Travion

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu đó trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay





Khi nhân viên của doanh nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu được kính trọng thì người ta thường làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công. Họ làm việc vì mong muốn được có tên trong danh sách những người xuất sắc, được nhận phần thưởng, được ca ngợi và được nhiều người biết tới. Những nhu cầu này cho phép xây dựng niềm tự hào cho nhân viên và khi chúng chiếm ưu thế thì các nhà quản trị có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc với chất lượng cao bằng cách đem lại cho họ những cơ hội để họ thể hiện khả năng và bản lĩnh của mỗi người.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Trong các yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp yếu tố con người là một nhân tố cực kỳ quan trọng. Nhà nước cần có những biện pháp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình, có sự nhận công lao động hợp lý và các chế độ hợp lý để người lao động cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người lao động, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng những nhu cầu của họ, tạo động cơ thúc đẩy để họ làm việc hết mình, phát huy hết sở trường và tính sáng tạo của họ đóng góp cho thành công của doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu về nhu cầu của người lao động, Abraham Maslow cho rằng mỗi người đều có một tập hợp nhu cầu rất đa dạng, chia thành hai năm loại và xếp hạng theo mức độ trong từ dưới lên bao gồm: Nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu hội nhập (hay nhu cầu xã hội) nhu cầu được kính trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. "Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu đó trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" là đề tài hấp dẫn và rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt được nhu cầu của người lao động thoả mãn nhu cầu của họ trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI.
Phần I:
Nội dung
1.1. Khái niệm nhu cầu và động cơ
a. Nhu cầu là cái mà con người cảm giác thiếu, cảm giác cần được thoả mãn. Nó là khách quan và rất đa dạng.
b. Động cơ: Là mục đích chủ quan của hoạt động của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con người và là lý do hành động. Nó là nhu cầu phát triển nhất của con người trong một thời điểm nhất định, chính nó thúc đẩy con người hành động và nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi có 3 yếu tố:
- Sự mong muốn, trông chờ
- Tính hiện thực của sự mong muốn
Sự mong muốn
Tính hiện thực
Môi trường xung quanh
Nhu cầu của con người
Động cơ
Hành động
- Môi trường xung quanh.
Có thể xem hoạt động của động cơ như một chuỗi các phản ứng nối tiếp: Nhu cầu mong muốn trạng thái thôi thúc - hành động sự thoả mãn nhu cầu mới.
Mong muốn
Nhu cầu
Là nguyên nhân của
Hành động
Hình thành nên
Dầu dần dẫn tới
Sự thoả mãn
Hành động
Làm
nảy sinh
Nhu cầu mới
Tạo
ra
Trên thực tế, các động cơ của mỗi người thường không đơn giản, có khi mâu thuẫn nhau mong muốn nhiều thứ cùng một lúc, không chỉ về vật chất mà còn muốn được tôn trọng, có địa vị, danh tiêng, hay muốn được thoải mái, v.v.v.
Xét về tính chất của nhu cầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nhu cầu con người thuộc 2 nhóm: nhu cầu vật chất (ăn mặc ở phương tiện đi lại, tiện nghi) và nhu cầu tinh thần (học tập, hiểu biết, tình cảm, giao tiếp, tự khẳng định mình…) Người quản lý phải biết giải quyết hợp lý hai loại nhu cầu đó của người lao động với mức độ thoả mãn ngày càng cao. Khi một nhóm nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn là động cơ thúc đẩy nữa: thay vào đó là các nhu cầu khác.
1.2. Tháp phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow
Có bốn giả thiết cơ bản là cơ sở cho hệ thống nhu cầu của Maslow bao gồm:
- Khi một nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn là yếu tố thúc đẩy nữa mà một nhu cầu khác sẽ nổi lên thay thế vị trí của nó. Vì vậy, người ta phải luôn luôn cố gắng để thoả mãn một nhu cầu nào đó.
- Hệ thống nhu cầu của hầu hết mọi người đều rất đa dạng. Luôn có một số nhu cầu khác nhau tác động tới hành vi của con người tại bất cứ thời điểm nào.
- Nhìn chung, những nhu cầu bậc thấp phải được thoả mãn trước khi những nhu cầu bậc cao trở nên đủ mạnh để thôi thúc hành động.
- Có nhiều cách để thoả mãn các nhu cầu bậc cao hơn các nhu cầu bậc thấp.
(1.) Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu về thức ăn quần áo, nơi ở… Chúng là những nhu cầu cơ bản nhất của con người và giữ vị trí thấp trong hệ thống thứ bậc của nhu cầu của Maslow. Người ta thường cố gắng thoả mãn các nhu cầu vật chất trước các nhu cầu khác.
Chẳng hạn sự thôi thúc đối với một người đang rất đói là làm sao để có thức ăn hơn là được mọi người công nhận về sự thành đạt.
(2). Nhu cầu an toàn là những nhu cầu về sự an toàn thân thể và sự ổn định trong đời sống, cũng như nhu cầu tránh khỏi sự đau đớn, sự đe doạ và bệnh tật. Sau nhu cầu vật chất, con người được thoả mãn các nhu cầu ở mức cao hơn. Nhiều người thể hiện các nhu cầu an của họ thông qua sự mong ước có một việc làm ổn định, cùng các phúc lợi y tế và sức khoẻ, không bị t thất nghiệp và được hưởng lương hưu trí khi về nghỉ…
(3). Nhu cầu hội nhập là những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng và các nhu cầu hội nhập vào cuộc sống xã hội. Những nhu cầu này được xếp trên các nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn, tức là ở mức thứ ba trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow.
Những người có nhu cầu hội nhập cao thích được làm những công việc có sự tham gia của nhiều người, còn những người có nhu cầu hội nhập thấp có thể bằng lòng với những công việc đơn độc. Khi doanh nghiệp không đáp ứng các nhu cầu hội nhập của nhân viên thì sự không thoả mãn của họ có thể được bộc lộ thông qua các hiện tượng như thường xuyên vắng mặt năng suất thấp, luôn trong trạng thái căng thẳng và thậm chí có thể xảy ra những mâu thuẫn nội bộ.
Để giúp các nhân viên thoả mãn các nhu cầu này, các nhà quản trị cần khuyến khích họ hợp tác thân thiện, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội do công ty tổ chức như các hoạt động thể thao, văn nghệ, dã ngoại.
(4). Nhu cầu được kính trọng là những nhu cầu về sự tự trọng, cảm nhận về sự thành đạt và sự công nhận của mọi người. Để thoả mãn những nhu cầu này, người ta tìm mọi cơ hội để thành đạt, được thăng chức, có uy tín và địa vị để khẳng định khả năng và giá trị của mỗi người.
Khi nhân viên của doanh nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu được kính trọng thì người ta thường làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết để thành công. Họ làm việc vì mong muốn được có tên trong danh sách những người xuất sắc, được nhận phần thưởng, được ca ngợi và được nhiều người biết tới. Những nhu cầu này cho phép xây dựng niềm tự hào cho nhân viên và khi chúng chiếm ưu thế thì các nhà quản trị có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc với chất lượng cao bằng cách đem lại cho họ những cơ hội để họ thể hiện khả năng và bản lĩnh của mỗi người.
Những nhu cầu được xếp vào bậc thứ tự trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow.
(5) Nhu cầu tự hoàn thiện gắn liền với sự phát triển sự tự phát huy những khả năng tiềm tàng của cá nhân. Những nhu cầu này được xếp ở vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow. Người đạt tới nhu cầu này là người có thể làm chủ được chính bản thân mình và có khả năng chi phối cả những người khác, là người thường có những đức tính như có óc sáng kiến, có tinh thần tự giác cao và có khả năng giải quyết...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Phân tích các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu (qua các năm 1997-1999) Khoa học kỹ thuật 0
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổn Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Thiế Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top