lehongthu2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................14
1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................14
1.1.1. Các lý thuyết xã hội học vận dụng trong nghiên cứu đề tài................14
1.1.2. Các khái niệm......................................................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................24
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông
thôn hiện nay .................................................................................................24
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu..............................27
CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................38
2.1. Thực trạng dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại xã Thụy
Hương ...............................................................................................................38
2.1.1. Nhận thức, thái độ của lao động nông thôn đối với dạy - học nghề ...38
2.1.2. Công tác khảo sát, tư vấn và tuyền sinh nghề.....................................41
2.1.3. Công tác dạy nghề...............................................................................46
2.1.4. Các mô hình dạy nghề được tổ chức trên địa bàn...............................50
2.1.5. Một số kết quả dạy nghề trên địa bàn .................................................53
2.2. Các yếu tố tác động đến công tác dạy nghề theo Đề án 1956 tại xã Thụy
Hương ...............................................................................................................57
2.2.1. Yếu tố chủ quan...................................................................................57
2.2.2. Yếu tố khách quan...............................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................82
PHỤ LỤC............................................................................................................84 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy nghề cho nông dân nói riêng và đào tạo nghề nghiệp để nâng cao chất
lượng nhân lực nói chung là chủ đề của xã hội học kinh tế - lao động và xã hội học
giáo dục. Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu về dạy nghề cho công nhân, nhân
viên làm việc trong các doanh nghiệp, các nhà máy. Tuy nhiên, nếu có những nghiên
cứu về dạy nghề cho nông dân thì đó là nông dân ở một nước công nghiệp phát triển
hay một nước đang phát triển - khác với Việt Nam là một quốc gia đang chuyển đổi
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường. Do vậy, đề tài về dạy nghề cho nông dân là rất quan trọng và cần thiết về mặt
lý luận, cụ thể là cho môn xã hội học kinh tế, xã hội học nông thôn, xã hội học lao
động, xã hội học giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Lý do chọn đề tài này còn bắt nguồn
từ tình hình thực tiễn ở Việt Nam thời gian gần đây.
Thực hiện Nghị quyết số24/2008/NQ-CP ngày28/10/2008 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động caủChính phu;̉ thực hiện Nghị quyết Hôị nghi ̣lần th7ứ
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghi, nông dân, nông thôn, ệp ngày
27/11/2009Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định1956 số /QĐ-TTg phê duyêṭ
Đề án “Đào taọ nghêc̀ ho lao đôṇ g nông thôn đến năm2020” . Đây là đề án có quy mô,
mức kinh phí lớn, thời gian thực hiện dài và có ý nghĩa kinh tế - xã hội và nhân văn sâu
sắc, là một trong ba khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là:
- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triêụ lao đôṇ g nông thôn,
trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. - Nâng cao chất lượng và hiêụ quả đào taọ nghề, nhằm taọ viêc̣ làm, tăng thu
nhâ
p̣ của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tê,́ phục vụ sự nghiệp công nghiệp ho,áhiện đại hoá, nông nghiêp̣ , nông thôn.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính ,
quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Có thể khẳng định, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 chính là một “cú huých” giúp thành phố Hà Nội tăng cường hơn nữa công
tác này, mang lại sự đột phá tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
việc làm, ổn định cuộc sống, giảm cùng kiệt bền vững… Lao động sau khi đào tạo
nghề đã tìm được việc làm hay tự tạo được việc làm ổn định chiếm khoảng
70%... Thành phố đang phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề đạt trên 30% và trên 50% vào năm 2020, bình quân mỗi năm giải quyết
việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn rất nhiều tồn tại.
Thực tế hiện nay, hầu hết nông dân, nhất là các chủ hộ, còn nhiều hạn chế về
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Số nông dân và con em nông dân trong độ
tuổi lao động chưa qua học nghề có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề hiện tại còn
cao, đặc biệt là các địa bàn có số lượng đất nông nghiệp thu hồi lớn. Việc giúp
nông dân tiếp cận với học nghề đòi hỏi quá trình lâu dài, trong khi mạng lưới cơ
sở dạy nghề phần lớn tập trung ở khu vực đô thị. Các trung tâm dạy nghề khác
chủ yếu mới thành lập, quy mô nhỏ, thiếu xưởng thực hành, ký túc xá, trang thiết
bị dạy nghề nên chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của đông đảo lao động
nông thôn… Qua hơn 2 năm triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
thành phố Hà Nội, vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá chính thức nào về thực
trạng cũng như khó khăn trong công tác dạy nghề cho nông dân, nhận thức của
nông dân về học nghề cũng như chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác dạy
nghề... Các báo cáo, đánh giá về vấn đề này mới chỉ đề cập đến những thông tin
về dạy nghề khá đơn giản, chưa có sự bình luận, khái quát và chuyên sâu; chưa
làm cho xã hội nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy nghề cho lao động
nông thôn, khi đất nước ta đang tiến vào một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
có tính then chốt: Chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp.
Do đó, tui chọn đề tài “Dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956
qua khảo sát tại xã Thuỵ Hương (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) với
mong muốn đóng góp thêm nghiên cứu của mình dưới góc độ xã hội học cho
một vấn đề hiện đang được cả xã hội quan tâm.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn là đề tài được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm bởi đây là vấn đề mang tính xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới sự
phát triển kinh tế - xã hội. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp về lao động và việc làm nông nghiệp
và nông thôn” do ThS. Vũ Thị Kim Mão, Viện CS&CL phát triển NN-NT thực
hiện từ năm 2006 – 2007 đã tổng quan về lao động và việc làm khu vực nông
nghiệp, nông thôn; tổng kết kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số nước trong
khu vực, trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Bước đầu, đề tài đưa ra các quan
điểm và định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích tạo việc làm
cho lao động nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. Tác giả Trần Thanh Đức trong Tạp chí nghiên cứu và lý luận tháng 10 năm
2000 đã có bài viết “Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất hiện đại”.
Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người trong lực lượng sản
xuất hiện đại cũng như yêu cầu đáp ứng sự đòi hỏi của lực lượng sản xuất và vai
trò của đào tạo tri thức, đào tạo nghề.
Trong tạp chí Thông tin thị trường lao động, số 2 năm 1999, Hai tác giả
Nguyễn Quang Huệ, Nguyễn Tuấn Doanh có bài viết về “Đào tạo nguồn nhân
lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Các tác giả đã nêu bật xu thế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn đề đặt ra cho vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH [17, 35-39].
Năm 2000, tác giả Trương Văn Phúc có bài viết đăng trên Tạp chí Lao
động xã hội số 11a, với tiêu đề "Thực trạng lực lượng lao động 1996 – 2000 và
một số vấn đề cần quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực 2000 –
2005”. Bài viết đã tập trung phân tích thực trạng lực lượng lao động trên các mặt
và biến động của nó trong giai đoạn 1996-2000; đồng thời phân tích những vấn
đề đặt ra trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và những yêu cầu cấp thiết,
trong đó, vấn đề đào tạo nghề được nhấn mạnh và làm một trong các giải pháp
trọng yếu của hệ thống các giải pháp [28,32-36].
Năm 2000, Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản cuốn “Thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam”. Tuy
cuốn sách tập trung vào các vấn đề của trang trại, nhưng thực trạng về trình độ
chuyên môn của chủ trang trại, của các lao động trong trang trại cũng được làm
rõ. Qua đó, những vấn đề đặt ra cho việc nâng cao trình độ của các chủ trang trại
được nêu ra, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến đào tạo cho nhóm đối tượng
này được đề xuất [19,42-48]. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thể hiện được một bộ
phận nhỏ của nguồn lao động nông thôn. Vì vậy, xét trên phương diện đào tạo
nghề cho lao động nông thôn thì phạm vi đề cập của cuốn sách còn tương đối
hạn hẹp.
Năm 2001, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Việc làm ở nông
thôn: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Vũ Tiến Quang đã nghiên cứu về vấn
đề việc làm ở nông thôn và đưa ra một số giải pháp. Trong đó, nhấn mạnh tới
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, hỗ trợ vốn tạo việc làm thông
qua hội nông dân, hội phụ nữ…Các giải pháp trên đã góp phần không nhỏ vào
quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn. Song do điều kiện địa lý của mỗi vùng
khác nhau, trình độ nhận thức của lao động nông thông cũng chưa đồng đều nên
việc áp dụng các chính sách trên vào đời sống chưa thật sự hợp lý và đồng bộ.
Năm 2002, GS.TS. Phạm Đức Thành và TS. Lê Doãn Khải đã xuất bản
cuốn: “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở vùng Bắc Bộ nước ta” [48,55-62]. Công trình khoa học này đã hệ
thống hoá cơ sở khoa học của quá trình cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong
nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ; đưa ra các quan điểm và giải
pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ đến 2010. Tuy nhiên, công trình
nghiên cứu của tập thể tác giả lấy đối tượng chính là cơ cấu lao động và sự tác
động là công nghiệp hóa – hiện đại hóa chứ không đề cập đến vấn đề đào tạo
nghề với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Thị Ái Lâm hoàn thiện công trình nghiên cứu
với tựa đề “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh
nghiệm Đông Á”'. Công trình nghiên cứu khá toàn diện về kinh nghiệm phát

triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo của các nước Đông Á, trong
đó, kinh nghiệm của Nhật Bản được nghiên cứu và tổng kết rất công phu. Những
kết quả nghiên cứu có thể tham khảo vận dụng cho đào tạo nghề ở Việt Nam,
nhất là kinh nghiệm đào tạo nghề của các doanh nghiệp Nhật Bản [22,25-42].
Năm 2004, PGS.TS. Đỗ Minh Cương và TS. Mạc Văn Tiến đã xuất bản
cuốn “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn”. Cuốn
sách đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển lao động kỹ thuật
gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam và
đề xuất định hướng cũng như các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt
Nam đến năm 2010 [5,11-40]. Đây là cuốn sách có nhiều điểm bổ ích tham khảo
cho nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam nói chung,
vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu không
đi sâu vào các vấn đề trực diện của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Luận văn Thạc sĩ “Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở
Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Thanh Hương (Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên lý luận chính trị) thực hiện năm 2011 đã nghiên cứu, hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm để làm căn cứ khoa học
cho việc đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết cho lao động nông thôn trên
địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, đề xuất phương hướng và giải pháp giải
quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn” của hai tác giả Trần Thị Tuyết và
Lê Văn Phùng đưa đến nhiều phát hiện mới về nhân tố ảnh hưởng tới chuyển
dịch ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu thực
trạng của vấn đề này. Cuốn sách “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Vũ
Tiến Quang (Nxb Nông nghiệp) đã tập trung nghiên cứu về cơ cấu việc làm ở
nông thôn và đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho người nông dân.
Công trình nghiên cứu “Sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở nông
thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả Lê Hải Thanh đã
nghiên cứu về thực trạng biến đổi lao động – việc làm của nông dân khu vực
ngoại thành của thành phố và đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quá
trình này. Đồng thời, đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi trong thời gian
tới. Tuy nhiên, đề tài chưa tập trung đi sâu để đưa ra các giải pháp giải quyết
những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
Có thể nói, thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu về dạy nghề cho lao
động nông thôn. Và trong các nghiên cứu đó, các tác giả đã đề cập đến những
khía cạnh khác nhau của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn
nhân lực lao động nông thôn nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Giai đoạn hiện nay, vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại
rất nhiều bất cập, đặc biệt là dạy nghề theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính
phủ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống tính hiệu quả, những bất cập cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng tới việc triển khai Đề án; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của Đề án. Đề tài của tác giả kế thừa kết quả từ những
nghiên cứu đi trước, đồng thời chỉ ra những cái mới trong dạy nghề cho lao động
nông thôn trong bối cảnh hiện nay.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956" (Khảo sát tại
xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) góp phần phân tích,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TRANMYLINH83

New Member
Trích dẫn từ lehongthu2001:
Link tải miễn phí Luận văn: Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 30
Nhà xuất bản:ĐHKHXH & NV
Ngày:2014
Miêu tả:107 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Electronic Resources
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
02050003139.pdf


Add ơi link download hỏng rồi ạ T.T add cập nhập link mới giúp với ạ. Thank add nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Văn hóa, Xã hội 0
A Sự cần thiết phải dạy nghề cho người lao động Luận văn Kinh tế 0
S Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh vĩnh long giai đoạn 2009 - 20 Khoa học Tự nhiên 0
V Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các trường dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa Văn hóa, Xã hội 0
I Hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An Văn hóa, Xã hội 2
J Công tác xã hội với vấn đề dạy nghề cho thanh niên tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Văn hóa, Xã hội 3
T Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc Văn hóa, Xã hội 4
H Thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật (Nghiên cứu tại Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo và Trun Văn hóa, Xã hội 2
C Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường gi Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top