Download miễn phí Khóa luận Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến dịch vụ tài chính kế toán tại Việt Nam





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 6

I. Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 6

1. Vài nét về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 6

2. Sự cần thiết phải có Hiệp định thương mại song phương 7

II. Kết cấu Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những nội dung chính 10

1. Kết cấu Hiệp định 10

2. Khái quát một số nội dung chính 11

III. Những nội dung của Hiệp định liên quan đến dịch vụ tài chính

kế toán. 15

1. Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 15

2. Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế 16

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM - HOA KỲ ĐẾN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 21

I. Khuôn khổ phân tích tác động 21

1. Sự cần thiết phải xây dựng khuôn khổ phân tích tác động 21

2. Nội dung phân loại các khu vực chịu tác động 21

II. Hiện trạng các dịch vụ bảo hiểm, kiểm toán kế toán và tư vấn thuế

ở Việt Nam 22

1. Đối với dịch vụ bảo hiểm 22

1.1. Sơ lược về quá trình hình thành hệ thống pháp luật đối với ngành bảo hiểm ở Việt Nam và nội dung cơ bản của hệ thống văn bản pháp quy. 22

1.2. Kết cấu thị trường bảo hiểm theo thành phần kinh tế 27

1.3. Trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 31

1.4. Quan điểm mở cửa và triển vọng phát triển của thị trường

bảo hiểm. 33

2. Dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế 36

2.1. Quá trình hình thành của ngành và một số văn bản pháp luật,

chính sách điều chỉnh hoạt động của ngành 38

2.2. Tổng quan dịch vụ kiểm toán kế toán và tư vấn thuế 39

2.3. Phạm vi và quy mô của thị trường kiểm toán Việt Nam. 41

2.4. Đánh giá sơ bộ và quan điểm về hội nhập thị trường dịch vụ

kiểm toán kế toán. 44

III. Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đối với từng lĩnh vực nghiên cứu 46

1. Đối với dịch vụ bảo hiểm 46

1.1. Tác động của các cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hệ thống pháp lý và công tác quản lý

Nhà nước 46

1.2. Tác động của cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại

Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thị trường bảo hiểm 51

2. Đối với dịch vụ kiểm toán kế toán và tư vấn thuế 57

2.1. Tác động đối với khuôn khổ hệ thống pháp luật, chính sách điều chỉnh và hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán kế toán và tư vấn thuế. 57

2.2. Tác động tới thị trường 59

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TUÂN THỦ CÁC CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH 68

I. Giải pháp đối với dịch vụ bảo hiểm 68

1. Giải pháp và khuyến nghị việc điều chỉnh hệ thống văn bản pháp quy quản lý ngành bảo hiểm 68

1.1. Áp dụng song phương hay đa phương ? 68

1.2. Quy định thận trọng 70

1.3. Tăng cường hệ thống bảo vệ khách hàng 70

2. Giải pháp và khuyến nghị đối với chính sách hỗ trợ ngành và công tác quản lý bảo hiểm. 70

2.1. Tăng cường hệ thống hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển của thị trường 70

2.2. Khuyến nghị đối với công tác quản lý Nhà nước về bảo hiểm 71

3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp bảo hiểm 72

II. Giải pháp đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế 73

1. Những khuyến nghị sửa đổi hệ thống khuôn khổ pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán kế toán 73

2. Các giải pháp về phía các tổ chức kiểm toán độc lập 84

KẾT LUẬN 85

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


doanh rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp chủ yếu là do chưa có chính sách chung về tiền lương và chi phí đào tạo giữa các doanh nghiệp, và quan trọng hơn đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và gây xáo trộn nhân viên giữa các công ty kiểm toán.
- Về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước:
Toàn ngành kiểm toán năm 1998 là: 22.366 triệu đồng; Năm 1999 là: 63.133 triệu đồng, tăng 40.767 triệu đồng (182%) so với năm 1998. Trong đó, các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và công ty liên doanh có số nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, và có số nộp ngân sách Nhà nước tăng nhanh nhất qua các năm.
Bảng 9:Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh nghiệp
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch
1/ Doanh nghiệp FDI
14.573
51.490
36.917
2/ Doanh nghiệp NN
7.763
11.466
3.703
3/ Công ty TNHH
64
197
133
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động kiểm toán độc lập và định hướng phát triển đến năm 2010.
Qua xem xét các thành phần tham gia thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế về các mặt: nhân sự, loại hình dịch vụ cung cấp, đối tượng khách hàng, doanh thu, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách..., có thể rút ra một số đánh giá chung như sau: Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2 khu vực có khả năng cạnh tranh cao nhất trên thị trường ở qui mô vốn, đội ngũ lao động có nghiệp vụ chuyên môn cao, khách hàng đa dạng và ổn định, đạt mức doanh thu lớn trong tổng doanh thu toàn ngành. Các công ty kiểm toán TNHH có năng lực cạnh tranh thấp, số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên thấp (bình quân có từ 1 đến 5 người), số lượng khách hàng ít so với 2 khu vực kể trên, doanh thu chỉ chiếm 1,4% và 1,6% trong tổng doanh thu của ngành vào các năm 1999 và 2000.
2.4. Đánh giá sơ bộ và quan điểm về hội nhập thị trường dịch vụ kiểm toán kế toán.
Tóm lại qua 10 năm qua, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán tuy còn rất non trẻ song đã có những tiến bộ đáng kể. Hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán đã phát triển nhanh về số lượng và qui mô từng công ty kế toán, kiểm toán cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán, các công ty kế toán, kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế tài chính, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, góp phần thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thông qua dịch vụ kế toán và kiểm toán, các công ty đã góp phần giúp các doanh nghiệp, các dự án quốc tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối, chính sách kinh tế tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo được những thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp, hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường và góp phần quan trọng trong việc lành mạnh hoá môi trường đầu tư vào nền tài chính quốc gia.
Ngoài ra, các công ty kế toán, kiểm toán đã góp phần tư vấn quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn các chế độ chính sách quản lý tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế.
Các công ty kế toán kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế hiểu biết về luật pháp, chính sách tài chính, kế toán của Việt Nam hay giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ chuẩn mực quốc tế. Đó là nhân tố rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù chưa chính thức đi vào cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ với WTO, APEC và ASEAN, nhưng Chính phủ thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến năm 2000 Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán, bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2000-2005): Giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập: Giai đoạn củng cố các yếu tố môi trường pháp lý và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết khác để phát triển ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập đồng thời vẫn phải đảm bảo phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước. Tại giai đoạn này, Việt Nam cho phép các công ty kế toán, kiểm toán tiếp tục đầu tư, hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty, các tổ chức nước ngoài hợp tác liên doanh với công ty, tổ chức Việt Nam nhằm chuyển giao kỹ thuật và khuyến khích các công ty trong nước phát triển.
Giai đoạn 2 (2006-2010): Giai đoạn củng cố hội nhập - đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Với các tiền đề đã được xây dựng ở giai đoạn trên, tới giai đoạn này, Việt Nam sẽ chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài, các cá nhân và các công ty Việt Nam có thể tham gia điều hành và nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán đồng thời cho phép các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư.
Giai đoạn 3 (2011-2020): Giai đoạn hội nhập năng động: Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
III. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại Việt Nam – hoa kỳ đối với từng lĩnh vực nghiên cứu
1. Đối với dịch vụ bảo hiểm
1.1. Tác động của các cam kết bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hệ thống pháp lý và công tác quản lý Nhà nước
Như các phần đã được trình bày ở trên chúng ta đã có đầy đủ thông tin về điều kiện hiện tại của môi trường quản lý Nhà nước tại Việt Nam đối với ngành bảo hiểm cũng như các quan điểm và cách tiếp cận về mở cửa thị trường bảo hiểm.
Như vậy trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hệ thống văn bản pháp qui của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng cụ thể ra sao ? Sẽ phát sinh những vấn đề gì đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý mà Nhà nước đặt ra. Chúng ta hãy xem xét trong phần sau:
a. Trước tiên, chính sách đảm bảo cung cấp vốn và các nguồn lực khác nhằm duy trì vai trò chỉ đạo của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ được coi là chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể nhất.
Đây là tác động trước tiên bởi vì mặc dù chính sách ưu đãi nguồn lực cho doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước thuộc vấn đề chính sách của từng quốc gia và được qui định rất khác nhau tại mỗi quốc gia, song khía cạnh này cũng phải được nhìn nhận trong xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm đã được coi là tất yếu ngày nay.
Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật lệ quốc tế bao trùm lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ bảo hiểm nói riêng đó là nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các đối tượng cung cấp dịch vụ một khi các đối tượng cung cấp dịch vụ này đã được phép cung cấp dịch vụ. Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ đi theo mô hình chung này, do đó theo cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, Nhà nước Việt Nam sẽ không thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Điều đó đồng nghĩa với việc không được áp dụng biện pháp ưu đãi đặc biệt giành riêng cho bất cứ nhóm doanh nghiệp bảo hiểm nào, trong đó có nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước.
Như vậy một khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, thì các công cụ chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước sẽ bị đình chỉ hoàn toàn, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài sẽ được ưu đãi như nhau. Đối với Việt Nam, sở dĩ doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước được đánh giá là đối tượng cần nắm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm và vì vậy cần được ưu đãi về các nguồn lực là vì các đặc điểm mang tính lịch sử của hệ thống bảo hiểm Nhà nước trước đây được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế kế hoạnh hoá với sự tham gia rộng khắp và chủ yếu của các của khu vực kinh tế Nhà nước.
Điều đó có nghĩa là để đạt mục tiêu mà Luật kinh doanh bảo hiểm đặt ra, cần có công cụ chính sách thay thế và có thể đòi hỏi cả sự nhìn nhận lại về vai trò của các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế.
b. Khía cạnh khác của hệ thống văn bản pháp qui và chính sách ngành bảo hiểm tại Việt Nam chịu ảnh hưởng đó là mức độ và phạm vi của quy định quản lý, xét trên các mặt cụ thể sau đây:
i. Qui định cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm:
Cam kết về bảo hiểm trong Hiệp định cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Hoa Kỳ được phép thành lập sau thời hạn nhất định (3 năm cho liên doanh 50/50 và 5 năm cho doanh nghiệp 100% vốn) không yêu cầu Việt Nam xoá bỏ hoàn toàn cơ chế cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm đối với nhà kinh doanh bảo hiểm Hoa Kỳ, song cam kết này đòi hỏi Việt Nam phải vận dụng chế độ cấp giấy phép minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng đạt được điều kiện của cơ chế là sẽ được cấp giấy phép m...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top