dieulinh060986

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 8
1.1. Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 10
1.1.3. Phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
1.2. Giải ngân FDI 18
1.2.1. Khái niệm giải ngân 18
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá tình hình giải ngân 19
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình giải ngân FDI 21
1.3. Sự cần thiết phải tăng cường giải ngân FDI ở Việt Nam 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 32
2.1. Thành phố Hà Nội và bức tranh FDI trong thời gian qua (từ năm 2000 đến nay) 32
2.1.1 Giới thiệu Hà Nội 32
2.1.2. Bức tranh thu hút FDI vào Hà Nội thời gian qua (từ năm 2001 đến nay) 34
2.2. Phân tích thực trạng giải ngân FDI 46
2.2.1. Phân tích tiến trình giải ngân FDI ở Hà Nội 47
2.2.2. Phân tích thực trạng giải ngân 50
2.3. Đánh giá hiệu quả giải ngân FDI 55
2.4. Kết luận về thực trạng giải ngân vốn FDI 58
2.4.1. Những kết quả đã đạt được 58
2.4.2. Những hạn chế trong giải ngân và nguyên nhân 60
2.4.3. Tác động của tình trạng giải ngân đến hiệu quả sử dụng FDI 68
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIẢI NGÂN FDI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 70
3.1. Định hướng thu hút và giải ngân FDI trên địa bàn Hà Nội thời gian tới 70
3.1.1 Định hướng thu hút 70
3.1.2. Định hướng giải ngân 75
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy tiến trình giải ngân vốn FDI 76
3.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước 78
3.2.1.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý……………………………….77
3..2.1.2.Thống ngất chính sách thuế………………………………….78
3.2.1.3.Thống nhất thời gin phê duyệt dự án…………………………79
3.2.1.4.Cải thiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng………………80
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng 83
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 85
3.2.4. Nhóm giải pháp về phân cấp trong việc cấp phép, quản lý và xúc tiến đầu tư 87
KẾT LUẬN……………………………………………………………........89
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...91
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp hẫn của địa phương thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế chính sách con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó.
Nhìn lại sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế của Việt Nam. Chúng ta không những thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn đưa đất nước phát triển không ngừng. Trên cơ sở đại hội Đảng VI (tháng 12 năm 1986). Đảng và Nhà Nước ta đã xác định Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới hợp tác đôi bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chình vì những chính sách tích cực này nó làm cho bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam thay đổi thực sự. Các nước phát triển, các nhà tư bản nước ngoài đều đưa nguồn vốn, công nghệ hiện đại vào Việt Nam làm ăn kinh tế, tìm kiếm lợi nhuận. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà đầu tư nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn FDI và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay.
Sau 20 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với 8.084 dự án còn hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được hơn 85 tỷ USD vốn đăng ký nhưng vốn giải ngân vẫn còn rất khiêm tốn, đạt 29,23 tỷ USD, bằng 34%...
Hà Nội với vị thế là Thủ đô - trung tâm văn hóa - kinh tế và cũng là một trong những điểm nhấn chủ yếu của dòng FDI vào Việt Nam trong những năm qua. Lý do chủ yếu để các nhà đầu tư quan tâm tới thị trường Hà Nội chính là tiềm năng thị trường. Việc mở rộng Hà Nội thực sự ngày càng trở thành lợi thế để Thủ đô thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Thủ đô đã rộng gấp 3,6 lần so với trước đây, có số dân khoảng 6,2 triệu người. Không chỉ dồi dào về lực lượng nhân công mà theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI, chi phí nhân công tại Hà Nội cũng thấp. Hà Nội được xếp vào một trong những thành phố có mức vốn đăng ký FDI cao nhất trong cả nước (chỉ sau TP. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, tốc độ giải ngân vốn FDI thấp gây ra tình trạng lãng phí, và giảm hiệu quả sử dụng của nguồn vốn quý giá này.
Qua đề tài này em muốn tìm hiểu những vấn đề lý luận về FDI, phân tích thực trạng giải ngân FDI của Hà Nội trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng cường tốc độ giải ngân FDI, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
II. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI trên địa bàn Hà nội, đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân trong thời gian tới.
III. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình vốn giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn Hà Nội


IV. Phạm vi nghiên cứu
Các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội trong 10 năm qua (2000 - nay) kể từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
V. Kết cấu các chương của chuyên đề:
Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương I: Sự cần thiết phải tăng cường giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng giải ngân vốn FDI trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua.
Chương III: Những giải pháp tăng cường khả năng giải ngân FDI trên địa bàn Hà Nội

Hoàn thành chuyên đề, em xin bầy tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới thầy hướng dẫn - PGS.TS Ngô Thắng Lợi người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong việc viết chuyên đề này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian cũng như¬ năng lực chủ quan, bản chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đ¬ược sự góp ý của các thầy cô và các bạn.

CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

1.1. Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để tăng cường và phát triển kinh tế thì cần đầu tư. Hoạt động đầu tư là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Như vậy, mục tiêu của đầu tư là nhằm thu được hiệu quả trong tương lai, tức là mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ, làm tăng thu nhập quốc dân.
Đối với một doanh nghiệp, hoạt động đầu tư là công việc khởi đầu quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất của quá trình sản xuất, kinh doanh. Còn đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tư được tiến hành ở một thời kỳ nhất định, nó là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo.
Trong một nền kinh tế đóng cửa, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế chỉ dựa vào huy động vốn trong nước. Nguồn này bao gồm tích lũy từ ngân sách Nhà Nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn tích lũy tiết kiệm trong nhân dân là chủ yếu. Trong nền kinh tế mở, nguồn vốn đầu tư phát triển ngoài nguồn vốn trong nước còn có phần quan trọng của vốn nước ngoài.
Khái niệm “Đầu tư nước ngoài” lần đầu tiên được đề cập đến trong các giáo trình tư pháp và kinh tế quốc tế, trước tiên là ở Pháp năm 1955, sau đó được sử dụng trong các cuộc hội thảo bàn về hợp tác kinh tế thế giới và chính thức đi vào các hiệp định, Luật về đầu tư. Tuy nhiên, những khái niệm này cũng không ngừng được bổ sung, chỉnh lý cho sát với thực tế hơn.
Đầu tư nước ngoài là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (pháp nhân hay cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thức giá trị nào (cả vật chất lẫn phi vật chất) vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhằm tìm kiếm lợi nhuận hay đạt được các hiệu quả xã hội. Đầu tư nước ngoài là kết quả của sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Trong khuôn khổ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn vốn FDI vận động và đi vào thực hiện có vai trò quan trọng. Chủ trương của Việt Nam phải nâng cao tốc độ giải ngân nguồn vốn này. Phải sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả bằng cách tăng cường khả năng giải ngân và kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí tiêu cực.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, tiếp tục khẳng định vị thế ổn định của môi trường đầu tư Việt Nam với giới đầu tư nước ngoài. Cần có cách ứng xử mới với FDI, vì vậy, mục tiêu không chỉ còn là thu hút nhiều vốn FDI hơn, mà sử dụng nguồn vốn này thế nào cho hiệu quả mới là chính yếu.

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy tiến trình giải ngân vốn FDI
Muốn tận dụng tốt nguồn vốn FDI, biến những cam kết của các nhà đầu tư thành hiện thực, chúng ta phải giải quyết triệt để những yếu tố gây cản trở quá trình giải ngân nguồn vốn này.
Với bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện FDI trong những năm qua, chắc chắn chung ta sẽ cải thiện được tỷ lệ giải ngân. Nếu tỷ lệ giải ngân đạt 45% thì chúng ta sẽ có 7,5 tỷ USD vốn FDI đến 2010, trung bình mỗi năm có 1,5 tỷ USD.
Xét từ nhiều phương diện và trên cơ sở xem xét thực trạng giải ngân FDI ở Việt Nam nói chung và Hà Nội trong thời gian qua, có thể nhận xét rằng triển vọng giải ngân FDI trong thời gian tới sẽ có bước cải thiện vì nó xuất phát từ lợi ích của bản thân quốc gia và chúng ta đang có những biện pháp từng bước tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến vấn đề này.
Xung quanh vấn đề về tốc độ giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn FDI có nhiều ý kiến khá trái ngược nhau. Tuy nhiên xét từ khía cạnh người sử dụng vốn FDI, cụ thể là trong các chương trình, dự án ở Hà Nội thì phải thừa nhận rằng tốc độ giải ngân nguồn vốn FDI trong những năm qua của Thành phố là rất chậm. Sự chậm trễ này không chỉ do phía Việt Nam gây ra mà còn ở cả phía các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay, Hà Nội đã tiếp nhận nguồn vốn FDI của hơn 40 nhà đầu tư khác nhau, trong khi môi trường pháp lý của nước ta chưa đồng bộ, năng lực cán bộ còn hạn chế mà phải tiếp nhận 40 quy định khác nhau về quy trình thủ tục giải ngân của các nhà đầu tư thì việc chậm trễ tốc độ giải ngân tại một số dự án là không thể tránh khỏi.
Giải ngân những năm tới sẽ rất khó khăn, bởi các tập đoàn, các công ty lớn sẽ rất khó vay ngân hàng. Họ cũng có những điều chỉnh hướng vào thị trường trong nước họ nên họ sẽ xem xét lại việc đầu tư ra nước ngoài, do đó chắc chắn rằng những cam kết của các nhà đầu tư sẽ có những cam kết không thực hiện được hay sẽ chậm tiến độ. Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra và báo cáo từ các địa phương cho thấy quyết tâm của các địa phương trong quá trình làm việc với nhà đầu tư nước ngoài để làm thế nào đẩy nhanh tiến độ và giữ được các cam kết là rất lớn. Tuy kết quả giải ngân khó đạt được như năm 2008 - năm cao nhất kể từ khi Việt Nam tiến hành thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng với sự nỗ lực của các cơ quan Trung ương và địa phương sẽ cố gắng đưa ra những giải pháp để không có kết quả giải ngân quá thấp. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức rất nhiều đoàn đi làm việc với các địa phương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Với những dự án đã đàm phán hay đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua rồi thì đẩy nhanh tiến độ cấp phép để có nguồn vốn đưa vào thực hiện. Đây cũng là giải pháp và là định hướng để làm thế nào đạt kết quả giải ngân không quá thấp.
Để thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trong những năm tới cần tiến hành những giải pháp mang tính toàn diện sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước
3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Sự thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ trong nội dung của một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình thực hiện các dự án và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đánh giá hệ thống kênh phân phối bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
D Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt N Luận văn Kinh tế 0
K Nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá rutin trong nu hòe Kiến trúc, xây dựng 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top