daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vật chất – ý thức
Câu 1: Nêu quan điểm khoa học về vật chất của Lênin
ý 1: Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học duy vật trước C. Mác
* Thời kỳ cổ đại:
- Đồng nhất vật chất với một dạng vật thể cụ thể:
+ Quan điểm triết học Phương Đông, triết học Trung Quốc cho rằng âm dương ngũ hành khí là thực thể vật chất, Triết học ấn Độ cho rằng nguyên tử là thực thể của thế giới.
+ Quan điểm triết học Phương Tây, Talet cho rằng vật chất là nước, Hêracrít cho vật chất là lửa, Anaximen cho rằng vật chất là không khí, Đêmôcrit cho rằng vật chất là nguyên tử, khẳng định nguyên tử là nhỏ nhất, không thể phân chia thành yếu tố nhỏ hơn nữa
Quan niệm vật chất thời kỳ cổ đại mang tính trực quan, cảm tính, đồng nhất vật chất với 1 dạng vật thể cụ thể.
* Thời kỳ cận đại thế kỷ XVII-XVIII
Người ta cho rằng vật chất là sự vật, hiện tượng có khối lượng, các kích thước dài, rộng, cao (mang tính quảng tính).
VD: Niutơn: Cho rằng khối lượng là vật chất. Khối lượng không thay đổi
Quan điểm vật chất thời kỳ cận đại mang tính siêu hình, máy móc. Đồng nhất vật chất với thuộc tính của vật chất.
ý 2: Các phát hiện khoa học
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên mà chủ yếu là vật lý học đã có một loạt những phát minh quan trọng đem lại cho con người những hiểu biết mới về cấu trúc và tính chất của vật chất, nó đã làm thay đổi căn bản quan niệm cổ truyền về vật chất.
+ Năm 1895, Rơnghen- người Đức đã phát hiện ra tia X.
+ Năm 1896, Beccơren- người Pháp phát hiện ra tia phóng xạ.
+ Năm 1897, Tômxơn- nhà vật lý học người Anh đã phát hiện ra điện tử, một trong những yếu tố cấu tạo nên nguyên tử.
Nó chứng minh: nguyên tử không phải là nhỏ nhất và nguyên tử có thể thay đổi 1 sai
+ Năm 1901. Kaufman- người Đức phát hiện ra sự thay đổi của khối lượng điện tử: khối lượng thay đổi khi vận tốc của vật thay đổi.
điều đó chứng tỏ khối lượng cũng có thể thay đổi, không phải là bất biến 2 sai
Tóm lại: Những thành tựu trong khoa học tự nhiên đã phủ nhận quan điểm trước kia về vật chất Khủng hoảng về định nghĩa vật chất
ý 3: Quan điểm của Lênin
* Định nghĩa:
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin đã định nghĩa như sau:
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Khi định nghĩa về phạm trù vật chất, Lênin đã sử dụng một phương pháp đặc biệt khác với cách định nghĩa thông thường, đó đem đối lập phạm trù vật chất với phạm trù ý thức.
* Đặc điểm tính chất: Từ định nghĩa rút ra 3 tính chất
- Vật chất là cái tồn tại bên ngoài ý thức,cảm giác, không phụ thuộc vào ý thức
` - Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các giác quan con người .
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là hình ảnh của vật chất.
* ý nghĩa của định nghĩa:
- Giải quyết triệt để hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mặt 1: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Mặt thứ 2: con người có khả năng nhận thức thế giới hay không
- Giải quyết quan điểm duy tâm siêu hình về phạm trù vật chất, bác bỏ, phủ nhận quan điểm của CNDT và tôn giáo về vấn đề này(loại quan điểm cổ đại và cận đại).
- Chỉ ra cái mới: vật chất là vô tận, tất cả những phát minh của con người chỉ là giới hạn trong sự hiểu biết của con người. Có tác dụng cổ vũ các nhà khoa học đi sâu vào thế giới vật chất để nghiên cứu, thu được nhiều tri thức mới về thế giới vật chất. Quan trọng nhất
Câu 2- Trình bày quan niệm về ý thức của Lênin
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT
ý 1: Nguồn gốc của ý thức (YT)
*Nguồn gốc tự nhiên
- Mọi dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Năng lực phản ánh của vật chất tuỳ từng trường hợp vào tổ chức của vật chất. Tổ chức vật chất càng phức tạp thì năng lực phản ánh càng cao (sáng tạo)
- Sự phát triển của thuộc tính phản ánh (các hình thức phản ánh):
+Phản ánh lý hoá: là hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh. Hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có định hướng sự lựa chọn.
+ Phản ánh sinh học: đặc trưng cho giới tự nhiên sống. Những hình thức phản ánh này đã có sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy trì sự tồn tại của mình. Phản ánh sinh học có nhiều cấp độ:
Tính kích thích: thể hiện ở thực vật và động vật bậc thấp, là phản ứng trả lời tác động của môi trường ở bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng.
Tính cảm ứng: là hình thức phản ánh của động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương và tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường.
Tâm lý: Là hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện. Tâm lý động vật là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối.
ý thức: Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người.
Như vậy: ý thức là đặc tính riêng của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.
Bộ não người và ý thức
- Bộ não người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp. Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức.
- Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não người, trên cơ sở các quá trình sinh lý- thần kinh của bộ não.
Như vậy nguồn gốc tự nhiên của ý thức là thế giới khách quan và não người
* Nguồn gốc xã hội
- Lao động
+ Theo Mác, lao động là quá trình diễn biến giữa con người và tự nhiên.
+ Đặc điểm: Lao động là hoạt động đặc thù của con người. Lao động luôn mang tính tập thể xã hội.
Vai trò của lao động:
+ Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người, tách ra khỏi giới động vật.
+ Lao động làm hoàn thiện cơ thể con người, đặc biệt là bộ óc và giác quan, làm cho năng lực tư duy trừu tượng, năng lực phản ánh của bộ óc càng phát triển.
+ Thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình trong quá trình lao động.
+ Trong lao động đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, theo C.Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Vai trò của ngô ngữ:
+ Nó là phương tiện giao tiếp trong xã hội, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực.
Do đó, không có ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành, tồn tại và thể hiện được.
Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.
ý 2- Bản chất của ý thức
Quan điểm của CNDVBC về bản chất của YT: YT là sự phán ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo
Bản chất:
- Phản ánh YT là sự phản ánh sáng tạo. Đây là đặc điểm vô cùng quan trọng của phản ánh YT. Tính sáng tạo của YT thể hiện ra rất phong phú đa dạng. Tuy nhiên, sáng tạo của YT là sáng tạo trong giới hạn của sự phản ánh, khác với xuyên tạc
- Phản ánh mang tính tích cực, tự giác
ý 3- Kết cấu của ý thức
*Theo chiều ngang: YT bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý chí… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
* Theo chiều dọc: Bao gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Câu 3: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
ý 1: Khái niệm:
* Vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Các đặc điểm tính chất:
- Vật chất là cái tồn tại bên ngoài ý thức,cảm giác, không phụ thuộc vào ý thức
`- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các giác quan con người
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là hình ảnh của vật chất.
*ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Bản chất:
- Phản ánh YT là sự phản ánh sáng tạo
- Phản ánh mang tính tích cực, tự giác
ý 2: Mối quan hệ biện chứng
* Vật chất quyết định ý thức:
- Vật chất quyết định sự xuất hiện của ý thức, do đó vật chất là có trước, ý thức là có sau, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. Nguyên lý này biểu hiện về mặt xã hội là tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau và do tồn tại xã hội quyết định.
- Vật chất là cái quy định nội dung của ý thức, vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi. Tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
*ý thức tác động trở lại vật chất ( Tính độc lập tương đối của ý thức)
- Mặc dù ý thức do vật chất quyết định nhưng nó không phụ thuộc hoàn toàn vào vật chất mà do có chức năng động, sáng tạo nên ý thức có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người theo hai hướng:
+ Tích cực: ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thúc đẩy, tạo điều kiện hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
+ Tiêu cực: ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
ý 3: ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta
- Do thừa nhận vật chất có trước và quyết định ý thức nên khi nhận thức thế giới phải xuất phát từ thế giới khách quan, không thể xuất phát từ ý thức, ý muốn chủ quan của con người. Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan, phải nói rõ và đúng sự thật, phải tìm nguyên nhân và phương pháp giải quyết các hiện tượng tinh thần ở ngay trong hiện thực khách quan, không được áp đặt chủ quan, duy ý chí hay vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc, giáo điều.
- Thừa nhận ý thức có tính độc lập tương đối, có sự tác động trở lại thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do đó phải nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật ấy trong hoạt động thực tiễn của con người. Đồng thời khắc phục thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, trong chờ hay đổ lỗi cho khách quan, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của con người.
- Trên thực tế ở VN, nước ta đã phạm phải sai lầm chủ quan duy ý trí, tại Đại hội 7 ĐCSVN đã khẳng định “Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý trí vi phạm vào quy luật khách quan” và Đảng đã rút ra bài học: “ Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” là bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ thực tiễn cách mạng nước ta. Đảng ta cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của tư tưởng, của lý luận khoa học và luôn xác định “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. Chính từ quan điểm đúng đắn đó mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang thu được nhiều thành quả rõ rệt.
Câu 4: Các hình thức biểu hiện cụ thể của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất-ý thức
Gồm 3 hình thức:
+ Quan hệ vật chất-ý thức
+ Quan hệ tồn tại xã hội-ý thức xã hội
+ Quan hệ lý luận-thực tiễn
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
Thế giới khách quan tồn tại trong sự liên hệ phổ biến và trong sự phát triển. Từ đó ta có nội dung của 2 nguyên lý
Câu 1: Trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
ý 1: Khái niệm
* Về phép biện chứng (PBC)
- Sơ lược về sự hình thành và phát triển của PBC trong lịch sử triết học.
Thứ nhất: PBC tự phát thời cổ đại: Phản ánh tính chất chung của thế giới là vận động biến đổi không ngừng nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở quan sát mang tính trực quan, cảm tính.
Thứ hai: PBC của Hêghen trong triết học cổ điển Đức mang tính chất duy tâm thần bí, phản ánh sai lệch hiện thực khách quan.
Thứ ba: PBC duy vật do Mác-Ăngghen xây dựng là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, nó mang tính khoa học.
- Định nghĩa PBC:
+ Ăngghen: “PBC chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
* Về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
- Quan điểm siêu hình về mối liên hệ: cho rằng sự vật hiện tượng tồn tại độc lập tách biệt với nhau, giữa chúng không có sự liên hệ nếu thừa nhận có sự liên hệ thì đó chỉ là liên hệ bề ngoài, thụ động, một chiều, giữa các hình thức liên hệ không có sự chuyển hoá lẫn nhau.
- Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ:
Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay các mặt sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Như vậy là có liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài
ý 2 Tính chất của mối liên hệ: 3 tính chất
- Mối liên hệ mang tính khách quan, nó là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý muốn, cảm giác, ý thức của con người.
- Mối liên hệ mang tính phổ biến, thể hiện: Có ở mọi lĩnh vực trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy - Mối liên hệ mang tính đa dạng và nhiều vẻ:
Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức liên hệ giữa chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào vị trí, phạm vi vai trò, tính chất mà phân chia ra thành những mối liên hệ khác nhau như: mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bản chất- mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ trực tiếp - mối liên hệ gián tiếp, trước mắt-lâu dài v.v… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối.
ý 3 ý nghĩa phương pháp luận
- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải có quan điểm toàn diện.
Yêu cầu của quan niệm toàn diện.
+ Phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và các khâu trung gian của nó.
+ Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật .
- Bản thân quan điểm toàn diện đã bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Vì vậy, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng không gian, thời gian mà sự vật, hiện tượng tồn tại .
- ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới, ĐCS đã xác định cần đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước hết là đổi mới trong tư duy về nhận thức XHCN và con đường đi lên CNXH, trong đó tập trung đổi mới tư duy về kinh tế
***Lưu ý: Từ ý nghĩa mà có thể có một câu hỏi: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về quan điểm toàn diện
Trả lời: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Câu 2: Nguyên lý về sự phát triển
ý 1: khái niệm về sự phát triển
* Quan điểm siêu hình: phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về mặt số lượng hay khối lượng mà không có sự thay đổi về chất. Phát triển chỉ như quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh co, thăng trầm phức tạp. Nguồn gốc phát triển là do bên ngoài quy định.
* Quan điểm duy tâm: nguồn gốc phát triển là của lực lượng siêu nhiên, phi vật chất, ý niệm tuyệt đối của thần linh, thượng đế.
*Quan điểm duy vật biện chứng: phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn .
- Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật: đó là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quy định
- Sự phát triển là kết quả của sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc.
- Sự phát triển là quá trình vận động thay đổi về chất, chất mới ra đời cao hơn chất cũ, phát triển có xu hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Sự phát triển không phải lúc nào cũng đi theo một đường thẳng mà có lúc tụt lùi tạm thời
Khái niệm về sự phát triển gắn liền với khái niệm về sự vận động, do đó phát triển là sự vận động có khuynh hướng
- Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới.
ý 2 Tính chất của sự phát triển
- Phát triển mang tính khách quan, nó là cái vốn có của bản thân sự vật hiện tượng, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn ở bên trong bản thân SVHT, trong quá trình tồn tại và vận động của SVHT luôn diễn ra quá trình giải quyết các mâu thuẫn bên trong nhờ đó mà SVHT phát triển. Sự phát triển là quá trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muỗn, nguyện vọng, ý chí của con người.
- Phát triển mang tính phổ biến: phát triển ở mọi mặt, mọi khía cạnh, không chỉ là sự thay đổi về mặt số lượng hay khối lượng mà nó còn là sự thay đổi về chất . Phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực trong tự nhiên, xã hội và tư duy ở bất kì sự vật hiện tượng nào của TGKQ
- Phát triển mang tính đa dạng, nhiều vẻ: SVHT trong TGKQ rất phong phú và đa dạng, mỗi SVHT có sự phát triển khác nhau. SVHT ở những không gian, thời gian khác nhau có sự phát triển khác nhau đồng thời chịu sự tác động của các yếu tố, nhân tố khác nhau có thể thúc đẩy SVHT phát triển hay kìm hãm sự phát triển
- Phát triển mang tính kế thừa nhưng trên cơ êơr có sự phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát triển, không kế thừa nguyên xi hay lắp ghép từ cái cũ sang cái mới một cánh máy móc, hình thức .
- Phát triển mang tính phức tạp: Tuỳ vào từng sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, phát triển còn bao gồm cả sự thụt lùi đi xuống nhưng khuynh hướng chung là đi lên, là tiến bộ. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì khuynh hướng của sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc.
- Nguồn gốc của sự phát triển là ở trong bản thân sự vật hiện tượng, do mâu thuẫn của sự vật hiện tượng quy định,
ý 3 ý nghĩa phương pháp luận
Khuynh hướng chung của SVHT là vận động và phát triển, do đó Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển yêu cầu:
+ Xem xét sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động phát triển không ngừng. Vạch ra xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng.
+ Phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành nhiều giai đoạn. Trên cơ sở đó tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn hay kìm hãm sự phát triển của nó.
+ Phát triển bao hàm cả sự tụt lùi tạm thời, do đó trước khó khăn thì phải bình tĩnh xem xét mọi yếu tố tác động, biết chấp nhận thất bại tạm thời, vượt qua khó khăn để đi tới thắng lợi cao hơn.
+ Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ thống nhất sự vật, hiện tượng như là cái đang có mà phải nắm khuynh hướng phát triển tương lai của nó.
+ Quan điểm phát triển đòi hỏi khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
***Lưu ý: Từ ý nghĩa mà có thể có một câu hỏi: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về quan điểm phát triển
Trả lời: nguyên lý về sự phát triển
*** Lưu ý: Từ ý nghĩa của 2 nguyên lý mà có thể có một câu hỏi: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về quan điểm lịch sử
Trả lời: Cả 2 nguyên lý
3 quy luật cơ bản của phép biện chứng.
Từ 2 nguyên lý ở trên sinh ra 3 quy luật về sự vận động và phát triển (VĐ & PT)
Quy luật lượng – chất: chỉ ra cách thức của sự VĐ & PT
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: chỉ ra nguồn gốc động lực của sự VĐ & PT
Quy luật phủ định của phủ định: chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Câu 1: Trình bày nội dung của Quy luật lượng – chất
(quy luật về cách thức của sự vận động và phát triển; Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại
Vai trò của quy luật: chỉ ra cách, cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
ý 1 Khái niệm
- Khái niệm về chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Vì vậy:
+ Chất là những quy định vốn có. Vàng: màu vàng, dẻo, ít hao mòn trong tự nhiện, kim loại…
+ Là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính, chứ không phải là một sự kết hợp máy móc hay hỗn hợp.
+ Sự thống nhất đó tạo cho sự vật thành một chỉnh thể cho phép phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
- Phân biệt chất với thuộc tính:
Chất tồn tại khách quan bên trong của sự vật, bao gồm của các yếu tố giống nhau.
+ Chất là tổ hợp nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính là một bộ phận của chất, mỗi sự vật có nhiều chất.
+ Các thuộc tính bộc lộ theo một mối liên hệ cụ thể, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất mới thay đổi, sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ là tương đối.
+ Chất gắn với kết cấu sự vật. Như : Than chì và kim cương.
- Khái niệm về lượng: Lượng là phạm trù triết học dùng để tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
- Đặc điểm:
+ Lượng là khách quan, quy định về sự vật, bên trong sự vật mặt dù nhiều khi dường như là vẻ bề ngoài
+ Lượng gắn liền với cấu trúc, có tính phổ biến: dùng để chỉ kích thước (dài, ngắn, to, nhỏ….). Số lượng (thuộc tính, số dân, số hành tinh, …). Mức độ ( phát triển kinh tế, tình cảm , tăng dân số..)
+ Lượng không nói lên sự vật đó là cái gì, các thông số về lượng thường xuyên thay đổi trong quá trình vận động phát triển của sự vật.
+ Phân biệt khái niệm giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối.
ý 2 Mối liên hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
- Thực chất, chất và lượng là hai mặt của sự vật; cho nên, chất bao giờ cũng thể hiện ra một lượng nhất định, không có chất thuần tuý; và lượng bao giờ cũng là lượng quy định một chất nhất định, không có lượng thuần tuý. Ví dụ: Mỗi kim loại khác nhau đều ứng với một bước sóng nhất định của ánh sáng chiếu vào để bứt các điện tử ra khỏi bề mặt.
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi chất căn bản của sự vật.
+ Độ là một khoảng (quá trình) thay đổi về lượng, chứ không phải một thời điểm (sự thay đổi từ 00c 1000c thì nước vẫn ở trạng thái lỏng, chứ không phải ở điểm 00c hay 1000c)
+ Độ là sự ổn định của sự vật, là cơ sở hình thành quy luật của sự vật, hiện tượng.
+ Các loại sự vật khác nhau có độ khác nhau.
- Lượng biến đổi dần tới một mức độ nhất định dẫn tới sự thay đổi về chất. Không có sự thay đổi về lượng thì không có sự thay đổi về chất.
+ Muốn có sự thay đổi về chất thì phải biến đổi dần dần về lượng (vụ nổ nguyên tử có thể lên tới hàng triệu độ trong thời gian ngắn, nhưng vẫn tuân thủ quy định này là tăng từ 1000c lên 1010c, 1030c, 9990c, 10000c, 1 triệu độ)
+ Quá trình thay đổi từ lượng đến chất trải qua các giai đoạn sau:
Khi thay đổi về lượng mà vẫn chưa dẫn tới thay đổi về chất thì quá trình đó gọi là tiệm tiến, tiến hoá. Tới một mức độ dẫn đến sự thay đổi về chất gọi là bức nhảy và giới hạn sảy ra bước nhảy gọi là điểm nút, trong tiến trình của sự vật có nhiều điểm nút tạo nên đường nút. Quy luật này phổ biến, thể hiện sự vận động liên tục trong tính đứt đoạn của lượng chất. Tính phổ biến của quy luật đựơc thể hiện.
* Khi chất mới ra đời tạo điều kiện cho lượng mới phát triển. Các hình thức bước nhảy
- Các hình thức bước nhảy:
+ Bước nhảy toàn bộ
+ Bước nhảy bộ phận (cục bộ)
+ Bước nhảy đột biến
+ Bước nhảy dần dần
ý 3 ý nghĩa: (Một số kết luận về phương pháp luận )

Phương tiện lao động: cải tạo nâng cao chất lượng hệ thống đường sá, giao thông; đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc.
+ Khoa học công nghệ: Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, coi khoa học công nghệ là mục tiêu hàng đầu
- Quan hệ sản xuất:
+ Quan hệ sở hữu: Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại các doanh nghiệp, …
+ Tổ chức và quản lí: tổ chức lại lao động, phân bố lại các vùng nguyên liệu sản xuất, …
+ Phân phối sản phẩm: Tăng lương, thường xuyên điều chỉnh lại mức lương cho người lao động một cách hợp lí
- Kiến trúc thượng tầng:
+ quan điểm chính trị tư tưởng: lấy CN Mác- lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động
+ Thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các điều luật
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh
+ Nâng cao vai trò quản lí của nhà nước, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, …
Câu hỏi: Tại sao nói nước ta đi từ hình thái KT-XH phong kiến lên hình thái KT-XH CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là hợp quy luật.
Sự phát triển của hình thái KT- XH đi theo 5 giai đoạn: CSNT -> CHNL-> PK -> TBCN-> CSCN. Đây là quy luật phát triển chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao. Song mỗi dân tộc đều có thể bị chi phối bởi các điều kiện về tự nhiên, chính trị, truyền thống, văn hóa và điều kiện quốc tế .. . do đó có những dân tộc có thể “bỏ qua” một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Song sự “bỏ qua” đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không theo ý muốn chủ quan. ở nước ta đi lên từ hình thái KT-XH phong kiến lên hình thái KT-XH CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là hợp quy luật vì có những yếu tố sau:
- Khách quan: Trên thế giới đã có CNCS ra đời
- Chủ quan: Đầu thế kỉ XX, phong trào giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên chúng ta không bỏ qua hoàn toàn TBCN mà chỉ bỏ qua về mặt chính trị, tư tưởng. Chúng ta vẫn tận dụng những thành quả KHKT, KHCN của CNTB để đi tắt đón đầu, xây dựng cơ sở vật chất vững chắc của CNCS.
Câu hỏi: Để lực lượng sản xuất phát triển cần tác động vào những yếu tố cơ bản nào? Vận dụng ở nước ta?
Chúng ta thấy LLSX là động lực của sự phát triển xã hội nên để XH phát triển cần có những tác động làm cho LLSX phát triển.
* Trước hết cần có tác động vào các yếu tố bên trong của LLSX bao gồm:
+ Người lao động
+ Tư liệu sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động (có sẵn trong tự nhiên hay đã qua chế biến), phương tiện lao động (bao gồm các yếu tố, điều kiện hỗ trợ cho sản xuất: đường sá, giao thông,…)
+ Khoa học công nghệ
Sau đó là tác động vào các yếu tố bên ngoài có liên quan bao gồm:
+ QHSX với các yếu tố:
Quan hệ sở hữu đối với các TLSX (có hai hình thức: Sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân)
Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất
Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
+ KTTT: Yêu cầu điều chỉnh:
Các quan điểm chính trị, tư tưởng, tôn giáo, pháp quyền, …
Các thiết chế xã hội: Nhà nước, Đảng, giáo hội, đoàn thể xã hội, …
* Vận dụng ở nước ta:
- LLSX
+ Người lao động: Chấn hưng nền giáo dục, thường xuyên cải cách, đổi mới GD, coi GD là quốc sách hàng đầu
+ Tư liệu sản xuất:
Công cụ lao động: tiến hành CNH-HĐH đất nước
Đối tượng lao động
Phương tiện lao động: cải tạo nâng cao chất lượng hệ thống đường sá, giao thông; đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc.
+ Khoa học công nghệ: Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, coi khoa học công nghệ là mục tiêu hàng đầu
- Quan hệ sản xuất:
+ Quan hệ sở hữu: Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại các doanh nghiệp, …
+ Tổ chức và quản lí: tổ chức lại lao động, phân bố lại các vùng nguyên liệu sản xuất, …
+ Phân phối sản phẩm: Tăng lương, thường xuyên điều chỉnh lại mức lương cho người lao động một cách hợp lí
- Kiến trúc thượng tầng:
+ quan điểm chính trị tư tưởng: lấy CN Mác- lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động
+ Thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các điều luật
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh
+ Nâng cao vai trò quản lí của nhà nước, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, …
Câu hỏi: Tại sao nói nước ta đi từ hình thái KT-XH phong kiến lên hình thái KT-XH CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là hợp quy luật.
Sự phát triển của hình thái KT- XH đi theo 5 giai đoạn: CSNT -> CHNL-> PK -> TBCN-> CSCN. Đây là quy luật phát triển chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao. Song mỗi dân tộc đều có thể bị chi phối bởi các điều kiện về tự nhiên, chính trị, truyền thống, văn hóa và điều kiện quốc tế .. . do đó có những dân tộc có thể “bỏ qua” một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Song sự “bỏ qua” đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không theo ý muốn chủ quan. ở nước ta đi lên từ hình thái KT-XH phong kiến lên hình thái KT-XH CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là hợp quy luật vì có những yếu tố sau:
- Khách quan: Trên thế giới đã có CNCS ra đời
- Chủ quan: Đầu thế kỉ XX, phong trào giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên chúng ta không bỏ qua hoàn toàn TBCN mà chỉ bỏ qua về mặt chính trị, tư tưởng. Chúng ta vẫn tận dụng những thành quả KHKT, KHCN của CNTB để đi tắt đón đầu, xây dựng cơ sở vật chất vững chắc của CNCS.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top