Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.
Chính vì vậy, tui đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tốt nghiệp vẫn còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè để tui có thể hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình, tiếp tục nghiên cứu mở rộng và áp dụng đề tài vào công việc sắp tới.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khẳng định sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan điện tử.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM, nói riêng và phát triển mô hình thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này thông qua phương pháp chung như sau:
- Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu năm chọn so với năm gốc.
- Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng.
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:
Số liệu sơ cấp:
 Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế về quy trình hải quan điện tử tại các công ty trong quá trình nghiên cứu.
 Khảo sát: phát phiếu khảo sát sau đó thu hồi lại, thống kê các số liệu trên công cụ Ms. Excel làm cơ sở phân tích, đánh giá.
Số liệu thứ cấp:
Các báo cáo, tài liệu về tình hình xuất nhập khẩu TP.HCM từ 2007-2011.
KẾT CẤU CỦA KLTN: gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thủ tục hải quan điện tử
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan
Theo điều 3 thông tư số 222/2009/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Thông quan hàng hoá: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hay hoàn thành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác.
Giải phóng hàng: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan.
Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định hay giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan.
Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan: Là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được đưa vào hay được đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng nội địa (tiếng Anh Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD), kho ngoại quan, bưu điện quốc tế.
Thông quan hàng hóa “một cửa”: được thực hiện từ khâu đăng ký thủ tục hải quan điện tử đến khâu thông quan hàng hóa, người NK không phải trực tiếp liên hệ với cơ quan hải quan tại các bộ phận khác nhau trong quá trình thông quan hàng NK, mà thông quan đại lí hải quan sẽ làm thủ tục trọn gói cho DN. Đại lí chỉ cần khai báo điện tử 1 lần, nhận hàng tại cầu tàu khi tàu đến hay đưa container vào máy soi chiếu (nếu có) để thông quan hàng hóa. Các khâu này thực hiện theo một quy trình khép kín từ đầu đến cuối, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Với thủ tục hải quan “một cửa”, DN sẽ thực hiện việc khai báo hàng hóa trước khi tàu cập cảng. Căn cứ vào thông tin này, DN được thông quan trước khi hàng hóa đến cửa khẩu đối với một số trường hợp ưu tiên theo quy định, hàng hóa thuộc luồng xanh, hàng không phải kiểm tra chuyên ngành. Hàng hóa được kiểm tra bằng máy soi container. Với nguyên tắc này, DN sẽ được hưởng một số lợi ích thiết thực như: Chủ động thông quan hàng hóa để kịp thời đưa vào sản xuất, kịp tiến độ; rút ngắn thời gian nhận hàng, giảm nhân lực cho hoạt động XNK; giảm chi phí nhận hàng do không phải di chuyển container nhiều lần trong cửa khẩu.
1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử
Thủ tục hải quan có thể thực hiện bằng những cách thức, phương tiện khác nhau. Vídụ: truyền thống (thủ công), bán truyền thống hay điện tử. Trước đây, ở Việt Nam, thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống (hoàn toàn dựa vào hồ sơ giấy) hay bán truyền thống - kết hợp giữa truyền thống và điện tử (khai báo bằng đĩa mềm, khai báo qua mạng internet kết hợp hồ sơ giấy). Trong phương pháp này, luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người khai hải quan và công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sử dụng hồ sơ giấy.
Vấn đề được đặt ra đó chính là luật pháp điều chỉnh về HQĐT vẫn còn kẽ hở để các DN lách luật, gây thất thu số tiền thuế rất lớn do vậy cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung thêm một số điều luật giúp hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho cộng đồng DN.
 Hiện tượng chuyển giá không chỉ làm Ngân sách quốc gia bị thất thu một số tiền lớn (do DN khai báo trị giá hàng xuất nhập khẩu giảm xuống làm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp giảm xuống), mà nó còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả nền kinh tế. Ngược lại DN kê khống giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài làm cho mức nhập siêu tăng lên. Hậu quả của việc này là làm cho giá thành sản phẩm do các DN này sản xuất ra trở nên đắt hơn. Gía thành cao là cơ sở để các DNbáo cáo lỗ. Nguy hiểm hơn, tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng với DN Nhà nước, làm mất cân đối cán cân ngoại tệ.
Chống chuyển giá là một công tác rất quan trọng để tránh thất thu thuế và tránh được những tác động tiêu cực do việc chuyển giá gây ra. Các cơ quan chức năng cũng như Ngành HQ cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa. Các biện pháp Ngành HQ cần thực hiện như:
- Tăng cường lực lượng cán bộ công chức có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực trị giá HQ.
- Đẩy mạnh công tác thu thập và xử lý thông tin để phát hiện các hành vi có dấu hiệu chuyển giá.
- Tập trung vào các đối tượng nghi vấn là các DN có dấu hiệu XK, NK có giá quá cao hay quá thấp so với giá thị trường.
 DN thường có mong muốn được hưởng mức thuế suất thấp nhất hay 0% nên thường khai báo không đầy đủ về tính chất, thành phần, công dụng của hàng hóa. Chính vì thế mà để việc áp dụng mã số tính thuế cho chính xác thì Bộ tài chính cần thảo luận và ban hành Biểu thuế XNK thật chi tiết đối với từng mặt hàng cụ thể, xây dựng mức thuế suất giống nhau đối với các mặt hàng có tính chất tương tự để hạn chế gian lận thương mại, đồng thời có mức độ linh hoạt nhất định để có thể điều hành trong phạm vi cho phép và không trái với quy định của WTO.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện là 3 tháng, với mục đích là tìm ra những điều cần phải hoàn thiện về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại khu vực TP. HCM. Mặc dù những điều tra này mới chỉ đạt khoảng 60% – 70% chưa trên diện rộng toàn quốc và dừng lại ở mức điều tra thu thập các thông tin về thủ tục hải quan điện tử, nhưng kết quả điều tra cho thấy những điểm cần phải hoàn thiện đó chính là những giải pháp nâng cao hiệu quả của quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP. HCM. Bước triển khai các giải pháp của nghiệp vụ này xin được tiến hành theo nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp riêng biệt. Qua việc thực hiện luận văn em đã tiếp cận được phương pháp điều tra thực tế thị trường và đồng thời cũng thu được kết quả thực tế điều tra đánh giá ý kiến của các đối tượng được khảo sát trong lĩnh vực hải quan điện tử. Từ những phân tích kết quả của các phiếu điều tra thực tế em có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình thủ tục hải quan điện tử tại TP. HCM. Qua đánh giá thực tế của những người hoạt động trong ngành giúp cho các doanh nghiệp có thể thấy được các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có những ảnh hưởng như thế nào đến quy trình thủ tục hải quan điện tử, qua đó rút ra những giải pháp tốt nhất có thể, đạt được mục tiêu kinh doanh theo hướng tốt nhất của thị trường và xã hội. Trong cách phân tích mới giúp doanh nghiệp nhìn thấy các điểm mạnh và điểm yếu của mình để khắc phục theo hướng khả thi nhất.
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, thủ tục hải quan Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, tiến dần tới phù hợp với thủ tục hải quan của các nước trên thế giới. Để làm tốt công việc của mình các nhà xuất nhập khẩu phải hiểu được nghiệp vụ hải quan, nắm vững và tuân thủ đúng những quy định của Nhà nước về thủ tục hải quan. Đồng thời ngành Hải quan phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục hải quan theo hướng khoa học, nghiêm minh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngoại thương nước nhà phát triển.
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 4
1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan 4
1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử 5
1.3 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử 8
1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử 12
1.4.3. Hồ sơ hải quan 13
1.4.4. Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử 13
1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan 14
1.5. Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TP. HCM 18
2.1. Tổng quan về tình hình khai báo HQĐT XNK tại TP. HCM 18
2.1.1. Tổng kim ngạch hàng hoá XNK khai báo HQĐT tại TP. HCM trong 3 năm gần đây 18
2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại TP. HCM đến năm 2020 32
2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM 35
2.3. Tình hình thực hiện XNK hàng hóa của các loại hình DN tại TP. HCM 36
2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình TTHQĐT 42
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA QUY TRÌNH TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XNK VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43
3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK khẩu bằng đường biển tại TP. HCM 43
3.1.1. Các quy trình thực hiện 43
3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ 43
3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng 44
3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan 48
3.1.2. Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT 50
3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình TTHQĐT 51
3.2. Điều tra về thực trạng quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 53
3.2.1. Cách viết phiếu điều tra 53
3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 55
3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 57
3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra 58
3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu 59
3.2.6. Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 1 60
3.2.7 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 2 61
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 75
3.3.1 Một số giải pháp cấp công ty 75
3.3.2 Một số giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành 77
KẾT LUẬN 83
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thao_thao374

New Member
Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh

Download Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh miễn phí





MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 4
1.1 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan 4
1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử 5
1.3 So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử 8
1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử 12
1.4.3. Hồ sơ hải quan 13
1.4.4. Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử 13
1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan 14
1.5. Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TP. HCM 18
2.1. Tổng quan về tình hình khai báo HQĐT XNK tại TP. HCM 18
2.1.1. Tổng kim ngạch hàng hoá XNK khai báo HQĐT tại TP. HCM trong 3 năm gần đây 18
2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại TP. HCM đến năm 2020 32
2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM 35
2.3. Tình hình thực hiện XNK hàng hóa của các loại hình DN tại TP. HCM 36
2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình TTHQĐT 42
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA QUY TRÌNH TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XNK VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43
3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK khẩu bằng đường biển tại TP. HCM 43
3.1.1. Các quy trình thực hiện 43
3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ 43
3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng 44
3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan 48
3.1.2. Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT 50
3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình TTHQĐT 51
3.2. Điều tra về thực trạng quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 53
3.2.1. Cách viết phiếu điều tra 53
3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 55
3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 57
3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra 58
3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu 59
3.2.6. Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 1 60
3.2.7 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 2 61
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM 75
3.3.1 Một số giải pháp cấp công ty 75
3.3.2 Một số giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành 77
KẾT LUẬN 83
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


624.778
649.274
681.632
697.267
730.582
Hình 2.10. Biểu đồ dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã tăng rất nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ. Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
E Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát nhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da... Tuy nhiên cho tới năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải tăng nhập khẩu bột mì, nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước.
E Về chế biến dầu khí, Petrovietnam phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất lọc dầu khoảng 16-17 triệu tấn/năm, đáp ứng 50-60% nhu cầu sản phẩm xăng dầu, 60 - 70% nhu cầu phân đạm, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu trong nước. Như vậy, sự phát triển của tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp dự báo xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng như phân bón, xăng dầu trong thời gian tới.
2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM
Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhập siêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đó những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, gia tăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn 2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập. . ., Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuất khẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm. Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Do vậy, trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội này.
2.3. Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp tại TP. HCM
Đối với xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam đã có những bước đổi mới ngay từ giai đoạn đầu cải cách với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương. Từ 1988 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp theo các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng được kinh doanh xuất nhập khẩu (theo Luật Công ty). Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hoá từng bước. Việc ban hành Nghị định 57/NĐ-CP năm 1988 có thể coi là bước ngoặt của quá trình tự do hoá ngoại thương ở Việt nam, bởi nó đã chính thức khẳng định quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài. Những rào cản phi thuế quan như chế độ quota, quy định đầu mối xuất nhập khẩu cũng dần được gỡ bỏ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa với tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, song xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và TP. HCM nói riêng vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiếu vắng cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Hiện nay tại TP. HCM có các loại hình sau tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Tính trên tổng số 200 doanh nghiệp được khảo sát, thống kê được cơ cấu như sau: công ty cổ phần chiếm 26%, công ty TNHH chiếm 42%, công ty hợp danh chiếm 6.5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 12.5% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 13%.
Doanh nghiệp một khi đã làm công việc xuất nhập khẩu thì tất nhiên luôn gắn liền với hoạt động làm thủ tục hải quan. Kể từ ngày 01/01/2011, 100% các doanh nghiệp tại TP. HCM phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư 222/2009/TT-BTC được ban hành ngày 25/11/2009 quy định tất cả các DN được ưu tiên như nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau khi thực hiện quy trình này.
Một số ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử hiện nay có thể kể ra như sau:
² Đối với doanh nghiệp:
ç Tiết kiệm thời gian:
Thời gian làm thủ tục trung bình cho một lô hàng theo thủ tục hải quan truyền thống là từ 4-8 giờ. Khi thực hiện thủ tục HQĐT, thời gian làm thủ tục cho một lô hàng đối với luồng xanh là từ 5 đến 10 phút, luồng vàng là từ 20 đến 30 phút, luồng đỏ là từ 1 đến 2 giờ. DN tiết kiệm được khoảng 2 đến 4 giờ cho một lô hàng. Việc thông quan hàng hóa nha...
.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chia sẻ cho sinh viên IT một trang web có thể tải code về làm báo cáo môn học Sinh viên chia sẻ 0
D Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÀ THÀNH Luận văn Kinh tế 0
A Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp và phương hướng hoạt động trọng tâm giai đoạn 2009 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
T Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua một số công trình của người Pháp Lịch sử Thế giới 0
M Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ củ Văn hóa, Xã hội 0
U Đánh giá hiệu năng của một số thuật toán lập lịch trên đường downlink trong mạng LTE Công nghệ thông tin 0
T Nghiên cứu thái độ của học sinh lớp 12 trong giờ học nghe tại một trường THPT tại tỉnh Ngoại ngữ 0
E Nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 11 tai một trường trung học phổ thông ở Nam Đị Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top