Download miễn phí Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
2.3.3. Yếu tốkỳ ảo và những khát khao vềhạnh phúc lứa đôi . 66
2.3.4. Yếu tốkỳ ảo và cảm hứng triết luận vềcon người . 72
2.3.5. Yếu tốkỳ ảo và những lý giải khoa học vềcác hiện tượng thần bí . 79
Chương 3: YẾU TỐKỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 TỪGÓC NHÌN THẨM MĨ
3.1. Kỳ ảo nhưmột yếu tốmang giá trịmĩcảm . 86
3.1.1. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng lãng mạn . 86
3.1.2. Thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh . 88
3.2. Kỳ ảo nhưmột yếu tố, phương tiện kỹthuật trong văn xuôi
lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 . 93
3.2.1. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên cốt truyện . 93
3.2.2. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên thếgiới nhân vật . 97
3.2.3. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên trần thuật. 102
3.2.4. Tác động của yếu tốkỳ ảo lên không gian và thời gian nghệthuật.113
KẾT LUẬN. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 126



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, Lê Bích Xa không tiếc cả gia tài để đổi lấy bức tranh cổ “vẽ một
ông Tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một cuốn sách mở của ông Tướng” [68,
tr.301]. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn giải thích rõ hiện tượng kì lạ quái ảo, thần
diệu về hình ảnh ông Tướng Hàn Kì hiện lên trong bức tranh. Đó là bức tranh độc
đáo được tác tạo bởi một người họa sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc. Hãy nghe lời giảng
giải của cụ Lê Bích Xa: “Lỗ Hường Diên vốn là một hoạ sĩ nổi tiếng về môn vẽ và
lại kiêm cả khoa thôi miên nữa (tỉnh Mân vốn lại là quê hương của môn hư linh
học). Cứ chỗ thầy biết thì lúc tạo nên bức tranh này, Lỗ đã phải vi hành hương mãi
vào vùng Ma Thiên Nhẫn để tìm nguyên liệu như chất lân tinh và diêm sinh ở những
mả hoang gần đấy - núi Ma Thiên Nhẫn vốn là đất co chiến trường – và chất thạch
nhung ở đáy lòng sông Bộc Ly. Con cũng chưa biết công dụng hóa học của mấy
loại khoáng này. Lân và diêm sinh thì cháy sáng và thạch nhung thì không cháy,
mặc dầu bỏ thẳng vào lửa. Lụa vẽ tranh, dệt bằng tơ loài sơn tằm đánh săn lại với
thạch nhung cán nhỏ ra. Vẽ đến ngọn nến, hoạ sĩ dùng chất lân và diêm Ma Thiên
Nhẫn trộn lẫn với thuốc vẽ. Vẽ xong, hoạ sĩ thôi miên vào đầu ngọn nến. Đấy là
ruột tranh. Cái lần trong. Lần lụa vẽ ngoài, chỉ là cái lượt hoa mĩ của màu sắc và
hình vẽ phủ lên để giữ vững cái cốt kì diệu ở trong. Tranh cổ lâu ngày, lượt lụa
ngoài cũng hấp thụ được cái thần diệu của cốt trong. Và thắp vào ngọn nến ngoài
cũng có cháy. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc thôi” [68, tr.302]. Có thể nói, bằng
kiến thức khoa học Nguyễn Tuân đã thuyết phục được người đọc: chính công dụng
hóa học của các khoáng chất đã tạo nên sự kì lạ, quái ảo của bức tranh chứ không hề
có một phép kì diệu nào cả.
Tác phẩm Người đàn bà trong trắng (Đỗ Huy Nhiệm), là một câu chuyện
đầy chất huyễn ảo, kỳ bí. Hình ảnh người đàn bà hiện lên đằng sau cửa sổ mỗi đêm
trăng đã gieo vào lòng Linh nỗi sợ hãi lẫn tò mò. Đêm nào cũng vậy, sau mỗi lần
ngồi đối ẩm với người thi sĩ già trở về phòng ngủ, Linh cũng bắt gặp “một hình ảnh
lãng đãng như làm bằng sương khói mong manh, huyền ảo dưới ánh trăng xanh”.
Nhưng khi Linh đến gần bên cửa sổ hình ảnh người đàn bà ấy vụt biến mất, chính
sự vụt hiện, vụt biến của người sau cửa gương tắm trăng khiến Linh nghĩ rằng: “Có
thể có một sự hiện hình của yêu tinh chăng?” hay “kiếp trước hoa là thiếu nữ và
thật có sự phục vãn trong kiếp luân hồi, hồn hoa lại hiện thành thiếu nữ chăng?”…
Đó là cách lý giải thường thấy của những người tin vào sự tồn tại của ma quỷ, oan
hồn. Nhưng sự thật, đó chỉ là hình ảnh người vợ của người thi sĩ già: “ngồi in bóng
vào cửa gương lâu năm, những chất lân tinh trên mặt thủy tinh phản chiếu ánh
sáng dần dần thấm in lấy hình ảnh. Trăng xanh huyền hay dội qua cửa gương làm
nổi cái hình ảnh người thiếu phụ lên” [18, tr.781]. Như vậy, bằng ánh sáng của
khoa học, Đỗ Huy Nhiệm đã giúp người đọc thoát ra khỏi cảm giác sợ hãi và sự mê
tín. Đồng thời, tác phẩm còn ẩn chứa nhiều thông điệp về tình yêu và cuộc sống.
Tác phẩm Ma đậu (Bùi Hiển) là truyện kể ly kì rùng rợn về ma đậu bắt
người. Câu chuyện bắt đầu từ gia đình chị Đỏ Câu. Chị Đỏ vốn chê chồng, nên về
nhà chồng đã năm sáu tháng, mà chị chỉ ở trọn đạo làm dâu, chứ không trọn đạo
làm vợ. Chị Đỏ vốn rất sợ ma và lo sợ ma đậu đến bắt mình. Một tối, lúc mơ màng
nằm ngủ, chị nghe thấy có tiếng cào tường, tiếp thứ tiếng khìn khìn như thốt từ mũi
ra: “Nhà ai đây? – Đỏ Câu – Vô hông? – Có trong giấy Đức Ngài phán bắt con mệ
– Rứa ta làm liền đi”. Thế là chị Đỏ Câu chạy tót vào buồng chồng nhảy đại lên
giường… Và cũng từ cái đêm ấy, chị Đỏ không dám ngủ riêng nữa mà chịu ngủ
chung với chồng. Thế là: “hơn một năm sau, người ta thấy chị bồng một đứa bé
hồng hào.
Lão Năm Xười đi qua trước cổng, thấy cảnh tượng ấy đứng lại chống nạnh
nhìn bằng đôi mắt nheo vui sướng và tự đắc. Lão nói to: “– Đó là công của tui đó,
cha”
Chị Cu đỏ mặt, trách: Biết rồi! nhắc mãi nạ!
Lão Năm cười khà khà: “Phải nhắc để anh Cu thêm tiền thưởng cho tui chớ.
Tui đóng trò có hệt hông? Đoạn, chạng chân, rút người xuống, lão vừa giậm bịch
bịch vưa bóp mũi, nói giọng khìn khịt: “Nhà ai đây?...” [18, tr.192]. Như vậy, yếu
tố kỳ ảo tham gia vào cốt truyện tạo nên một sự ma quái nhưng không phải để xác
tín niềm tin về ma đậu bắt người mà là giúp người đọc thấy rõ những cái hủ lậu, mê
tín của người nông dân. Đồng thời, tác phẩm còn ánh lên cái nhìn thân thương về
lối sống chân chất, thuần phát pha chút láu cá, tinh nghịch nhưng đậm nghĩa tình
của người dân xứ Nghệ.
Rùng rợn, ghê sợ và tin ma là có thật. Đó là cảm giác ban đầu khi người đọc
tiếp cận tác phẩm Ma của Trần Tiêu. Đặc biệt người đọc phải ú tim, khi, trong đêm
tối, anh Tíu (nhân vật tôi) đi chơi nhà ông giáo trở về nhà ngang qua cây đa làng,
bỗng : “Hú… ú… ú… Một tiếng hú ngân dài vang động cả một bầu trời đen, dầy
đặc, vừa ai oán vừa ghê rợn như tiếng… ma kêu. Tiếng liền sau, một chuỗi cười
khanh khách… lạnh lẽo, khô sắc, rắn chắc như hai ống xương gõ vào nhau (…)
Tiếng hú ngân dài và tiếng cười khanh khách vang lên lần nữa”. Nghe tiếng hú ấy,
Tíu tái nhợt người và chạy bán sống bán chết để về đến được nhà trong sự ngỡ
ngàng của người vợ: “Chết chửa! Cậu làm sao thế? Có việc gì thế cậu? (...) Ma!
ma! Mợ ạ… tui gặp ma” [18, tr.988]. Nhưng rồi một hôm đi thăm đồng về anh Tíu
thấy một đám đông, phần lớn là trẻ em, đứng bao bọc chung quanh gốc đa và một
người đàn bà điên: “quần áo lấm láp và rách để hở từng mảng da sém nắng. Đầu óc
rối bù, xõa xuống trông không rõ mặt” với “chuỗi cười khanh khách giòn tan, khô
xác, rắn chắc… ” [18, tr.995]. Tiếng hú và giọng cười ấy chính là tiếng hú ma quái
mà anh Tíu đã gặp mấy hôm trước. Vậy, thì ra sự thật không phải là ma hiện lên để
dọa nạt, trêu người mà đó là một người điên đi lang thang trong đêm. Vậy thì ra vì
một phút “thần hồn nát thần tính” mà anh Tíu đã nghĩ rằng đó là ma và tin ma là có
thật… Hình ảnh người đàn bà điên chính là lời chứng minh hợp lý cho những câu
chuyện về ma làng mà anh Tíu đã từng nghe trước đó. Đồng thời, nó còn như là lời
đáp cho những chuyện ma quỷ huyền hồ trong cuộc sống.
Tóm lại, với hình thức giả kỳ ảo, dùng yếu tố kỳ ảo để phủ định cái kỳ ảo,
siêu nhiên các tác giả thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 đã lý giải những hiện tượng thần bí một cách khoa học. Có điều, các tác giả
văn học học thời kì này không sử dụng yếu tố kỳ ảo như một cách phản ứng chống
lại thế giới tâm linh mà bao giờ cũng quan tâm đến tính mục đích của tác phẩm, mỗi
người mỗi vẻ và ở những mức độ khác nhau. Chí...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top