng viên hoạt động trong đó phải có khả năng viết bài, khả năng quay phim, khả năng quan sát và nhìn nhận sự kiện từ mọi góc độ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy trong các đài phát thanh truyền hình bao gồm:
- Tổng giám đốc đài, các phó tổng giam đốc, phòng ban biên tập, phóng viên, phòng kỹ thuật, phòng hành chính trị sự.
Nói chung cơ cấu trong Đài Phát thanh Truyền hình khá đơn giản. tuỳ từng trường hợp vào tính chất, quy mô của từng đài mà có sự phân chia khác nhau. Trong thời gian qua đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động tại đây không ngừng được đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình thực tế.
3. Vai trò của nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí
Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức mới, đội ngũ nhà báo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự nhất trí của Đảng, sự thống nhất về chính trị và tinh thần của toàn dân, nâng cao ý trí phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các vai trò đó thể hiện rõ như sau:
Nguồn nhân lực cho các Đài PT-TH là thế hệ trẻ, năng động. Sau khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trở thành viên chính của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh thông tin ngày càng trở lên gay gắt hơn. Đội ngũ nhà báo chủ động tích cực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Truyền bá tri thức khoa học, nâng cao dân trí, tham gia quản lý xã hội, quản lý đất nước.
Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin, lớp nhà báo trẻ ngày càng được đào tạo chính quy, bài bản hơn, có năng lực thực tiễn khi ra trường.
Chính vì thế ở đội ngũ này có sự nhanh nhạy với các vấn đề xảy ra trong xã hội, đồng thời cũng là đội ngũ góp phần quan trọng trong quá trình tiếp túc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các nhà báo đi sâu, tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, những kiến thức lịch sử văn hoá của dân tộc, nhân loại đến với thế hệ sau, phát huy truyền thống dân tộc trong thời đại mới.
Là người và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, những thói hư tật xấu trong xã hội, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ các nhân tố mới, họ là những người thường xuyên xâm nhập vào cuộc sống đời thường để tìm ra những viên ngọc đang ẩn trong lớp cát xã hội. Kịp thời nêu lên những gương điển hình, giáo dục quần chúng, hướng dẫn dư luận, hướng con người tới Chân-Thiện-Mĩ. Là người đi tiên phong trong công tác đấu tranh chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, tình cảm, tri thức đạo đức, đời sống lành mạnh, đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. Báo chí
có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi báo chí là vũ khí sắc bén để tuyên tuyền, tập hợp tổ chức và vận động nhân
dân. Đông đảo đội ngũ nhà báo có trình độ chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, gắn bó
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân sẽ làm cho đất nước ngày càng phát triển.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến cũng như thời bình, đặc biệt trong thời đại ngày nay đang trong giai đoạn bùng nổ thông tin các thế lực thù địch bên ngoài luôn luôn tìm cách chống phá đường lối xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, đội ngũ nhà báo có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giải thích đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tới quần chúng nhân dân đồng thời chống lại các thế lực thù địch. Đội ngũ nhà báo tích cực truyền bá trí thức khoa học, nâng cao dân trí, tham gia quản lý xã hội, quản lý đất nước, tham gia đấu tranh tư tưởng lý luận, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng Việt Nam theo định hướng XHCN.
Đó cũng là lý do tồn tại và phát triển của đội ngũ nhà báo nước ta trong thời kì phát triển mới.
4. Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng người làm báo
Đến tháng 5/2005, cả nước ta có hơn 500 tờ báo và tạp chí trong đó báo trung ương có 284 tờ, báo địa phương có 156 tờ, báo chính trị - xã hội có 144 tờ, báo kinh tế - khoa học kỹ thuật có 138 tờ, báo chí khoa học - xã hội nhân văn có 27 tờ, báo văn nghệ, giáo dục, thể thao có 104 tờ, báo chí dành cho thiếu niên nhi đồng có 6 tờ, báo chí bằng tiếng nước ngoài có 20 tờ. Trong số 500 cơ quan báo chí nói trên, có hàng trăm cơ quan báo chí có thêm từ 1 đến 5 phụ chương, phụ bản, số chuyên đề. Nếu tính gộp tổng số ấn phẩm báo chí nước ta hiện nay lên tới 600 loại, số lượng phátn hành cũng tăng lên từ 185 tờ báo, tạp chí phát hành 295 triệu bản, năm 1993 đã tăng lên 450 tờ báo, tạp chí phát hành 490 triệu bản vào năm 1996. Năm 2000 xuất bản 550 triệu bản, năm 2005 là 750 triệu bản.
Về Phát thanh - Truyền hình, có Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và 4 Đài Truyền hình khu vực Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ, 64 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố.
Theo các nhà nghiên cứu và quản lý báo chí đến năm 2010 cả nước sẽ có hơn 600 đơn vị được sản xuất báo chí với số lượng đạt 44,2 tỉ trang in, bình quân sẽ đạt 8,4 bản/người ( mức hưởng thụ này trong năm 1995 mới chỉ đạt 6,43 bản/người ).
Trong những năm đổi mới báo chí nước ta đã thực sự trở thành lĩnh vực sôi động nhất của đời sống xã hội. Chúng ta có một đội ngũ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Đến nay cả nước có hơn 14.000 nhà báo được cấp thẻ, trong đó, 71% phóng viên, biên tập viên có trình độ đại học và trên đại học, 25% được đào tạo chuyên ngành báo chí, 25% có trình độ bằng B trở nên, 60% ở độ tuổi 30 đến 40. Bên cạnh đó chúng ta còn có hàng ngàn sinh viên đang theo học tại các trường, khoa, phân viện đào tạo báo chí trong cả nước, số lượng sinh viên chính là lực lượng kế cận, là nguồn nhân lực cho các cơ quan báo chí tiếp tục phát triển.
Và để có được đội ngũ người làm báo có trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn, có kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, có kỹ năng, kỹ sảo, nhiệt tình, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top