thongxanh_92

New Member

Download miễn phí Đề án Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 2

I. Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh thương mại. 2

1. Khái niệm. 2

2. Vai trò của vốn kinh doanh. 2

II. Phân loại và đặc điểm của vốn kinh doanh trong thương mại. 3

1. Phân loại. 3

2. Vốn kinh doanh của DNTM. 4

3. Đặc điểm vốn kinh doanh của DNTM. 9

III. Nguồn gốc hình thành vốn kinh doanh. 10

1. Nguồn vốn chủ sở hữu. 10

2. Nguồn vốn vay. 11

IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 13

1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung. 13

2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. 14

3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 14

PHẦN II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 17

I. Thực trạng huy động vốn: 17

II. Thực trạng sử dụng vốn của các DNTM ở nước ta. 19

PHẦN III : CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN 23

KINH DOANH CỦA CÁC DNTM. 23

I. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh. 23

1. Biện pháp huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. 23

2. Biện pháp huy động nguồn vốn từ ngân hàng. 24

3. Phát triển công ty cổ phần. 26

4. Phát triển những định chế tài chính trung gian. 26

5. Xây dựng và phát triển thị trường thuê mua. 26

II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DNTM. 27

1. Các biện pháp bảo toàn vốn cố định. 28

2. Bảo toàn vốn lưu động. 29

3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNTM. 30

3.1. Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động .30

3.2 Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý, giảm chi phí kinh doanh để tăng tích luỹ vốn. 30

3.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính 31

 3.4. Nâng cao sự quản lý của nhà nước 32

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


à nhà nước. Đối với xí nghiệp liên doanh hay công ty liên doanh thì chủ sở hữu là các nthành viên tham gia góp vốn. Đối với công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ sở hữu là các cổ đông. Đối với doanh nghiệp tư nhân cá thể thì chủ sỡ hữu là một cá nhân, đó là ông chủ.
Vốn chủ sỡ hữu được tạo từ các nguồn:
Số tiền đống góp của các nhà đầu tư- người chủ sỡ hữu doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước: do nhà nước ( hay ngân sách nhà nước) cấp phát nên được gọi là vốn ngân sách nhà nước.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân: nguồn vốn này do chủ đầu tư hay các hội viên liên kết cùng nhau bỏ ra để đầu tư hình thành doanh nghiệp kinh doanh nên được gọi là vốn tự do.
+ Đối với doanh nghiệp liên doanh: nguồn này được biểu hiện dưới hình thức vốn liên doanh, vốn này được hình thành do sự đóng góp giữa các chủ đầu tư hay các doanh nghiệp để hình thành một doanh nghiệp mới.
+ Đối với công ty cổ phần: được biểu hiện dưới hình thứcvốn cổ phần, vốn này do những người sánh lập công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động thông qua việc bán những cổ phiếu đó.
Nguồn vốn chủ sỡ hữu còn do tổng số tiền được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số này gọi là lãi lưu giữ hay lãi chưa phân phối.
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự trữ, chênh lệch tỷ giá, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp.
2. Nguồn vốn vay.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh nghiệp nào chỉ hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nghuồn vốn, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể.
Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay.
Nguồn vốn vay được thực hiện dưới các cách chủ yếu sau:
Tín dụng ngân hàng: là các khoản mà doanh nghiệp vay của các ngân hàng thương mại hay của các tổ chức tín dụng khác. Tín dụng ngân hàng có nhiều dạng, song có các dạng quan trọng nhất là:
+ Tín dụng ứng trước: là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó doanh nghiệp (khách hàng) được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định.
+ Thấu chi (tín dụng hạn mức) là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó doanh nghiệp được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai.
Thấu chi chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp (khách hàng) có uy tín và có khả năng tài chính lành mạnh.
+ Chiết khấu thương phiếu: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí.
+ Tín dụng thuê mua: Là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê máy móc- thiết bị, các động sản và bất động sản khác.
Phát hành trái phiếu công ty: Chỉ có các doanh nghiệp thương mại nhà nước, các công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu mới có quyền vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Trái phiếu thực chất là một tờ phiếu mà công ty phát hành phát hành để vay vốn và là vốn dài hạn.
Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đựoc thể hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng thương mại xuất hiện trên cơ sở sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua bán sản phẩm, do vậy xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp có hàng hóa muốn bán trong lúa có một số doanh nghiệp khác muốn mua nhưng không có tiền. Trong điều kiện này, doanh nghiệp với tư cách là người bán muốn thực hịên được sản phẩm của mình, họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua.
Vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ thực hiện dưói dạng viện trợ, vốn cho vay ưu đãi với thời gian dài, lãi suất thấp của các tổ chức tài chính quốc tế, vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại nước ngoài, vốn do phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài. Vốn này thường có quy mô lớn nên có tác động nhanh và mạnh đối với việc giải quyết các nhu cầu phát triển của nước nhà nhưng cũng gắn với các điều kiện chính trị và tình trạng vay nợ chồng chất nếu chúng ta không biết sử dụng chúng có hiệu quả.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp hay các cá nhân người nước ngoài đầu tư vào nước ta. Những doanh nghiệp và cá nhân này trực tiếp tham gia quản lý và thu hồi vốn đó. Vốn đầu tư trực tiếp thường có quy mô nhỏ hơn nhưng nó mang theo toàn bộ “năng lực kinh doanh” nên có thể thúc đẩy các ngành nghề mới phát triển, đưa công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hiện đại vào nước ta góp phần đào tạo các nhà quản lý và kinh doanh phù hợp với điều kiện mới của kinh tế thị trường.
IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh doanh. Để đánh giá có khoa học hiệu quả kinh doanh của DNTM, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm có chi tiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết cụ thể để tính toán. Các chỉ tiêu này phải phù hợp, phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:
Kết quả thu được
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí bỏ ra.
Kết quả thu dược trong kinh doanh thương mại đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu và lợi nhuận thức hiện, còn chi phí bỏ ra như lao động, vốn lưu động, vốn cố định…
1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung.
Hiệu suất vốn kinh doanh (VKD).
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất VKD =
VKD
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Hàm lượng VKD.
VKD
Hàm lượng VKD =
Doanh thu thuần trong kỳ
Để có một đồng doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Muốn biết tình hình sử dụng vốn kinh doanh thế nào cần phân tích cụ thể đối với từng loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
a. Hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Tổng doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá bình quân của TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này biểu hiện mức tăng kết quả kinh doanh của mỗi đơn vị giá trị TSCĐ nhưng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp nhất của vốn cố định thường được sử dụng là mức doanh lợi.
b. Mức doanh lợi của vốn cố định.
Lợi nhuận hay lãi thực hiện
Mức doanh lợi của VCĐ =
VC...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top