Marji

New Member
Đề tài Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam

Download Đề tài Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam miễn phí





Mục lục
1 VỐN XÃ HỘI . 1
1.1 Cơ sở lý thuyết . 1
1.1.1 Khái niệm . 1
1.1.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng . 3
1.1.3 Những nghiên cứu về tình hình vốn xã hội trên thế giới . 10
1.2 Vốn xã hội ở Việt Nam . 12
1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực . 19
2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI . 23
2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực . 23
2.2 Sự phát triển của mô hình này trên thế giới . 26
2.2.1 Philipin với Honesty Cafe ở Batanes Island . 26
2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực . 27
2.2.3 Một số ví dụ khác . 31
2.3 Nhận định về mô hình . 37
3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM . 39
3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam . 39
3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thực ở Việt Nam
trong tương lai . 41
3.3 Ứng dụng mô hình tại trường học . 44
3.4 Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng . 47
Tài liệu tham khảo . 49



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hay không? Đấy vẫn còn là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách
khách quan và khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời thích đáng.
19
Tình trạng ―cô dâu‖ Việt Nam, tình trạng gái điếm gia tăng, tảo hôn, con số nhiễm
HIV, tỉ số phạm pháp gia tăng, con số tai nạn giao thông không giảm mà tăng, tham
nhũng hối lộ trở nên chuẩn tắc tương quan xã hội, đang làm đen vốn xã hội tại Việt
Nam, nếu không nói làm kiệt quệ. Xã hội Việt Nam hầu như mất đi vốn căn bản,
mặc dù đời sống vật chất của người dân đã được cải tiến so với những thập niên 70,
80, đó là sự hao hụt lòng tin vào đoàn thể, vào nhà nước (do những người thay mặt
không đáng tin cậy). Sự an lạc cộng đồng thực sự trở nên bấp bênh.
1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực
Theo một vài nghiên cứu trên trang web thì có thể nói đôi
điều về vốn xã hội, các yếu tố tác động như sau, để từ đó tìm ra một phương hướng
mới phát triển nguồn vốn xã hội cho quốc gia.
Trái với các yếu tố kinh tế, vốn xã hội không dễ được khơi dậy bởi các chính sách
của nhà nước. Vốn xã hội thường là những sản phẩm phụ được tạo ra từ tôn giáo,
truyền thống, lịch sử và các yếu tố khác nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi chính
quyền. Tuy nhiên, nhà nước có thể tác động tới vốn xã hội một cách từ từ thông
qua:
- Giáo dục: Đây là con đường trực tiếp nhất để tác động tới vốn xã hội. Nhà
trường không chỉ truyền tải tri thức - làm tăng vốn con người, mà còn phải
truyền tải đạo đức để làm tăng vốn xã hội. Lấy ví dụ ở Đan Mạch, từ cấp I trẻ
em đã được dạy cách làm việc nhóm, học cách hợp tác để đạt mục đích
chung một cách có hiệu quả nhất. Ở cấp giáo dục đại học hay cao hơn, sinh
viên được dạy những khóa học về đạo đức trong lĩnh vực của mình: Ngành y
học về lời thề Hippocrat, ngành điện tử học cách thiết kế các thiết bị sao cho
không gây ảnh hưởng tới môi trường v.v...
Giáo dục "suông" trong nhà trường không đủ, mà cần chứng tỏ cho trẻ
thấy bằng những hành động thực tế ngoài xã hội. Nếu chúng ta giáo dục cho
các công dân trẻ rằng đóng thuế là vì lợi ích của họ, mà thực tế lại cho thấy
tiền thuế đó không được sử dụng đúng mục đích, thì sẽ chỉ dẫn đến sự mất
lòng tin trầm trọng hơn vào cơ chế hợp tác.
20
- Nhà nước có thể gián tiếp làm tăng vốn xã hội thông qua việc cung cấp dịch
vụ công có chất lượng, đặc biệt là quyền tư hữu tài sản và an ninh xã hội. Khi
người dân được đảm bảo tài sản, và có cuộc sống an toàn hơn, thì họ có xu
hướng tin tưởng nhau hơn, và sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ người khác hơn.
- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để xã hội dân sự tự nguyện nảy nở.
Theo Fukuyama, nhà nước có thể tác động rất xấu tới vốn xã hội khi họ "làm
thay" khu vực tư những hoạt động mà đáng lẽ phải để cho khu vực tư hay xã
hội dân sự đảm nhiệm. Khả năng hợp tác dựa trên "thói quen" và "thực
hành"; khi mà nhà nước can thiệp làm thay, hay ngăn cản, thì con người sẽ
mất dần thói quen tổ chức và hợp tác, dẫn tới sự sụp đổ của vốn xã hội.
Như ở phần trên, theo luật sư Nguyễn Ngọc Bích, vốn xã hội xuất phát từ ba nguồn:
từ sự giao tiếp với nhau liên tục; hai người giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần
chứng tỏ mình là người trung thực và giữ lời hứa; thứ hai là từ các tôn giáo hay hệ
thống luân lý và thứ ba là sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những
hành vi mẫu mực một cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội. Thu
gọn lại những điều trên, ta thấy vốn xã hội xuất phát từ các đức tính của mỗi cá
nhân (trung thực, trách nhiệm, hợp tác…) khi họ tự nguyện kết hợp lại với nhau để
làm một công việc chung nào đó.
Xã hội sẽ hoạt động tốt đẹp nhất khi mọi công dân chung lưng đấu cật để thực hiện
một mục tiêu chung và do đó chia sẻ một văn hóa của công dân (civic culture). Khi
sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là vốn xã
hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền
trở nên hữu hiệu.
Khi sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là
vốn xã hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của
chính quyền trở nên hữu hiệu.
Vì vậy, theo luật sư, để đánh giá vốn xã hội là cao hay thấp thì cần dựa trên cơ sở
các mối tương quan trên, bằng cách xem xét các yếu tố tinh thần tạo nên niềm tin.
Đó là sự trung thực, sự tương tác, tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác.
21
Tuy nhiên, hiện nay, có một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ thực dụng và cái
nhìn không mấy tích cực về lòng trung thực. Để đánh giá về vấn đề này, tiến sĩ tâm
lý Huỳnh Văn Sơn cùng với các cộng sự của mình đã tiến hành một cuộc khảo sát ở
1000 sinh viên và có kết quả như sau:
 36% sinh viên cho biết làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt;
 32% chấp nhận hành vi vô ơn;
 41% bảo rằng không nhất thiết phải sống cao thượng;
 28% có tư tưởng trả thù, báo oán;
 18% nói sẵn sàng đưa lợi ích cá nhân lên trên hết;
 60% đổ mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái lên cha mẹ...
Vậy nguyên nhân từ đâu mà ra??? Những việc trên đều là hệ quả từ việc xem nhẹ
giáo dục đạo đức mà quá đặt nặng vấn đề thành tích, bằng cấp... Khi các giá trị đạo
đức không còn được coi trọng thì sự suy thoái đạo đức của con người là một điều dễ
hiểu! Hơn thế nữa, các giá trị đạo đức không được coi trọng càng khiến giới trẻ
hiện nay nhìn chung càng mất niềm tin vào tính trung thực hơn nữa! Tình trạng nhà
trường chỉ lo chạy theo số lượng chứ ít có sự đầu tư vào chất lượng, việc giáo dục
đạo đức, các môn học khoa học nhân văn cho học sinh sinh viên bị xem nhẹ. Tình
trạng này dẫn đến tình trạng các vụ án học sinh-sinh viên chém giết, đánh nhau,
sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân...
Vốn xã hội thấp thể hiện một sự khủng hoảng về lòng tin của cá nhân trong
cuộc sống hàng ngày, người ta sẵn sàng làm điều xấu và khi ấy cái xấu trở
thành chuyện bình thường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn xã hội và sự suy thoái ngày một của vốn xã
hội, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện những hình thức nhằm thúc đẩy
lòng tin của con người với nhau và với xã hội! Ở Indonesia, nước có mức độ tham
nhũng cao, đã có những hành động nhằm chống tham nhũng theo hường phòng
chống tham nhũng từ gốc! Có nghĩa là, với quan điểm tham nhũng phải được bài trừ
từ gốc, hiện nay, ngành Giáo dục Indonesia đang đẩy mạnh việc xây dựng đức tính
22
trung thực cho thế hệ trẻ nước này nhằm góp phần vào cuộc chiến chống tham
nhũng của đất nước.
23
2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung
thực
Nói đến mô hình cửa hàng trung thực, nhiều ngư
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top