daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 ĐÀO TẠO NGHỀ CHO QUÂN NHÂN XUẤT NGŨ
Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ QUÂN ĐỘI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 10
1.1. Quan niệm về nghề và đào tạo nghề 10
1.2. Khái niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng
đến đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường
dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội 16
1.3. Kinh nghiệm về đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở
một số trường trong nước 36
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO QUÂN
NHÂN XUẤT NGŨ Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2008 -2013 48
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các trường
dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội 48
2.2. Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong công tác
đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy
nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội 51
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY
MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO QUÂN NHÂN
XUẤT NGŨ Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ QUÂN
ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79
3.1. Những quan điểm cơ bản đẩy mạnh đào tạo nghề cho
quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
trên địa bàn thành phố Hà Nội 79
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đào tạo nghề cho
quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
trên địa bàn thành phố Hà Nội 86
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 103
4
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững của đất
nước. Vì vậy việc đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực luôn được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Yêu cầu này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải luôn
đổi mới và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển
góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Một trong những vấn đề quan
trọng để giải quyết vấn đề này là xây dựng chiến lược đào tạo nghề phù hợp
và khoa học. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược đào tạo nghề không chỉ
đơn thuần là việc định hướng cho sự phát triển của một lĩnh vực mà còn là
yếu tố cấu thành góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng
và Nhà nước ta.
Ở Việt Nam, đào tạo nghề có lịch sử phát triển trên 30 năm và đã góp
phần rất lớn vào sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng
trong phát triển nguồn nhân lực, các Trường dạy nghề quân đội trên địa bàn
thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo, có định hướng và giải pháp phát
triển đào tạo nghề đặc biệt cho đối tượng là Bộ đội xuất ngũ về địa phương.
Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/6/2006 về “Quy hoạch
mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là một giải pháp hợp lý giúp cho hệ
thống trường nghề phát triển. Bởi vậy, cho đến nay cả nước đã có trên 100
trường cao đẳng nghề (trong đó có hơn 40 trường chất lượng cao, một số
trường tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực); gần 300 trường trung cấp
nghề và 800 trung tâm dạy nghề trong đó có các trường dạy nghề của Quân
đội. Mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một đến hai trường trung cấp nghề hoặc
trường cao đẳng nghề. Sự phát triển của các trung tâm dạy nghề hay các
5trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học
nghề, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng
nông thôn. Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân
lực, vấn đề đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội đang trở
thành nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cơ sở đào tạo nghề nhằm thực
hiện mục tiêu phát triển đào tạo nghề hiện nay.
Thời gian qua, đào tạo nghề ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể, góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù vậy, đào
tạo nghề ở nước ta nói chung và ở Bộ Quốc phòng nói riêng hiện nay vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế như ngành nghề dạy còn ít, đơn điệu; chất lượng đào tạo
thấp, sự phối hợp giữa địa phương với doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong
việc tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề
chưa hiệu quả, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được thị trường
lao động và yêu cầu của xã hội...
Trên thực tế, hàng năm trên địa bàn Hà Nội có một số lượng lớn quân
nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương (khoảng 8.000 –
10.000 người). Lực lượng này có ưu thế là trẻ, khỏe, có văn hóa có tác phong
chính quy; đã được rèn luyện kỷ luật quân đội. Tuy nhiên, họ chưa có nghề ổn
định, vấn đề đặt ra là phải bảo đảm việc làm cho những quân nhân xuất ngũ
này. Do vậy, đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường dạy nghề
quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội là sự đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
chuẩn bị nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Hà Nội và các tỉnh lân cận, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm
cho quân nhân xuất ngũ trên địa bàn, là một vấn đề bức xúc hiện nay. Do vậy
tác giả chọn đề tài “ Đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường dạy
nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp Thạc
sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
6
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung và
những vấn đề liên quan đến quân nhân xuất ngũ nói riêng như:
- Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, tác giả
Trần Khánh Đức, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2002. Nội dung cuốn sách tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận và giải pháp giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp
và phát triển nguồn nhân lực.
- Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Phát triển lao động kỹ thuật ở
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” của PGS.TS. Đỗ Minh Cường. Tổng cục
Dạy nghề - Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
- Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH. Luận án tiến sỹ kinh tế, tác giả Phan
Chính Thức, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. Luận án đi sâu nghiên cứu đề
xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo
nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực
cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
- Quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta- thực
trạng và giải pháp, tác giả Nguyễn Đức Tỉnh, luận án Tiến sỹ Kinh tế, 2011.
Nội dung luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về
đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường. Phân tích, đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư
phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam.
- Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, tác giả Nguyễn
Viết Sự, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập hợp các bài viết
đã đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học về lý
luận, thực tiễn kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển giáo dục
nghề nghiệp.
- Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta, tác
giả Nguyễn Đức Tĩnh, luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội – 2007. Nội dung luận
7án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về
đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta.
- Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam, tác giả Bùi
Đức Tùng, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị (2007). Nội dung luận văn tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
dạy nghề.
- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn, tác giả
PGS.TS Đỗ Văn Cương, TS. Mạc Văn Tiến, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
– 2004. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
phát triển lao động kỹ thuật ở nước ta.
- Giải quyết việc làm cho Quân nhân xuất ngũ ở Quân khu 4 hiện nay,
tác giả Nguyễn Văn Dũng, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị,
Học Viện Chính trị, 2006. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu việc làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các quan điểm, giải pháp để giải quyết
việc làm cho quân nhân xuất ngũ trên địa bàn Quân khu.
- Phát triển thị trường lao động và tác động của nó đến đảm bảo nguồn
nhân lực cho Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả Trần Văn Ba, luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, 2006. Nội dung
luận văn tập trung phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, gắn với đảm bảo nguồn nhân lực cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
- Vai trò của Quân đội trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH,
HĐH ở nước ta hiện nay, tác giả Hoàng Văn Phai, luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Kinh tế chính trị. Học viện Chính trị, 2008. Nội dung luận văn làm rõ
cơ sở lý luận về vai trò của Quân đội trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ
CNH, HĐH. Từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò
của Quân đội trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
ở nước ta hiện nay.
8
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Đào tạo lao động kỹ thuật trong phát triển kinh tế - xã hội ở các cơ sở
dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tác giả Võ Xuâ Linh, luận văn Thạc sỹ
Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2011. Luận văn
đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo lao động kỹ thuật
trong phát triển kinh tế- xã hội. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng
đào tạo lao động lao động kỹ thuật ở các cơ sở dạy nghề ở Hà Tĩnh trong thời
gian qua, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh đào tạo
lao động kỹ thuật ở các cơ sở dạy nghề ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
- Nguồn nhân lực là quân nhân xuất ngũ trong phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam, TS Nguyễn Đình Thiện, luận án tiến sỹ, 2011. Tác giả của
luận án khẳng định; nguồn nhân lực là QNXN là số lượng và chất lượng quân
nhân rời khỏi quân đội, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ,
năng lực, phẩm chất đạo đức cùng khả năng thích ứng xã hội. Đó là tổng thể
những yếu tố của QNXN hiện có và tiềm năng sẵn sàng tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra những ưu thế và hạn chế của nguồn nhân lực là
QNXN Việt Nam. Luận án đã đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực là QNXN trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước, Thạc sỹ Nguyễn Trọng Mật (2009), tạp chí Lý luận chính trị số 7.
Nội dung bài báo đã làm rõ những thành tựu trong công tác đào tạo nghề ở
nước ta thời gian qua và những mặt hạn chế. Từ đó đưa ra một số giải pháp
chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Thông tin liên tịch số 04/TTLT-BQP-BTC ngày 04/01/2010 của Bộ
Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ bộ đội
xuất ngũ học nghề. Quyết định về cơ chế hoạt động của cơ sở dạy nghề thuộc
Bộ quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên
cứu khác được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Những
nghiên cứu trên có cách tiếp cận khác nhau về đào tạo nghề, trong đó có đào
9tạo cho đối tượng là QNXN. Các công trình khoa học trên có ý nghĩa to lớn
trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu: Đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ trong các Trường dạy
nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài không trùng lặp
với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho Quân
nhân xuất ngũ trong các Trường dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Trên cơ sở đó, đề ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các Trường dạy nghề Quân đội
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập
trung vào những vấn đề sau:
- Làm rõ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm về đào tạo nghề cho
QNXN trong các trường dạy nghề quân đội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho QNXN ở các trường
dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đào tạo
nghề cho QNXN ở các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở
góc độ Kinh tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian:
Luận văn nghiên cứu đào tạo nghề cho QNXN ở các trường dạy nghề
Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể là ở 3 trường:
10
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Trường Trung cấp nghề số 10- Bộ Tư lệnh Thủ đô- Bộ Quốc Phòng.
- Trường Trung cấp nghề số 17- Tổng cục Kỹ thuật- Bộ Quốc phòng.
- Trường Trung cấp nghề số 18- Binh đoàn 11- Bộ Quốc phòng.
+ Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các
trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội và của
thành phố Hà Nội về công tác đào tạo nghề nói chung, QNXN nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị
Mác – Lênin như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lịch
sử kết hợp logic; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê...
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho
QNXN ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo
nghề, các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
gồm có 3 chương, 7 tiết.
11Chương 1
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO QUÂN NHÂN XUẤT NGŨ Ở CÁC TRƯỜNG
DẠY NGHỀ QUÂN ĐỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
1.1. Quan niệm về nghề và đào tạo nghề
1.1.1. Quan niệm về nghề
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một tài nguyên đặc biệt,
một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người,
phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ
thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo
đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư
cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở vững chắc nhất cho sự
phát triển bền vững. Vì vậy, nguồn nhân lực luôn phải được định hướng cho quá
trình đào tạo.
Nghề là công cụ đầu tiên để con người tham gia hoạt động lao động sản
xuất, đây là hoạt động đầu tiên gắn liền với con người và xã hội loài người. Từ
xa xưa, tổ tiên của loài người đã biết tìm kiếm trong thế giới xung quanh những
vật phẩm tự nhiêm để phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển. Hoạt động đó
không đơn thuần là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó
còn bao gồm cả yếu tố xã hội và việc làm cũng phản ánh mối quan hệ giữa
người lao động với tự nhiên. Do vậy, việc làm cũng chịu sự tác động bởi những
quy luật và điều kiện tự nhiên. Mặt khác, việc làm cũng phản ánh tính chủ
động, sáng tạo của lao động. Người lao động với kỹ năng của bản thân, kết hợp
với tư liệu sản xuất, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định để tạo ra của cải
vật chất; đồng thời giữa những người lao động còn có quan hệ với nhau- quan
hệ xã hội. Do đó, việc làm chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, xã hội.
Như vậy, giữa người lao động và việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau.
12
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiXét về phạm vi toàn bộ nền kinh tế, nhiều người làm việc mà không
được qua đào tạo nghề vì vậy công việc của họ chỉ là những công việc lao
động phổ thông, cuộc sống bếp bênh, không ổn định. Vì vậy nghề nghiệp nói
lên mối quan hệ của con người với tư liệu sản xuất và những quan hệ xã hội
cần thiết trong quá trình lao động.
Như vậy, nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ
được đào tạo con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại
sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng những nhu cầu của xã hội.
Nghề trong xã hội không phải là một cái gì cố định cứng nhắc. Nghề
nghiệp cũng giống như một cơ thể sống có sinh thành, phát triển và tiêu vong.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn, chuyên môn là một lĩnh vực lao
động mà ở đó con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra
những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động...) hay giá
trị tinh thần (sách báo, phim ảnh...) với tư cách là những phương tiện sinh tồn
và phát triển của xã hội.
Qua ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý thì trong điều kiện
nước ta hiện nay, thời gian để có thể truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề
đơn giản cũng phải cần tối thiểu một tháng. Nếu đào tạo theo chương trình mô
đun thì thời lượng để truyền tải cho người học các kiến thức, kỹ năng của các
mô đun trong khóa học tối thiểu cũng từ một tháng trở lên. Kết thúc khóa học,
người học đã được thi hay kiểm tra đánh giá về kiến thức và kỹ năng nghề đã
được học, đạt kết quả và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định
đối với khóa đào tạo.
Với những người đã có kỹ năng nghề (qua kèm cặp, truyền nghề hoặc
qua hoạt động thực tiễn) khi tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn được
kiểm tra kỹ năng đã đạt được trước khi vào học để xác định nội dung cần đào
tạo, bổ sung đảm bảo kiến thức, kỹ năng của nghề cần đào tạo. Kết thúc khóa
13đào tạo, người học nghề được kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu thì được cấp
chứng chỉ nghề. Sau khi tốt nghiệp, người học nghề có khả năng tìm được
việc làm hay tự tạo việc làm và đảm bảo thu nhập bằng nghề đã học.
1.1.2. Quan niệm về đào tạo nghề
Theo tài liệu của Bộ lao động Thương binh và xã hội: Đào tạo nghề là
hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và
thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học có
được một nghề trong xã hội.
Tack Soo Chung (1982) cho rằng: Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo
phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái đội nghề nghiệp) cần
thiết để đảm nhận công việc đối với những người lao động và những đối
tượng sắp trở thành người lao động. Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi lao
động, trung tâm đào tạo, trường dạy nghề, các lớp học không chính quy
nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường cơ hội làm việc và cải thiện
địa vị cho người lao động, nâng cao năng suất lao động của các doanh
nghiệp góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, cơ cấu lại các ngành nghề đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát
triển của thị trường lao động.
Dựa trên các kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, con
người và cách đào tạo theo tư duy truyền thống của cơ chế cũ chuyển
sang nên cách đào tạo ở các trường dạy nghề trên địa bàn Hà Nội chủ
yến vẫn theo hướng tập trung đào tạo những cái mình đang có lợi thế chưa
thực sự chưa thực sự quyết tâm triệt để chuyển sang đào tạo những nghề mà
thị trường cần.
Về thực chất các cơ sở đào tạo ít quan tâm đến những sản phẩm mình
“làm ra” và được thị trường chấp nhận đến đâu, tức là chưa thực sự quan tâm
đến tính ổn định, vững chắc của việc làm người lao động. Điều này phần nào
đã tạo thành lực cản đối với việc đổi mới chương trình, đổi mới quy trình và
phương pháp đào tạo.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, bối cảnh toàn cầu hóa và
sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế
giới, sự cạnh tranh ngay trong lĩnh vực đào tạo nghề đòi hỏi các trường nghề
phải chú trọng hơn đến cầu của thị trường, cầu của doanh nghiệp. Thực tế đó
đòi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu lại ngành nghề, đổi mới nội dung,
phương pháp đào tạo, nếu không kịp điều chỉnh sẽ có những trường nghề bị
loại ra khỏi quy trình đào tạo chung của toàn xã hội.
Một trong những tiêu chí phản ánh cơ bản về hiệu quả của công tác đào
tạo nghề là số học viên khi ra trường có việc ổn định và thu nhập cao. Tỷ lệ
học viên sau đào tạo ở các trường nghề có việc làm là thước đo tốt nhất đánh
giá hiệu quả công tác đào tạo. Đây cũng là một trong những căn cứ quan
trọng để thu hút quân nhân xuất ngũ cũng như các lực lượng lao động khác
tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề và lựa chọn cơ sở đào tạo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top