Beanon

New Member
Download Chuyên đề Nguồn lao động ở nông thôn

Download Chuyên đề Nguồn lao động ở nông thôn miễn phí





MỤC LỤC:
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu: . 1
3. Phương pháp nghiên cứu: 1
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 2
1. Khái niệm: 2
1.1. Lao động : 2
1.2. Nguồn lao động nông thôn: 2
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ở nông thôn : 3
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động: 3
a. Dân số: 4
b.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: 4
c. Thất nghiệp : 4
d. Dòng di chuyển nông thôn – thành thị: 5
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở nông thôn: 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NƯỚC TA 6
1. Sự chuyển dịch lao động nông thôn theo vùng: 6
2. Sự chuyển dịch lao động nông thôn theo ngành: 8
3.Chất lượng nguồn lao động nông thôn: 8
4. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực : 9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN . 11
1. Xây dựng lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương: 11
2. Phân bổ lao động hợp lý giữa các vùng là biện pháp quan trọng để sử
dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông thôn: .11
3. Phát triển công nghiệp nông thôn bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp,
phát triển dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống lao động nông thôn: .12
4. Phát triển dạy nghề, nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn
kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động trong nông thôn: .12
5. Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn: .12
6. Tổ chức lao động trẻ trong nông thôn đi xây dựng kinh tế mới ở những nơi còn quỹ đất đai: 13
PHẦN 3: KẾT LUẬN 14
Tài liệu tham khảo: 15
 
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìm hảm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Nguồn lao động ở nông thôn" để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về nguồn lao động nông thôn ở Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn lao động nông thôn ở nước ta
+Đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng cho việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông thôn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp sử dụng chủ yếu cho đề tài này là phương pháp phân tích số liệu.
+Và sử dụng phương pháp toán kinh tế
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm:
1.1. Lao động :
٭Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất,lao động giữ vai trò quan trọng làm môi giới cho sự trao đổi.
Lao động chính là việc sử dụng sức lao động của các đối tượng lao động.Sức lao động là toàn bộ trí lực và sức lực của con nguời được sử dụng trong quá trình lao động .Sức lao động là yếu tố tích cực nhất ,hoạt động nhiều nhất để tạo ra sản phẩm.Nếu coi sản xuất là một hệ thống bao gồm ba bộ phận tạo thành (các nguồn lực,quá trình sản xuất ,sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của một quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá,lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hay không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
1.2. Nguồn lao động nông thôn:
٭ Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hay dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
* Việc làm:
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung người lao động được coi là
có việc làm và được xã hội thừa nhận là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó nhà nước bố trí việc làm cho người lao động.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản. Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Với quan niệm về việc làm như trên sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người.
Để hiểu thêm về khái niệm việc làm ta cần hiểu thêm hai khái niệm sau:
Thứ nhất: việc làm đầy đủ : theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn sử
dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam (trang 23- Nhà xuất bản sự thật), thì việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
Thứ hai: thiếu việc làm: được hiểu là không tạo được điều kiện cho người
lao động sử dụng hết thời gian lao động của mình.
٭ Khái niệm sử dụng nguồn lao động:
Là hình thức phân công người lao động vào công việc mỗi công việc có đặc
tính khác nhau về chuyên môn, hình thái. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thực chất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử dụng lao động này đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ở nông thôn:
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động:
a. Dân số.
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động : qui mô và
cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hay hạn chế sinh đẻ. Từ đó nó ảnh hưởng đến qui mô của dân số, đến nguồn lao động. Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp: ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao. Tỷ lệ tăng dân số của thế giới hiện nay là 1,1%, ở các nước Châu Á là 2 - 3% và các nước Châu Phi là 3 - 4%. Còn ở Việt Nam con số này là 1.2% (năm 2009) . Hiện nay 3/4 dân số sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trong khi đó phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của dân cư không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch hoá dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta. Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm.
b.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Nhưng do đặc điểm của lao động nông thôn bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi lao động vẫn thích hợp với một số công việc và vẫn phát huy được khả năng của họ.
c. Thất nghiệp :
Thất nghiệp là hiện tượng những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động, đang không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm tại thời điểm điều tra. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế.Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề xã hội.
d. Dòng di chuyển nông thôn – thành thị:
Tính chung trong toàn quốc, di dân nông thôn, đô thị có cường đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Lao động – Thương binh Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp cơ bản nhằm ổn định nguồn lao động tại Công ty Cổ Phần May Thăng Long Công nghệ thông tin 0
H định hướng và một số giải pháp chất lượng nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
L Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế c Luận văn Kinh tế 0
H Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn hu Luận văn Kinh tế 0
J Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn hu Luận văn Kinh tế 0
P Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Sở Lao động T Luận văn Kinh tế 0
H Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Phát triển nguồn nhân lực giảng viên Trường Đại học Lao động xã hội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top