jen_blue

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh





Xuất khẩu lao động là một trong những chiến lược giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là lĩnh vực chúng ta cần khai thác vì nó không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động mà nó còn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập cho người lao động. Song cần đào tạo ngoại ngữ cho người lao động giúp họ hiểu biết về pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại trước khi họ đi xuất khẩu lao động.

 Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về lĩnh vực lao động việc làm. Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước như Đài loan, Hàn Quốc, Singapo nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn trong những năm tới.

 Các cơ quan ban ngành có liên quan cần có những chính sách hỗ trợ và trợ giúp một phần kinh phí giúp người lao động tháo gỡ được những khó khăn về tài chính trong lúc đi xuất khẩu lao động. Việc trợ giúp kinh phí cho người lao động sẽ tạo điều kiện và khuyến khích được nhiều đối tượng tham gia xuất khẩu lao động. Từ đó sẽ giảm được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta nói chung và đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.

 Để có thể mở rộng xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và đặc biệt là lao động nông thôn nói riêng trong thời gian tới Nhà nước ta cần:

 Tổ chức tốt hoạt động marketing về xuất khẩu lao động. Coi tiếp thị là một khâu hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh. Quy mô và chất lượng của nó góp phần quyết định hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu lao động cũng chỉ có thể đạt hiệu quả khi làm tốt công tác tiếp thị





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ảo và triển khai phổ biến các văn bản pháp luật lao động.
- Tổng hợp báo cáo với cơ quan cấp trên.
- Tổ chức thanh kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật lao động.
Sau khi tiếp nhận văn bản kèm theo các quyết định của sở lao động thương binh và xã hội. Phòng Tổ chức lao động xã hội đã nghiên cứu các văn bản pháp luật lao động sau đó phối hợp cùng với cơ quan chức năng tham mưu soạn thảo và triển khai các văn bản pháp luật lao động trên địa bàn. Sau khi tham mưu soạn thảo các văn bản pháp luật lao động Phòng Tổ chức lao động xã hội tiến hành tổng hợp báo cáo quy trình tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật lao động với các cơ quan chức năng có liên quan và giải quyết các công việc phát sinh từ các văn bản pháp luật lao động và cuối cùng là tổ chức thanh kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật lao động.
* Tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật lao động trên địa bàn.
Căn cứ vào kế hoạch thanh, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật lao động trên địa bàn, hàng năm, phòng Tổ chức lao động xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động tại các đơn vị sản xuất sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kết quả hầu hết các đơn vị thực hiện tốt Bộ luật lao động. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn kém hiệu quả, thực hiện không đầy đủ đặc biệt là công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động. Việc thanh kiểm tra việc thực hiện Bộ luật lao động chưa được thường xuyên và kém chất lượng do thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này còn hạn chế do đó dẫn đến chất lượng của các cuộc thanh tra còn kém chất lượng và đạt hiệu quả chưa cao.
* Những vướng mắc, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn và cách xử lý.
Hiện nay trên địa bàn ít thấy những cơ sở sản xuất kinh doanh có những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật lao động nên hầu như không có tranh trấp giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc thực hiện pháp luật lao động trong quá trình lao động.
* Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về tình hình thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn.
Khi tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm về tình hình thực hiện pháp luật lao động phòng Tổ chức lao động xã hội đã nêu ra được những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật lao động như công tác phổ biến các văn bản pháp luật lao động như thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng trong công tác thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn còn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Do vậy đề nghị các cấp uỷ Đảng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, bàn chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động.
Bổ sung hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, tăng cường hoạt động thanh kiểm tra giám sát việc thực hiện những quy định của Bộ luật lao động tránh tình trạng gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường hoạt động tuyên truyền sâu rộng nội dung của Bộ luật lao động cho người lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo cho Bộ luật lao động đi vào cuộc sống. Đề nghị Nhà nước tăng cường phương tiện hỗ trợ kinh phi và những phương tiện khác liên quan đến hoạt động thanh kiểm tra phục vụ cho hoạt động thanh kiểm tra được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện và không phụ thuộc vào đối tượng thanh tra.
Phần II: Chuyên đề
Một số giải pháp tạo việc làm,nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh.
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tạo việc làm, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
1. Cơ sở lý luận về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
1.1. Các khái niệm cơ bản về tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Bản chất của tạo việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
a. Khái niệm tạo việc làm.
- Tạo việc làm là việc tạo ra chỗ làm việc mới, thu hút thêm lao động vào làm việc thông qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân góp phần tạo thu nhập cho người lao động ổn định cuộc sống.
- Tạo mới việc làm là việc tạo ra chỗ làm việc mới thu hút lao động mới vào làm việc.
- Tạo đủ việc làm là việc tạo ra những chỗ làm việc đảm bảo thời gian quy định của Nhà nước trong ca, trong tuần làm việc hay ít hơn nếu người lao động không có mong muốn làm thêm.
- Tự tạo việc làm bằng cách người lao động tự bỏ vốn của mình hay cùng với nguồn vốn huy động của anh em, của bạn bè thành lập cơ sở sản xuất để tự tạo việc làm cho mình.
Việc làm là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển thông qua hoạt động sản xuất. Lao động việc làm đều nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ con người, nhằm khẳng định địa vị xã hội của con người. Do đó, tạo việc làm cho người lao động không những là nhu cầu chủ quan của người lao động mà còn là yêu cầu khách quan của toàn xã hội.
b. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội và mọi thành viên trong xã hội.
Thước đo chung nhất biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ người thất nghiệp trong nguồn nhân lực xã hội. Vì vậy, nói đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực xã hội là đề cập đến tình trạng việc làm và thất nghiệp trong xã hội.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực không chỉ là mức độ thu hút lao động vào sản xuất xã hội, mà còn thể hiện ở mức độ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mọi lực lượng lao động trong quá trình hoạt động( tri thức, tiềm năng kỹ năng kỹ xão, sự sáng tạo). Điều đó có nghĩa là phát huy cao độ mọi tiềm năng của con người vào hoạt động sản xuất xã hội. Chỉ tiêu tổng hợp nói lên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tốc độ tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức tối thiểu.
Việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội bao giờ cũng thông qua hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước và phụ thuộc vào quan đỉêm chính trị của Nhà nước. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội thường theo hướng kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước thiếu năng động và thiếu hiệu quả. Sau năm 1986 khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ n...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top