judas_iskariot

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng phát triển ngành thương mại của tỉnh Lào cai





Lời nói đầu

Chương I: Vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Lào Cai

I. Một số vấn đề về hoạt động thương mại

1. Khái niệm

2. Các vấn đề lý luận về hoạt động thương mại

3. Vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế xã hội

II. Những đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

1. Đặc điểm tự nhiên

2. Đặc điểm điều kiện xã hội

3. Đặc điểm kinh tế

4. Những thuận lợi và hạn chế đối với hoạt động thương mại

III. Vai trò của ngành thương mại trong phát triển kinh tế xã hội ở Tỉnh Lào Cai

 

1. Đối với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Đối với lao động và giải quyết việc làm

3. Đối với tích luỹ và đầu tư

4. Đối với việc mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài và tăng cường công nghệ

5. Thức đẩy phát triển đời sống kinh tế xã hội

Chương II: Thực trạng phát triển của ngành thương mại Lào Cai

I. Đánh giá về tốc độ phát triển

1. Thực trạng lưu chuyển hàng hoá

2. Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu

II. Đánh giá về hiệu quả sử dụng lợi thế và nguồn lực

1. Lợi thế vùng biên

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ai đoạn 1995-1998.
Tổng số vốn của các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai có đến năm 1998 là 47.997 triệu đồng, chiếm 75,40% tổng số vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, tăng bình quân 18,02%/năm trong giai đoạn 1995-1998.
Tình hình phân bổ vốn thương mại theo vốn cố định và vốn lưu động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh như sau:
Tình hình vốn của các doanh nghiệp Nhà nước
(Phân theo vốn cố định và vốn lưu động)
1995
1996
1997
1998
Tăng bình quân (%)
Tổng số
Vốn cố định
Vốn lưu động
40.041
17.042
22.639
53.630
27.204
26.426
63.607
30.522
33.085
68.972
32.594
36.378
19,87
23,26
16,97
Như vậy, trong giai đoạn 1995-1998, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vốn cố định của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đạt nhịp độ tăng bình quân 23,26%/năm, cao hơn nhịp độ tăng bình quân của vốn lưu động (16,97%). Do đó, nâng tỷ lệ vốn cố định từ 43,36% năm 1995 lên 47,26% năm 1998. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai lại có nhịp độ tăng vốn cố định thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài Sở đạt 13,78%/năm so với 34,83%/năm.
Tính đến năm 1998, mức bình quân bình quân của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Lào Cai là 3.831,8 triệu đồng/doanh nghiệp (kể cả tài sản cố định và vốn lưu động), riêng các doanh nghiệp thuộc Sở Lào Cai 3.999,8 triệu đồng/ doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài Sở là 3.495,8 triệu đồng/ doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu chỉ tính mức bình quân về vốn lưu động cho các doanh nghiệp thương mại thì các doanh nghiệp thuộc Sở là 2.372,7 triệu/doanh nghiệp, cao gấp 1,8 lân so với các doanh nghiệp ngoài Sở (1.317,7 triệu/ doanh nghiệp).
Phân tích về tình hình vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy: một là, trong giai đoạn 1995-1998, mức tăng trưởng vốn đầu tư của các doanh nghiệp khá cao, trong đó doanh nghiệp thương mại ngoài Sở Thương mại lại có mức tăng trưởng vốn nhanh hơn các doanh nghiệp thuộc Sở. Hai là, trong cùng giai đoạn, vốn cố định của các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn vốn lưu động và nhịp độ tăng bình quân hàng năm của vốn cố định của các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch thấp hơn gần 1/2 lần so với các doanh nghiệp ngoài Sở. Ba là, mặc dù có mức tăng trưởng vốn nhanh hơn, nhưng nếu tính mức bình quân vốn cho mỗi doanh nghiệp thì mức bình quân của các doanh nghiệp ngoài Sở vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc Sở, cả về vốn cố định và nhất lưu động. Tuy nhiên, nếu so sánh hệ số sử dụng vốn (doanh thu/ vốn lưu động), thì các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại có hệ số khá thấp so với các doanh nghiệp ngoài Sở đạt 4,4 lần so với 10,5 lần. Điều này, trong chừng mực nào đó, giải thích về sự tăng trưởng vốn nhanh của các doanh nghiệp ngoài Sở Thương mại - Du lịch. Tất nhiên, hệ số này cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào mặt hàng kinh doanh, tính chất kinh doanh và phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của dân cư.
Thực trạng vốn và cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thuộc Sở thương mại - du lịch Lào Cai trong giai đoạn 1995-1998 như sau:
Mức tăng trưởng vốn cố định trong giai đoạn chủ yếu thuộc về công ty thương mại - du lịch và 8 công ty cấp huyện, với nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 41,15%/ năm, từ 4.316 triệu đồng năm 1995 lên 12.140 triệu đồng năm 1998. Trong khi đó tài sản cố định của công ty xuất - nhập khẩu lại giảm chút ít, từ 6.153 triệu đồng năm 1995 còn 5.648 triệu đồng năm 1998. Đồng thời, trị giá tài sản cố định tăng thêm chủ yếu là nâng cấp cơ sở vật chất của các công ty hầu như không xảy ra, tất cả các công ty vẫn duy trì nguyên trạng diện tích đất và diện tích xây dựng.
Sự phân bố vốn kinh doanh theo các công ty, theo số liệu năm 1998, như sau: công ty Xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn 23,46%, tiếp đến là công ty thương mại Hồng Hà chiếm 19,33%; công ty thương mại và du lịch chiếm 40,03%; còn 8 công ty thương mại tổng hợp huyện chỉ chiếm 17,18%. Quy mô vốn kinh doanh của các công ty huyện chỉ ở mức vài trăm triệu đồng.
Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn vốn như sau:
đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
Tổng số
Vốn ngân sách cấp
Vốn tự bổ sung
Vốn vay ngân hàng
Vốn huy động
100,00
45,04
16,95
34,96
3,05
100,00
48,72
20,05
27,83
3,40
100,00
45,71
16,38
34,10
3,81
100,00
44,53
14,50
34,28
6,69
Nguồn: Sở thương mại - du lịch Lào Cai
Như vậy, nguồn vốn ngân sách cấp cho các công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn và gần bằng 1/2 so với tổng số vốn kinh doanh hiện có, trong khi nguồn vốn tự bổ sung lại có xu hướng giảm dần trong các năm 1995-1998. Đặc biệt các công ty cấp huyện như Mường Khương, Bát Xát,... tỷ lệ vốn do ngân sách cấp chiếm gần 100% số vốn kinh doanh của công ty. Nhìn chung các công ty có số vốn kinh doanh lớn, như công ty xuất - nhập khẩu chiếm tới 30,93% tổng số vốn ngân sách cấp cho các công ty, tiếp đến là công ty thương mại 26,27% và công ty thương mại Hồng Hà 20,86%.
Thực trạng vốn kinh doanh của các công ty thương mại thuộc Sở thương mại - du lịch Lào Cai cho thấy: một là, trong giai đoạn 1995-1998, hầu hết các công ty đã bảo toàn và tăng trưởng được vốn kinh doanh. Tuy nhiên, mức vốn kinh doanh bình quân của các công ty còn quá nhỏ và sự tăng trưởng vốn chủ yếu do ngân sách cấp, trong khi phần vốn bổ sung lại giảm dần. Hai là, vốn kinh doanh do ngân sách cấp nhằm thực hiện các mặt hàng chính sách của Nhà nước, do đó, lượng vốn để kinh doanh các hàng hoá tiêu dùng khác phụ thuộc vào nguồn vốn tự bổ sung, vốn vay và vốn huy động khác. Nhưng, thực tế cho thấy, tỷ trọng của loại vốn này trong những năm vừa qua hầu như không thay đổi và quy mô quá nhỏ so với yêu cầu kinh doanh trên thị trường. Điều này đủ lý giải tình hình và tỷ trọng lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội thương nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn vừa qua. Ba là, kinh doanh trong cơ chế thị trường, đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn vay ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện kinh doanh, đồng thời, nó cũng phản ánh sự năng động và hiệu quả của các phương án kinh doanh. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp thuộc Sở thương mại - du lịch vẫn còn khá nặng nề trong việc thích ứng với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Thực trạng vốn của thành phần thương nghiệp ngoài quốc doanh
Tính riêng trong lĩnh vực kinh doanh thương nghiệp, sửa chữa và kinh doanh khách sạn, nhà hàng, tổng số vốn của thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai có đến 31/12/1996 là 20.257 triệu đồng. Trong đó, tư thương chiếm tới 63,59%, các doanh nghiệp tư nhân chiếm 23,87% và các công ty TNHH chiếm 12,54%.
Công ty TNHH : tổng số vốn của các công ty TNHH trong hai lĩnh vực kinh doanh này là 2.541 triệu đồng chiếm tới 56,39% số vốn của tất cả các công ty trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đồng thời, quy vốn kinh doanh đạt 508,2 triệu đồng/ công ty, cao hơn so với mức bình quân chung (500,7 triệu đồng/ công ty). Nếu chỉ tính riêng vốn lưu động thì vốn lưu động của các công ty TNHH trong hai lĩnh vực kinh doanh này chiếm 57,36% so với tổng số vốn lưu động của tất cả các công ty và bằng 49,23% so với vốn của các công ty này (tỷ lệ này thấp hơn so với khối các doanh nghiệp thương mại Nhà nước).
Doanh nghiệp tư nhân: có 27 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong hai lĩnh vực này, với tổng số vốn là 4.835 triệu đồng, bằng 20,06% so với tổng số vốn lưu động của tất cả các công ty và bằng 49,23% so với vốn của các công ty này (tỷ lệ này thấp hơn so với khối các doanh nghiệp thương mại Nhà nước).Đồng thời, quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt 161,17 triệu đồng/ doanh nghiệp, bằng 31,71% so với quy mô vốn của các công ty TNHH và bằng 66,22% so với quy mô chung của các doanh nghiệp tư nhân.
Các hộ tư thương: số vốn kinh doanh của các hộ tư thương trong lĩnh vực kinh doanh này là 12.881 triệu đồng, bằng 46,21% tổng số vốn của các hộ kinh doanh và hộ kinh tế gia đình. Quy mô vốn kinh doanh của một hộ là 3,51 triệu đồng/ hộ, bằng hơn 1/2 so với mức bình quân chung 6,09 triệu/ hộ và thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.
Tóm lại:
Năng lực vốn và cơ sở vật chất của ngành thương mại tỉnh Lào Cai, kể cả thương nghiệp Nhà nước và thương nghiệp tư nhân đều quá nhỏ bé. Trong khi đó, yêu cầu kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của dân cư trong tỉnh vẫn đang là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là 9 doanh nghiệp nội thương. Vì vậy, đối với ngành thương mại Lào Cai, việc mở rộng kinh doanh, tăng cường lưu chuyển hàng hoá ngay trên địa bàn tỉnh đã hết sức khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong điều kiện vốn ít và thường tập trung tại khu vực thị xã (kể cả trong và ngoài quốc doanh) đã cho thấy, trên địa bàn toàn tỉnh, ở nhiều vùng, khu vực thị trường hay là hết sức cùng kiệt nàn, hay là bị bỏ trống. Các khu vực này sẽ có nguy cơ ngày càng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển thị trường hàng hóa nói riêng.
Nếu chỉ xét về năng lực vốn kinh doanh thì khối thương nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai có ưu thế hơn so với thư...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Nông Lâm Thủy sản 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top