Lauritz

New Member
Download Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại công ty thương mại và dịch vụ du lịch Thiên Hà Esy - Esyway Travel
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Lời mở đầu 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về chương trình du lịch và chất lượng chương trình du lịch. 6
1.1. Chương trình du lịch 6
1.1.1. Khái niệm chương trình du lịch 6
1.1.2. Đặc trưng của chương trình du lịch 6
1.1.3. Phân loại chương trình du lịch 7
1.1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh 7
1.1.3.2. Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng 8
1.1.3.3. Căn cứ vào mức giá 8
1.1.3.4. Căn cứ vào mục đích chuyến du lịch và loại hình du lịch 9
1.1.3.5. Căn cứ vào các tiêu thức khác 9
1.1.4. Quy trình xây dựng chương trình du lịch 10
1.1.5. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch 12
1.1.5.1. Quy trình thực hiện chương trình du lịch 12
1.1.5.2. Các hoạt động của hướng dẫn viên 13
1.2. Chất lượng chương trình du lịch 13
1.2.1. Khái niệm chất lượng chương trình du lịch 13
1.2.2. Đánh giá chất lượng chương trình du lịch 15
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch 16
1.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong 16
1.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài 17
Chương 2: Thực trạng và chất lượng chương trình du lịch ở công ty lữ hành Esyways Travel 19
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Esyways Travel 19
2.1.1. Khái quát về công ty 19
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý 20
2.1.3. Điều kiện kinh doanh 23
2.1.4. Thị trường mục tiêu 23
2.1.5. Kết quả kinh doanh 23
2.1.5.1. Du lịch lữ hành nội địa 23
2.1.5.2. Lữ hành quốc tế 25
2.1.5.3. Tổng doanh thu và lượng khách năm 2009 28
2.2. Thực trạng xây dựng chương trình du lịch của công ty 30
2.2.1. Các loại chương trình du lịch 30
2.2.2. Cách thức xây dựng 32
2.2.3 Một số chương trình điển hình do công ty cung cấp 33
2.2.3.1. Du lịch nội địa và inbound 33
2.2.3.2. Du lịch outbound 35
2.3. Hệ thống cung cấp chương trình du lịch 36
2.3.1. Quá trình tố chức bán 36
2.3.2. Quá trình thực hiện 37
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch 38
2.4.1. Khách hàng 38
2.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật 38
2.4.3. Người cung ứng dịch vụ 38
2.4.4. Dịch vụ 38
2.4.5. Tổ chức nội bộ 38
2.5. Đánh giá quá trình tổ chức xây dựng và cung cấp chương trình du lịch 39
2.5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ chương trình du lịch của công ty 39
2.5.2. Những điểm mạnh của công ty 41
2.5.3. Các mặt hạn chế còn tồn tại của công ty 42
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch của công ty lữ hành Esyways Travel 44
3.1. Giải pháp nghiên cứu thị trường 44
3.1.1. Thị trường Hà Nội 44
3.1.2. Thị trường khách du lịch Pháp 45
3.2. Giải pháp kinh doanh 46
3.2.1. Nâng cao thiết kế chương trình du lịch 46
3.2.2. Phương pháp tiếp thị 49
3.2.3. Xây dựng trang Website về công ty 50
3.2.4. Hướng tới khách hàng 51
3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật 53
3.4. Nâng cao chất lượng quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ 54
Phần kết luận 56
Tài liệu tham khảo 57












LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, du lịch là một phần không thể thiếu được trong thế giới hịên đại và đó là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Kinh doanh lữ hành có vị trí trung gian chắp nối để cung cầu du lịch gặp nhau, thúc đẩy sự phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Ngoài hoạt động tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch, doanh nghiệp du lịch còn có thể các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hay thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác nhằm đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.Nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với mở rộng thị trường luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Sau khi xin vào thực tập tại công ty lữ hành Esyways Travel được một thời gian, em đã được tiếp xúc với thực tế làm việc của công ty, đặc biệt là bộ phận điều hành tour. Em đã tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại chính công ty này.
Vì vậy em đã chọn đề tài: Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại Công ty thương mại và dịch vụ du lịch Thiên Hà Esy – Esyways Travel.
Mục đích của đề tài: đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và các biện pháp được áp dụng. Từ đó đề xuất nhằm hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ chương trình du lịch của công ty Esyways Travel.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài: Chuyên đề tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và điều kiện số liệu thực tế về chất lượng dịch vụ chương trình du lịch của công ty lữ hành Esyways Travel trong tình hình thị trường kinh doanh du lịch tại Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các dữ kiện thông tin tập hợp được từ chính công ty và các thông tin sơ cấp, thứ cấp thu thập được về tình hình kinh doanh du lịch hiện nay để phân tích, so sánh,… thực hiện các đúc kết, suy luận cần thiết liên quan đến đề tài.
Bài viết được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chương trình du lịch và chất lượng chương trình du lịch.
Chương 2: Thực trạng và chất lượng chương trình du lịch ở công ty Lữ hành Esyways Travel.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch của công ty lữ hành Esyways Travel.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
VÀ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
1.1 Chương trình du lịch
1.1.1 Khái niệm chương trình du lịch:
Hiện nay, trong các tài liệu khoa học về du lịch có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chương trình du lịch do tính chất năng động, phức tạp và sự tổng hợp của tiêu dùng trong du lịch cộng thêm với mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận của mỗi tác giả khác nhau.
Tuy nhiên, hầu như các định nghĩa đều có sự thống nhất quan điểm về lịch trình, các dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi.
Bài chuyên đề này nghiên cứu dựa trên khái niệm chương trình du lịch theo Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành: “Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thoả mãn ít nhất 2 nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách”.
1.1.2 Đặc trưng của chương trình du lịch:
Dựa vào định nghĩa trên, chương trình du lịch có 4 đặc trưng sau đây:
- Chương trình là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã đựơc sắp đặt trước, làm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
- Phải có ít nhất 2 dịch vụ; việc tiêu dùng được thực hiện theo 1 trình tự thời gian và không gian nhất định.
- Giá của chương trình là giá gộp của các dịch vụ có trong chương trình.
- Phải được bán trước khi khách tiêu dùng.
• Đặc điểm của sản phẩm là chương trình du lịch:
- Tính vô hình: sản phẩm du lịch là thứ hàng hóa không thể cảm nhận được bằng các giác quan hay bằng các cách đo lường thông thường. Kết quả khi mua chương trình du lịch chính là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu của nó.
- Tính không đồng nhất và khó đánh giá chất lượng: chất lượng của các chương trình du lịch không giống nhau ở những lần thực hiện khác nhau bới nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp lữ hành cũng không kiểm soát được.
- Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: Các sản phẩm dịch vụ muốn hấp dẫn được khách hàng thì phải được do chính các nhà cung cấp có uy tín cung cấp. Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch do có tính vô hình nên không có sự bảo hành về thời gian, không thể trả lại dịch vụ.
- Tính dễ bị sao chép và bắt chước do kinh doanh du lịch không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến, hiện đại, lượng vốn ban đầu thấp.
- Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ luôn có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Vì vậy, chất lượng của chương trình du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và người tiêu dùng.
- Tính khó bán là kết quả của các đặc tính nói trên cộng với cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du lịch.
• Các yêu cầu của chương trình du lịch:
- Nội dung phù hợp với nội dung của nhu cầu du lịch thuộc về một thị trường mục tiêu cụ thể.
- Nội dung của chương trình phải có tính khả thi (tức là tương thích với khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp và môi trường vĩ mô.
- Phải đáp ứng được mục tiêu và tính phù hợp với nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp.
1.1.3 Phân loại chương trình du lịch:
1.1.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
- Các chương trình du lịch chủ động : Công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hịên các chương trình, chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng.
- Các chương trình du lịch bị động : Khách tự tìm đến với các công ty lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó công ty du lịch xây dựng chương trình du lịch.
- Các chương trình du lịch kết hợp : là sự hoà nhập của cả hai loại trên đây. Các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định các ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khách du lịch (công ty gửi khách) tự tìm đến công ty.
1.1.3.2 Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng:
- Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng.
- Chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng.
- Chương trình du lịch độc lập tối thiểu chỉ giới hạn hai dịch vụ cơ bản là vận chuyển và lưu trú.
- Chương trình du lịch độc lập đầy đủ theo đơn đặt hàng của khách
- Chương trình tham quan giúp khách thưởng ngoạn các giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại một điểm du lịch trong thời gian ngắn.
1.1.3.3. Căn cứ vào mức giá :
- Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giá của chương trình là giá trọn gói.
- Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho khách công vụ.Giá chỉ bao gồm vé máy bay và một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi từ sân bay về khách sạn.
- Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn: Với hình thức này khách du lịch có thể lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn. mức tiêu chuẩn ăn uống hay phương tiện vận chuyển. Khách có thể lựa chọn từng thành phần riêng rẽ của chương trình hay công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể.
1.1.3.4. Căn cứ vào mục đích chuyến du lịch và loại hình du lịch:
Mỗi mục đích của chuyến đi và mỗi loại hình du lịch có chương trình du lịch tương ứng. Ví dụ như: chương trình du lịch theo chuyên đề, chương trình du lịch công vụ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm....
1.1.3.5. Căn cứ vào các tiêu thức khác:
- Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn.
KẾT LUẬN
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt ngày nay giữa các công ty lữ hành trên thị trường du lịch, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (chương trình du lịch) là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn và là yếu tố cốt lõi để phân thắng bại trong hoạt động kinh doanh du lịch của các công ty. Đối với nhiều công ty nói chung và đối với công ty lữ hành Esyways Travel nói riêng, nâng cao chất lượng không chỉ là đảm bảo về mặt thiết kế chương trình du lịch, thực hiện công tác tổ chức chương trình du lịch mà các công tác quảng bá, tuyên truyền, chăm sóc khách hàng cũng cần được quan tâm đúng mức.
Nhìn chung, các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đòi hỏi công ty phải có đầu tư đáng kể, từ đó làm tăng chất lượng dịch vụ. Khi chất lượng dịch vụ được tăng lên thì uy tín và khả năng thu hút khách của công ty cũng tăng lên dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao và lợi nhuận ngày một tăng lên.
Xây dựng các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những giải pháp mang tính lâu dài cho sự phát triển bền vững của các công ty lữ hành cũng như cho cả ngành du lịch Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top