Download Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua: Thực trạng và giải pháp

Download Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua: Thực trạng và giải pháp miễn phí





Mục tiêu của chính sách này là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài ở Việt Nam
Đặc điểm đặc thù ở Vịêt Nam đó là: đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu về đất đai.
Các loại văn bản pháp lý liên quan đến đất đai gắn với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là Luật đất đai, Luật đầu tư tại Vịêt Nam.
Mức tiền thuê đất được xác định tuỳ từng trường hợp vào:
+ Mức quy định khởi điểm của từng vùng.
+ Địa điểm của khu đất.
+ Kết cấu hạ tầng của khu đất.
+ Hệ số ngành nghề.
Theo quyết định số 1477 – TC/TCĐN ngày 31-12-1994 của bộ tài chính ban hành bản quy định về quyền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài.
- Khung giá cho thuê đất được quy định từ 0,375 USD/m2/năm đến 1,7 USD/m2/năm tuỳ theo nhóm đô thị,
- Riêng đất nông nghiệp sử dụng đối với vùng không phải là đô thị giá thuê được qui định cụ thể như sau:
+ Những vùng đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng từ 30-50 USD/ha/năm
+ Các vùng đất khác từ 150 – 170 USD/ha/năm .
- Đối với mặt sông hồ, vịnh, mặt biển giá thuê có 2 mức:
+ Mặt nước sông, hồ, vịnh từ 75-525 USD/ha/năm.
+ Mặt biển từ 150- 600 USD/km2/năm. Trong trường hợp sử dụng không cố định thì áp dụng mức giá từ 1500 USD đến 7500 USD. Mức giá thuê đất, mặt nước, mặt biển nêu trên là mức giá áp dụng cho thực trạng diện tích đất cho thuê không bao gồm chi phí đền bù, giải toả.
Mặc dù trong các văn bản nói trên đã cố gắng phân loại để xác định mức giá tiền thuê khác nhau cho phù hợp với điều kiện địa điểm, loại đất, hạ tầng cơ sở nhưng vẫn không tránh khỏi những bất hợp lý. Trong thực tế khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuờng có những vướng mắc sau:
+ Do Việt Nam chưa có quy định về tính giá trị nên trong một số trường hợp phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng lại có quá lớn so với giá trị của khu đất làm cho việc đàm phán kéo dài vì bên nước ngoài khó chấp nhận.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

đó, số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký. Bình quân mỗi năm ngành NN&PTNT thu hút gần 50 dự án tương ứng khoảng 200 triệu USD. Nhìn chung, các dự án FDI trong nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu gắn với nguồn nguyên liệu địa phương.
Riêng năm 2010, có 1.208 dự án được cáp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 45,5% về số dự án và 22,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ- thương mại, chiếm 52,1% về số dự án và 77% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 2,4% về số dự án và 0,6% về vốn đầu tư đăng ký, không có dự án quy mô lớn.
Bảng 1: FDI được cấp giấy phép trong năm 2010 phân theo nghành kinh tế.
Lĩnh vực
Số dự án
Tỷ lệ (%)
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tỷ lệ (%)
Tổng
1208
100
23107,3
100
Nông-lâm nghiệp, thủy sản
29
2,4
134,5
0,6
Công nghiệp - xây dựng
550
45,5
5175,7
22,4
Dịch vụ - Thương mại
629
52,1
17797,1
77
             Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư, 2010
Năm 2010, các doanh nghiệp FDI trong ngành đang sử dụng khoảng 75.000 lao động công nghiệp và hàng vạn lao động nông nghiệp, nộp ngân sách trên 17 triệu USD, tạo ra kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 500 triệu USD. Tỉ lệ vốn đưa vào thực hiện bình quân khoảng 50% tổng số vốn đăng ký.
2. Phân bố FDI theo địa phương
Hầu hết các dự án FDI vào nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế về vùng nguyên liệu, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư như: Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Lâm Đồng Thanh Hóa, Nghệ An, một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Trong đó, Bình Dương là tỉnh đứng đầu, tiếp theo là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Đồng.
Bảng 2: FDI vào nghành nông nghiệp phân theo địa phương.
TT
Địa phương
Số dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn thực hiện (USD)
Tỷ lệ vốn điều lệ (%)
1
Bình Dương
265
1109622258
450439627
20.31
2
Đồng Nai
103
1058744864
468793875
21.14
3
TPHCM
85
268579865
101309892
4.57
4
Tây Ninh
25
222527500
149407680
6.74
5
Lâm Đồng
77
172100716
105429882
4.75
6
Long An
19
150201700
56433936
2.54
7
Vũng Tàu
24
108443720
48023720
2.17
8
Nghệ An
6
105838640
50638000
2.28
9
Thanh Hóa
9
87079000
33290000
1.50
10
Ninh Bình
5
63329672
26322529
1.19
11
Các tỉnh khác
348
1336397754
727966035
32.82
Tổng số
952
4682865689
2218055176
100.000
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3. Phân bổ FDI theo cơ cấu vùng, miền
Cơ cấu vốn FDI còn có một số bất hợp lý. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng FDI còn quá thấp và tỷ trọng vốn FDI đăng ký liên tục giảm. Hầu hết các dự án FDI vào nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế về vùng nguyên liệu, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu như miền Đông Nam Bộ (54%), trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc (4%), đồng bằng sông Hồng (5%), Bắc Trung Bộ (5%), Tây Nguyên (4%) và đồng bằng sông Cửu Long (13%).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số ưu đãi của Chính phủ đã được quy định trong nghị định của Chính phủ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 5 năm cho sản xuất đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thiếu hướng dẫn nên chưa được áp dụng.
Hình 1: Phân bố FDI theo các vùng kinh tế.
4- Cơ cấu đầu tư FDI trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư 
Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.
Đến hết 2010, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2009). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD.
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..)  chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh( Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
            Các dự án FDI trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
Bảng 3: Cơ cấu vốn FDI đến năm 2010 trong nông – lâm – ngư
Nông, lâm nghiệp
Số dự án
Vốn đăng ký  (USD)
Vốn thực hiện (USD)
Nông-Lâm nghiệp
803
4,014,833,499
1,856,710,521
Thủy sản
130
450,187,779
169,822,132
Tổng số
933
4,465,021,278
2,026,532,653
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư và nguồn gốc đầu tư
Hiện nay có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký, riêng Đài Loan là 25%.
Bảng 4: FDI theo hình thức đầu tư đến năm 2010
STT
Hình thức đầu tư
Số dự án
Vốn đăng ký
1
100% vốn nước ngoài
722
2.310.202.009
2
Liên doanh
206
1.786.008.511
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
2
161.052.371
4
BOT
1
55.274.451
5
Công ty cổ phần
2
152.483.936
Tổng số
933
4.465.021.278
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức là hình thành doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm vị trí cao khoảng 77,4% số dự án và 51, 74% vốn đăng ký, kế đó là hình thức liên doanh 22,1% số dự án và 40% vốn đăng ký. Các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Mỹ thường thực hiện đầu tư theo hình thức doanh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
I Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần lilama Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Một số vấn đề về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần Sudico Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
L Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư Luận văn Kinh tế 0
P Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tạ Luận văn Kinh tế 0
G Một số vấn đề về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thươn Luận văn Kinh tế 0
D đề cương ôn thi môn quản lí dự án đầu tư Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top