Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục là quốc sách miễn phí





Từ thực trạng nền giáo dục dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch trần và lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp là làm cho "ngu dân dễ trị". Bằng ngòi bút với lời lẽ sắc bén, Người đã chỉ rõ bộ mặt thực của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp: những người đến trường được "đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp", những người không đến trường thì bị đầu độc bằng các thói hư, tật xấu như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện. Do vậy, theo Người, để khẳng định chính mình, mỗi người phải thẳng thắn đấu tranh với cái lỗi thời, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Người viết: "Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Thật vậy, ngay từ những năm đầu bước vào đời, khi tham gia giảng dạy ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, tại đây, bên cạnh việc truyền bá những kiến thức về văn hoá, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc truyền thụ tinh thần, truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Và mới đây, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng đinh: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.
Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
    Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà giáo dục lớn. Người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục toàn dân, toàn diện, khoa học và hiện đại. Bên cạnh đó chúng ta còn biết đến Người là nhà giáo dục chính trị tài tình. Người để lại cho chúng ta tư tuởng lớn về giáo dục lý luận chính trị. ở phạm vi bài viết này chúng tui chỉ tập trung đề cập đến việc vận dụng tư tưởng của Người vào giáo dục lý luận chính trị.       Giáo dục lý luận chính trị là giải thích, tuyên truyền những vấn đề thuộc lý luận chính trị, bằng việc đi sâu giải thích các sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, xã hội, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin của con người để đi đến hành động đúng đắn. Giáo dục lý luận chính trị đem đến cho mọi người những hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, về thế giới quan, nhân sinh quan, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, để từ đó vạch ra cho mình tư tưởng, lối sống, hoài bão, ý chí, nguyện vọng, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức để gạt bỏ cái cũ, tiếp thu có chọn lọc cái mới... Bên cạnh đó giáo dục lý luận chính trị là nghiên cứu tổng kết thực tiễn, xây dựng thành hệ thống quan điểm lý luận chính trị, hình thành và phát triển tư tưởng xã hội, phát triển những mâu thuẫn xã hội và đưa ra những dự báo để phát triển cho tương lai.      Nhiệm vụ của giáo dục lý luận chính trị là thông qua các công cụ và phương tiện để truyền bá những kiến thức phong phú của đời sống xã hội, các quan điểm, những đánh giá về các hiện tượng và xu thế phát triển của của xã hội. Với tầm quan trọng như vậy Hồ Chí Minh cho rằng công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng tiên phong phải đạt trình độ tiên phong: "Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam"(1). Bên cạnh đó giáo dục lý luận chính trị cần định hướng cho nhận thức tư tưởng, mục tiêu và con đường đi lên của các dân tộc trên thế giới. Trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" Hồ Chí Minh khẳng định: Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong"(2).      Trong qua trình bôn ba tìm đường cứu nước, sau khi đã được đọc, được chứng kiến và qua phân tích, tổng kết các học thuyết chính trị, Hồ Chí Minh đi đến kết luận phải đi theo chủ nghĩa Mác. Bởi đặc trưng của chủ nghĩa Mác là tính cách mạng, tính khoa học. Nó thể hiện lập trường tư tuởng của giai cấp công nhân, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nó đem lại sự hiểu biết về quá trinh diễn biến lịch sử, về sự phát triển của thời đại, giúp con nguời nhận thức được bản chất các sự vật và hiện tượng trong thế giới. Nó khác về chất với các học thuyết khác như chủ nghĩa cải lương, cơ hội. Chính vì vậy năm 1927 Người đã khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" (3)      Công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động có chủ đích của Đảng Cộng sản nhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh giáo dục lý luận chính trị là giáo dục chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, nâng cao đạo đức cách mạng cho các bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí, phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống. Chính vì vậy nội dung của công tác giáo dục lý luận chính trị là rất rộng, bao gồm việc giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các nước. Công tác giáo dục lý luận chính trị có nhiều hình thức như các lớp học tập lý luận, những đợt sinh hoạt chính trị, Nghị quyết của Đảng, những báo cáo chuyên đề lý luận chính trị,... đặc trưng của công tác giáo dục lý luận chính trị là phương pháp giảng dạy và học tập theo chương trình nhất định nhằm làm cho nguời học nắm được một cách cơ bản lý luận Mác - Lênin, đường lối quan điểm, chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và của Nhà nước.       Từ nội dung của giáo dục lý luận chính trị Người đưa ra mục đích và nhiệm vụ sau:       "a) Học để sửa chữa tư tưởng: hăng hái theo cách mạng điều đó rất hay. Nh...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top