rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương V
Lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép

Đ1. Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép và những vấn đề liên quan.
- Kết cấu nhà dân dụng và công nghiệp do các cấu kiện riêng biệt, các bộ phận khác nhau hợp thành để làm nhiệm vụ chịu lực và che phủ.
- Các cấu kiện được sản suất hàng loạt trong công xưởng và sản suất định hình. Việc chọn kích thước, hình dáng tiết diện, bố trí cốt thép của nó phải là sao để việc chế tạo trong nhà máy chuyên môn hay trên công trường được thuận lợi và năng suất cao, đồng thời đảm bảo để có thể vận chuyển và cẩu lắp một cách thuận tiện và nhanh nhất.
- Các cấu kiện của BTCT lắp ghép trong quá trình chế tạo thường có độ sai số lớn do vậy trong quá trình lắp ghép phải kiểm tra và xử lý trước khi tiến hành lắp ghép.
- Kết cấu BTCT lắp ghép sau khi lắp từ các cấu kiện riêng biệt, làm việc được như kết cấu toàn khối dưới tác dụng của tải trọng là nhờ các mối nối. Các mối nối này đảm bảo cho các cấu kiện liên kết chắc chắn với nhau cũng như đảm bảo cường độ, độ ổn định cho toàn bộ kết cấu. Do vậy việc thiết kế chế tạo các mối nối sao cho đảm bảo khả năng liên kết nhanh và chắc.



Đ2. Lắp ghép móng.
1. Công tác chuẩn bị : gồm các công việc như
- Làm sạch hố móng.
- Lấy tim trên thân móng theo hai phương và cốt đế móng.
- Trên mặt bằng đóng 4 cọc sắt cách vị trí lắp móng khoảng 5cm (tim không bị mất khi trải vữa).
- công cụ treo buộc (dây treo, đòn treo).
- Thiết bị cẩu lắp
Lựa chọn cần trục có đủ sức trục, lắp ghép được nhiều móng tại một vị trí đứng và chú ý mặt trược của mái đất.
2. Bố trí mặt bằng :
a. Bố trí cấu kiện : có hai phương án
* Phương án bày sẵn : các khối móng được đem đến đặt dọc theo tuyến công tác của cần trục và phải ở trong phạm vi hoạt động của tay cần (hình VI-1).
* Phương án tiếp vận trực tiếp : các khối móng vẫn nằm trên các phương tiện vận chuyển, cần trục lấy lắp ghép thẳng từ trên xe. Cách này bớt được việc bốc dỡ và bày đặt cấu kiện trên mặt bằng nên tiết kiệm được diện tích bãi xếp ; nhưng lại có khó khăn khác là phải điều phối phương tiện vận chuyển một cách chặt chẽ, phù hợp với thời gian làm việc của máy cẩu ; nếu không sẽ gây ra tình trạng chờ đợi nhau rất mất thời gian và gây lãng phí lớn.
b. Bố trí cần trục : người ta thường dùng cần trục tự hành bánh xích để lắp móng.
* Với nhà công nghiệp khẩu độ nhỏ (12 - 30m) thì cần trục thường được bố trí đi giữa nhà.
* Với nhà có khẩu độ lớn ( > 30m) thì thường bố trí cần trục đi biên. Nói chung, việc bố trí tuyến đi của cần trục là tuỳ từng trường hợp vào nhịp của công trình và chức năng của cần trục mà ta chọn để bố trí đi giữa hay đi biên cho phù hợp. Mỗi vị trí đứng cẩu lắp của cần trục phải lắp ít nhất là hai khối móng.
3. Trình tự lắp :
a) Trên lớp lót móng, ta rải một lớp vữa dày từ 2 - 3cm để tạo lớp đệm, đồng thời điều chỉnh cao độ của móng.
b) Cẩu cấu kiện đến và hạ từ từ xuống hố móng; khi còn cách lớp vữa từ 10 đến 15cm thì ta tạm dừng để chỉnh tim và hạ từ từ xuống rồi chỉnh cốt. Nếu sai lệch về tim không đáng kể thì dùng đòn bảy để điều chỉnh; nếu xê dịch lớn thì dùng máy trục để nâng khối móng lên rồi đặt lại cho đúng. Nếu sai lệch về cao trình 10mm thì dùng xà beng hay đòn bảy để điều chỉnh ; nếu sai lệch > 10mm thì phải nhấc khối móng lên, cạo sạch lớp vữa bám đi và lắp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top