pretty_angel_9x

New Member
Download Chuyên đề Tổ chức giá thành và phân tích giá thành tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Download Chuyên đề Tổ chức giá thành và phân tích giá thành tại Công ty bánh kẹo Hải Hà miễn phí





 Công ty bánh kẹo Hải Hà hiện có 5 xí nghiệp thành viên:
• Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy và bánh Cr-acker.
• Xí nghiệp kẹo: chuyên sản xuất 2 loại kẹo là kẹo cứng và kẹo mềm.
• Xí nghiệp phụ trợ: chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của công ty, xí nghiệp này còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhãn gói kẹo, cắt bìa, in hộp, lót kẹo.
• Nhà máy thực phẩm Việt Trì: chuyên sản xuất kẹo, glucôza, bao bì in.
• Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: chuyên sản xuất bánh kem xốp và bột dinh dưỡng.
Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại bánh, kẹo. Mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành riêng nên chúng không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên chúng có những đặc thù chung nên sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà có thể xếp thành 2 nhóm:
• Sản phẩm kẹo gồm kẹo cứng và kẹo mềm.
• Sản phẩm bánh gồm bánh bichquy, bánh kem xốp và bánh Cr-acker. Hiện nay tại cơ sở chính chỉ sản xuất 2 loại bánh là bánh bichquy và bánh Cr-acker.
Mỗi loại sản phẩm của công ty được sản xuất trên một dây chuyền tương ứng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá, một phần thủ công. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó đặc điểm sản xuất nổi bật của công ty là không có sản phẩm dở dang.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hẩm tiêu chuẩn này sau đó lấy sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại chia cho tổng sản phẩm tiêu chuẩn thì sẽ tính được hệ số tính giá thành của từng loại sản phẩm.
Hệ số này dùng chung cho tất cả các khoản mục chi phí. Căn cứ vào tổng giá thành liên sản phẩm và hệ số tính giá thành của từng loại sẽ tính được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.
1.2.5.6 Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ.
Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được một loại sản phẩm với nhiều quy cách khác nhau như sản xuất giầy dép, quần áo, bàn ghế ... Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm.
Nội dung phương pháp: Để tính giá thành thực tế ta căn cứ vào giá thành kế hoạch và sản lượng thực tế để tính ra giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế căn cứ vào tổng giá thành thực tế của các quy cách được tiến hành theo từng khoản mục bằng cách lấy giá thành thực tế chia cho giá thành kế hoạch để tính ra tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục rồi lại căn cứ vào giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế của từng quy cách nhân với tỉ lệ giá thành đã tính được sẽ tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục.
1.2.5.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được nền móng định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học hợp lý đồng thời tổ chức sản xuất đã đi vào nền nếp ổn định. Trách nhiệm và trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ tương đối cao.
Nội dung phương pháp: Căn cứ vào giá thành định mức, sự thoát ly định mức và thay đổi định mức giữa kỳ trước với kỳ này để tính ra giá thành thực tế của thành phẩm trong kỳ theo công thức:
ZTT = ZĐM mới ± Chênh lệch do thay đổi ĐM ± Chênh lệch do thoát ly ĐM.
Trong đó:
ZTT : Giá thành thực tế.
ZĐM mới : Giá thành định mức mới.
Qua đó ta có thể thấy tuỳ loại hình doanh nghiệp đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp và đảm bảo tính hiệu quả.
1.2.6 Hình thức tổ chức công tác kế toán giá thành.
1.2.6.1 Trường hợp doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên thì kế toán giá thành được tổ chức như sau:
Tài khoản sử dụng:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ngoài ra còn sử dụng các TK liên quan: 152, 155, 157, 621, 622, 627...
Phương pháp kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2.6.1: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành
(Phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 621
TK 138,152,821
TK 622
TK 627
TK 632
TK 157
TK 155
TK 154
(1) Chi phí NVL trực tiếp
(2) Chi phí nhân công trực tiếp
(3) Chi phí sản xuất chung
(5) Trị giá sản phẩm hỏng
bắt bồi thường phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng
(4a) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho
(4b) Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho
(4c) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay
1.2.6.2 Trường hợp doanh nghiệp tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Tài khoản sử dụng:
TK 631: Giá thành sản xuất ; TK 154: Chi phí SXKD DD
TK liên quan: 621, 622, 627
Phương pháp kế toán có thể được khái qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2.6.2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
( Phương pháp kiểm kê định kỳ )
TK 632
TK 154
TK 611
TK 621
TK 631
(1) Kết chuyển chi phí
SXKD DD đầu kỳ
(2)Chi phí NVL trực tiếp
TK 622
(3) Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627
(4) Chi phí sản xuất chung
(6) Chi phí SXKD DD cuối kỳ
(5) Phế liệu sản phẩm
hỏng thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng bắt bồi thường, tính vào chi phí bất thường
(7) Giá thành thực tế thành phẩm trong kỳ
TK 611,138,821
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ làm tăng tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần biết nguồn gốc hình thành, nội dung cấu thành của giá thành để từ đó biết được những nhân tố cơ bản làm tăng giảm giá thành và trên cơ sở đó đề ra biện pháp cần thiết để hạn chế loại trừ các nhân tố tiêu cực, phát huy sự ảnh hưởng của nhân tố tích cực. Để thực hiện được điều đó, việc tiến hành phân tích giá thành là hết sức cần thiết.
Nội dung chủ yếu của việc phân tích giá thành sản phẩm bao gồm:
Phân tích đánh giá chung giá thành của toàn bộ sản phẩm.
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Phân tích đánh giá một số khoản mục giá thành chủ yếu.
Xác định xu hướng hợp lý của chi phí sản xuất trong mối tương quan với khối lượng sản phẩm sản xuất.
1.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
Phương pháp đánh giá:
So sánh tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế, giá thành đơn vị thực tế với tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế giá thành đơn vị kế hoạch để đánh giá doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch giá thành không.
So sánh tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế, giá thành đơn vị thực tế với tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm để kết luận việc thực hiện kế hoạch giá thành có toàn diện không đồng thời xác định trọng điểm cần đi sâu phân tích là gì. Trọng điểm cần đi sâu phân tích là những sản phẩm có sự biến động quá lớn.
1.3.2 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Chỉ tiêu phân tích gồm:
Mức hạ giá thành : là số tuyệt đối phản ánh giá thành năm nay hạ được bao nhiêu so với giá thành năm trước. Nó phản ánh khả năng tích luỹ của doanh nghiệp .
Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói lên giá thành năm nay hạ được bao nhiêu phần trăm so với giá thành năm trước, nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ được coi là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được khi thực hiện được cả hai chỉ tiêu này.
Phương pháp phân tích:
- Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh
Gọi:
Mhk : mức hạ toàn bộ kế hoạch.
Mức hạ cá biệt
Giá thành đơn vị bình quân năm trước từng mặt hàng
Giá thành đơn vị bình quân kế hoạch từng mặt hàng
Slki : Sản lượng kế hoạch từng mặt hàng.
Tỷ lệ hạ
Tỷ lệ hạ cá biệt
- Xác định tình hình thực hiện nhiệm vụ:
- So sánh tình hình thực hiện với nhiệm vụ đặt ra
Mh1 - Mhk = DMh
Þ Chưa hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành
Nếu DMh < 0 và
DMh < 0 và
DMh > 0 và
Nếu cả hai chỉ tiêu DMh và DTh đều bằng 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
đều lớn hơn 0 thì doanh nghiệp đã hoàn thành vượt chỉ tiêu.
Nếu DMh và
Xác định mức đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D Bài 5: Tổ chức quản lý và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kho Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang Luận văn Kinh tế 2
C Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thương mại Hải Vân Luận văn Kinh tế 0
N Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Chiến Thắng Luận văn Kinh tế 0
M Tổ chức quản lý giá thành tại công ty cầu 5 Thăng Long Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top