Nathalia

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực xây lắp thiết kế tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam



MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. Khái quát về hệ thống Kiểm soát nội bộ trong các Doanh nghiệp 3
1. Kiểm soát trong quản lý 3
1.1. Khái niệm kiểm soát trong quản lý 3
1.2. Phân loại kiểm soát 4
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ 5
2.1. Quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) 5
2.2. Quan điểm của các kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) 6
2.3. Quan điểm của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 7
3.1. Yêu cầu của quản lý 7
3.2. Quan hệ giữa kiểm soát và quá trình quản lý tổng thể 9
3.2.1. Quan hệ với lập kế hoạch: 9
3.2.2. Quan hệ với việc tổ chức: 9
3.2.3. Quan hệ với việc cung cấp các nguồn lực: 10
3.2.4. Quan hệ với việc điều hành: 10
3.3. Phạm vi quan tâm của hệ thống kiểm soát nội bộ 10
II. Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp 11
1. Khái quát về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp 11
1.1. Thiết kế và thực hiện kiểm soát 11
1.2. Sự cần thiết phải hoà nhập kiểm soát vào hoạt động quản lý 11
1.3. Qui mô bảo vệ và xây dựng 12
1.4. Phân tích rủi ro đối với các mục tiêu bảo vệ 13
1.5. Vấn đề phản ứng của con người với kiểm soát 13
2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ 14
2.1. Môi trường kiểm soát 14
2.1.1. Các đặc thù về quản lý: 15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 15
2.1.3. Chính sách nhân sự 16
2.1.4. Công tác kế hoạch: 16
2.1.5. Uỷ ban kiểm soát 16
2.1.6. Môi trường bên ngoài: 17
2.2. Hệ thống kế toán 17
2.3. Các thủ tục kiểm soát 18
2.4 Kiểm toán nội bộ 19
3. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 20
3.1. Thiết lập môi trường kiểm soát 20
3.1.1. Thiết lập cách thức quản lý của doanh nghiệp: 21
3.1.2. Thiết lập cơ cấu tổ chức: 21
3.1.3. Xây dựng chính sách nhân sự: 21
3.1.4. Thiết kế công tác kế hoạch: 22
3.1.5. Thiết lập uỷ ban kiểm soát 22
3.2. Thiết lập hệ thống kế toán 23
3.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: 23
3.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: 23
3.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: 24
3.2.4. Tổ chức hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán: 25
3.3. Thiết lập các thủ tục kiểm soát 27
3.4. Xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 28
3.4.2. Qui định về phạm vi công việc của kiểm toán nội bộ 29
3.4.3. Thiết kế qui trình công việc kiểm toán 31
3.4.4. Thiết lập bộ phận quản lý kiểm toán nội bộ 32
III. qui trình kiểm soát 32
1. Xác định và triển khai các mục tiêu 33
2. Những vấn đề về đo lường 34
3. Những vấn đề vế so sánh thành tích thực tế với mục tiêu 34
4. Phân tích nguyên nhân chênh lệch 34
5. Xác định hành động quản lý thích hợp 34
6. Thực hiện hành động quản lý 35
7. Những vấn đề về tiếp tục đánh giá 35
IV. đánh giá các hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ dưới con mắt của các nhà quản lý. 35
1. Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ 35
2. Nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ 36
PHẦN II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP THIẾT KẾ 37
I. Tổng quan về Tổng công ty đường sắt Việt Nam 37
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 37
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 39
II. Tổng quan chung về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam 43
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 43
1.1. Sơ đồ tổ chức bộ maý 43
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các bộ phận 43
1.2.1. Hội đồng quản trị, ban kiểm soát 43
1.2.2. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc 45
2.2. Ban kiểm soát 47
2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát 48
2.2.2. Thành viên Ban kiểm soát 48
2.2.3. Tổ chức hoạt động của ban kiểm soát 49
III. Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực xây lắp thiết kế tại Tổng công ty 50
1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp thiết kế tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam 50
1.1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp thiết kế tại Tổng công ty 50
1.2. Các đơn vị thành viên thực hiện hoạt động xây lắp thiết kế tại Tổng công ty 52
2. Tổ chức quản lý trong hoạt động xây lắp thiết kế tại Tổng công ty 52
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý xây dựng Đường sắt 53
2.2. Trách nhiệm của Ban Quản lý và xây dựng Đường sắt 55
2.3. Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý xây dựng Đường sắt 56
2.4. Nguyên tắc hoạt động của Ban Quản lý xây dựng Đường sắt 56
2.5. Các Ban Quản lý xây dựng Đường sắt đạng hoạt động của Tổng công ty 57
3. Chu trình thực hiện dự án và thực hiện kiểm soát trong lĩnh vực Xây lắp Thiết kế tại Tổng công ty 57
3.1. Chuẩn bị dự án 59
3.2. Thực hiện dự án đầu tư 66
3.3. Giai đoạn kết thúc dự án 75
PHẦN III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP THIẾT KẾ 81
I. Đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và trong lĩnh vực xây lắp thiết kế nói riêng tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam 81
1. Nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam 81
1.1. Môi trường kiểm soát: 81
1.2. Hệ thống kế toán 82
1.3. Các thủ tục kiểm soát 82
1.4. Bộ phận kiểm toán nội bộ 83
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực xây lắp thiết kế 83
2.1. Ưu điểm 83
2.2. Những điểm hạn chế 84
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói chung và xét riêng trong lĩnh vực xây lắp thiết kế 86
1. Kiểm toán viên nội bộ 87
1.1. Điều kiện đối với kiểm toán viên nội bộ: 87
1.2.Về việc bổ nhiệm, bãi miễn chức danh cho kiểm toán viên nội bộ: 87
1.3. Về trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ: 87
1.4. Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ 88
2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 88
2.1. Bộ máy kiểm toán nội bộ 88
2.2. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ 89
2.3. Bộ máy kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc. 90
3. Thiết kế qui trình thực hiện kiểm toán 90
4. Lựa chọn phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ 92
5. Phạm vi công việc của kiểm toán nội bộ 92
6. Biện pháp cụ thể trong lĩnh vực xây lắp thiết kế 92
IV. điều kiện áp dụng các giải pháp trên tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam 93
1. Các nhân tố bên trong 93
2. Các nhân tố bên ngoài 93
Kết luận 95
Danh mục tài liệu tham khảo 97
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Chúng ta chắc hẳn ai cũng biết đến vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Vậy kiểm soát là gì? và vì sao phải thực hiện công việc kiểm soát? Sau đây sẽ trình bày cụ thể về các vấn đề đó.

1. Kiểm soát trong quản lý
1.1. Khái niệm kiểm soát trong quản lý
Quản lý là quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều pha (giai đoạn): ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu cần và có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin về nguồn lực và mục tiêu, xây dựng các chương trình, kế hoạch... Sau khi các chương trình, kế hoạch đã được kiểm tra có thể đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện, cần kết hợp các nguồn lực theo phương án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để diều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động.
Như vậy là kiểm tra kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này. Bởi vậy kiểm tra kiểm soát được hiểu là một chức năng của quản lý. Hay nói cách khác kiểm soát là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập nhằm mục đích để xem xét và đánh giá các hoạt động của một tổ chức với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó.
Vậy kiểm soát nội bộ là gì? kiểm soát nội bộ cũng là một loại kiểm soát tức cũng có nghĩa là một chức năng thẩm định nhưng chức năng này được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó và cũng với tư cách là một sự trợ giúp đối với các tổ chức đó.
Quá trình kiểm soát là rất cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, của một tổ chức hay của toàn Xã hội. Kiểm soát được xem là một hoạt động của tổ chức hay là một bộ phận của bất kỳ hoạt động có tổ chức nào đó nên nó tồn tại ở hầu hết các cấp độ tổ chức và nó thu hút được sự quan tâm của nhiều người trong tổ chức đó. Kiểm soat tồn tại như một khâu độc lập của quả trình quản lý nhưng đồng thời nó lại là một bộ phận xuyên suốt của quá trình đó.
Cũng như tất cả các bộ phận khác, mội bộ phận được thiết lập và hoạt động đều có mục đích của nó. Và chức năng kiểm soát được thiết lập nhằm mục đích giúp tổ chức, giúp các bộ phận thực hiện được các mục tiêu của mình.
1.2. Phân loại kiểm soát
Kiểm soát là chức năng thẩm định nói chung nhưng do mục tiêu của các hoạt động được kiểm soát khác nhau, do yêu cầu của các nhà quản lý trong từng trường hợp khác nhau nên cũng có tương ứng các cách tiến hành kiểm soát khác nhau do đó mà cũng có tương ứng nhiều loại kiểm soát khác nhau. Nhìn chung kiểm soát có thể chia làm 3 loại:
• Kiểm soát hướng dẫn
• Kiểm soát “có” “ không”
• Kiểm soát sau hành động
 Kiểm soát hướng dẫn
Là loại kiểm soát mà thông qua định dạng các sự kiện giúp chúng ta có hành động trung gian góp phần đạt những mục tiêu lớn hơn. những việc trung gian đó rất rõ ràng hay rất rộng nhưng đặc điểm chung là nó thông báo chúng ta cần có một hoạt động quản lý kịp thời nhằm mục tiêu đưa hoạt động đang được kiểm soát đó đạt được những mục tiêu mong muốn.
 Kiểm soát “có” “không”
Là loại kiểm soát nhằm vào chức năng bảo vệ chúng ta một cách máy móc hay nói cách khác là giúp chúng ta bảo đảm đạt được những kết quả mong muốn với hình thức đơn giản nhất nó có thể là một tiêu thức kiểm soát chất lượng mà thông qua đó chỉ có sản phẩm đúng đặc điểm kỹ thuật mới có thể qua được. Hay nói cách khác kiểm soát có thể là một sự thông qua bắt buộc của một loại hình kinh doanh từ đó đảm bảo rằng một cá nhân cụ thể phải thực hiện việc tóm lược hoạt động có liên quan. Việc thiết kế những nhiệm vụ của tổ chức cũng có thể tạo ra những cơ hội đảm bảo cần thiết qua sự đánh giá những quyết định kinh doanh chủ yếu và hành động thực hiện. Nhân tố chung là có một kế hoạch kiểm soát lập sẵn hoắc có một cách sắp đặt để trong điều kiện bình thường sẽ mặc nhiên giúp vào một hành động bảo vệ hay cải tiến.
 Kiểm soát sau hành động
Loại kiểm soát thứ ba này trùng với hai loại kiểm soát đã trình bày ở trên, nhưng nó được phân biệt là hành động kiểm soát xảy ra sau, và tiến hành theo hình thức có hiệu quả nhất trong hoàn cảnh hiện thời. Hoạt động đó có thể là sửa chữa một sản phẩm hay thay đổi một chủ trương hay một tiến trình. hay là hành động có thể thải hồi hay tái tuyển một nhân viên. Hoạt động sau sự việc có thể là đã làm ngay hay phải nghiên cứu thêm và triển khai. Ở đây, kiểm soát cần được hiểu là xem xét lại quá khứ nhưng bao giờ cũng hướng vào cải tiền tương lai.

2. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Ở phần trên chúng ta đã biết thế nào là kiểm soát nội bộ, vậy thì Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì ? và nó khác gì so với khái niệm về Kiểm soát nội bộ ?
Có rất nhiều khái điểm khác nhau về Hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong khuôn khổ báo cáo này em xin nêu lên một số quan điểm khác nhau về Hệ thống kiểm soát nội bộ.
2.1. Quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)
Theo quan niệm này thì “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống những chính sách và thủ tục nhằm 4 mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động”
Theo đó, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của đơn vị, tổ chức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đề ra của đơn vị
• Bảo vệ tài sản của đơn vị:
Tài sản của đơn vị được bảo vệ bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình và các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng… của doanh nghiệp
• Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:
Thông tin muốn nói ở đây chính là thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp. Thông tin này cần được bảo đảm độ tin cậy bởi vì nó là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý. Các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế tài chính.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhminhtth

New Member
Re: [Free] Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực xây lắp thiết kế tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam

gửi cho e bài này với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các công ty chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống thù lao lao động tại Công ty cổ phần Lilama 69-3, giai đoạn 2005 - 2007 Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top