daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Đối tượng và đặc điểm của triết học.
Triết học ra đời từ thời cổ đại ở Ấn độ, Trung quốc, Ai cập và đạt hình thức
điển hình ở Hy lạp. Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học là trùng hợp với sự xuất
hiện những mần mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu
nghiên cứu lý luận. Có thể nói, triết học được hình thành như một hình thức lịch
sử đầu tiên của tri thức lý luận. Trước khi triết học xuất hiện, thì thế giới xung
quanh được phản ánh trong ý thức của người nguyên thủy dưới hình thức thần
thoại. Trong thần thoại bên cạnh niềm tin hư ảo vào các lực lượng thần thánh, siêu
tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị trí đáng kể.
Triết học ra đời trong cuộc đấu tranh với thần thoại, như một nỗ lực nhằm giải
thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước
đó đã được đạt ra trong thần thoại, nhưng bằng một cách khác. Triết học
là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên logic và thực tiễn.
Thuật ngữ “Triết học” - Philosophia, có nguồn gốc Hy lạp. Trong ngôn ngữ
Hy lạp cổ đại, nó được cấu thành từ hai bộ phận: phileo nghĩa là “tình yêu” và
sophia nghĩa là “ sự thông thái”. Theo nghĩa ban đầu của nó, thì Triết học có
nghĩa là “yêu mến sự thông thái”. Tuy nhiên, giải thích nguồn gốc của thuật ngữ
không có nghĩa là chỉ ra được nội hàm khoa học của khái niệm.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về triết học được đưa ra trong suốt lịch sử
lâu dài và nhiều thay đổi của nó. Không có điều kiện liệt kê tất cả những định
nghĩa ấy, ở đây chỉ nêu ra một số.
Thời cổ đại, các nhà triết học như Plato, Aristotle định nghĩa triết học là học
thuyết về tồn tại tối cao hay là học thuyết về bản chất cuối cùng, bản thể của vạn
vật. Truyền thống này được tiếp tục trong suốt thời kỳ trung đại cho đến tận thời
kỳ cận đại. Tồn tại cao nhất không phải là tồn tại cảm tính, tồn tại vật lý (phisika),
hữu hình, mà là tồn tại “sau vật lý” (meta ta phisika), “siêu hình”, là bản thể. Triết
học là bản thể luận - học thuyết về tồn tại. Thời cận đại triết học được coi là học
thuyết về nhận thức - nhận thức luận, chẳng hạn như Kant cho rằng triết học là
học thuyết về những giới hạn tuyệt đối của mọi tri thức.
Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary 1992, thì philosopy là:
1. Sự nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của vũ trụ và cuộc đời con người.
2. Một hay hệ thống những niềm tin do nhận thức đem lại.
3. Tập hợp các niềm tin hay một cách nhìn về cuộc sống chỉ đạo các nguyên
tắc xử thế.
4. Thái độ bình tĩnh, thản nhiên trước cuộc sống ngay cả khi đối mặt với đau
khổ, nguy hiểm.
Trong truyền thống của Marxism - Leninism có thể thấy các định nghĩa:
1. Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người
và về vai trò của con người trong thế giới.
2. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về con người và
về vai trò của con người trong thế giới.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản có sự đồng ý chung
rằng triết học là một hệ thống trong đó có hai yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập
nhau là nhận thức và nhận định. Nhận thức là sự tìm kiếm, khám phá, nó đem lại
những tri thức nhất định về đối tượng. Những tri thức mà triết học tìm kiếm là
những tri thức lý luận, khái quát chung nhất. Nhận định là đánh giá, bày tỏ thái độ,
nó đem lại những quan điểm hay những cái nhìn nhất định về đối tượng.
Trong lịch sử đối tượng của triết học có nhiều thay đổi.
Triết học Hy lạp cổ đại chủ yếu nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng
tự nhiên xung quanh. Đó là triết học tự nhiên (naturphilosophie), thực chất nó
bao gồm toàn bộ các tri thức khoa học, vốn còn rất hạn chế của người cổ đại và
được xem như là “khoa học của các khoa học”.
Với sự tích lũy ngày càng nhiều của các tri thức khoa học và cùng với nó là sự
hình thành các phương pháp nghiên cứu riêng, bắt đầu quá trình phân hóa giữa tri
thức lý luận và tri thức ứng dụng. Mặt khác, đã có sự phân ngành tri thức, sự tách
riêng ra của toán học, y học, thiên văn học…thành các khoa học độc lập. Bên cạnh
việc tách các vấn đề lý luận ra thành các vấn đề nghiên cứu riêng, thì trong bản
thân triết học cũng bắt đầu hình thành các hướng nghiên cứu và do đó mà là các
loại hình triết học khác nhau như Bản thể luận (ontology - học thuyết về bản thể,
về “tồn tại”), Nhận thức luận (gnosiology - học thuyết về nhận thức), Logic học,
Đạo đức học, Mỹ học, Triết học lịch sử.
Bắt đầu từ thời đại Phục hưng và nhất là trong các thế kỷ XVII – XVIII, quá
trình phân chia giữa triết học và các khoa học, càng lúc càng diễn ra nhanh chóng.
Cơ học, Vật lý học và theo sau là Hóa học, Sinh vật học, Luật học, Kinh tế chính
trị học… lần lượt trở thành các khoa học độc lập. Quá trình ấy làm thay đổi cơ bản
vai trò, vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học, cũng như mối quan hệ
giữa triết học và các khoa học. Triết học đã không còn nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề khoa học cụ thể, mà tập trung vào những vấn đề thế giới quan và
phương pháp luận chung.
Trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của triết học, đã có
nhiều thay đổi cả về nội dung và hình thức thể hiện, nhưng triết học vẫn là một
hình thái ý thức xã hội với kiểu tư duy đặc thù, giúp con người suy ngẫm về thế
giới, về vị trí và vai trò của mình trong thế giới. Triết học đem lại không chỉ hệ
thống những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, mà còn là hệ thống
những nguyên tắc định hướng, chỉ đạo con người phải sống như thế nào trong thế
giới ấy.
“Triết học là thời đại thâu tóm trong tư tưởng” (Hegel). Lịch sử triết học là lịch
sử của rất nhiều các học thuyết, các trào lưu, và các khuynh hướng triết học khác
nhau. Triết học đặt ra và tìm cách giải quyết hàng loạt những vấn đề của thực tiễn
và nhận thức. Nhưng có thể nói, nổi bật và xuyên suốt trong lịch sử triết học là
vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. “Vấn đề lớn cơ bản của toàn bộ triết
học… là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.” (Engels). Về thực chất, vấn đề cơ
bản của triết học là sự thừa nhận hai kiểu hiện thực mà con người vẫn thường
xuyên gặp phải trong cuộc sống: hiện thực khách quan, vật chất và hiện thực chủ
quan, tinh thần. Xét về nguồn gốc, vấn đề cơ bản của triết học xuất hiện từ rất
sớm. Ngay từ thuở xa xưa, con người đã quan niệm rằng, tư duy, cảm giác của họ
không phải là hoạt động của bản thân họ, mà là của một linh hồn đặc biệt nào đó,
tạm trú trong thân thể họ mà thôi. Ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan
hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài. Song vấn đề đó chỉ có thể có được toàn
bộ ý nghĩa của nó khi loài người ở châu Âu bừng tỉnh sau thời kì dài thống trị của
Kyto giáo. Trong triết học kinh viện thời Trung đại, vấn đề đó đã có một vai trò
rất lớn và bất chấp giáo hội Kyto, nó mang hình thức găy gắt: thế giới là do Chúa
Trời sáng tạo ra, hay vẫn tồn tại từ trước?
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, và mỗi mặt lại lại là một câu hỏi lớn.
Thứ nhất, giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và tự nhiên, cái nào có trước?
Những người cho rằng tinh thần có trước và do đó mà thừa nhận rằng thế giới
được sáng tạo ra - những người đó thuộc phe chủ nghĩa duy tâm (idealism).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top