Colver

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975





Cảm hứng triết luận về người phụ nữ và số phận của họ cũng được truyện ngắn sau 1975 chú ý khai thác. Võ Thị Hảo qua chùm truyện Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Hành trang người đàn bà Âu Lạc tỏ ra đặc biệt hứng thú với đề tài này. Dựa vào cảnh ngộ những người phụ nữ mang nỗi đau của “cả giới đàn bà”, Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời người phụ nữ “Ôi! Khốn khổ! Khốn khổ cho đàn bà! Kiếp người ngắn ngủi, mà các người thì suốt đời đuổi theo những cao siêu mây gió” (Tim vỡ) hay “Ôi! Đàn bà! Đàn bà muôn đời vẫn vậy, vẫn không thoát ra khỏi dây xích của sự nhẹ dạ ” (Nàng tiên xanh xao). Qua việc tô đạm nỗi thống khổ và bất hạnh, Võ Thị Hảo làm bật lên phẩm chất bao dung độ lượng của người phụ nữ. Hành trang người đàn bà Âu Lạc là tiếng nói chống lại tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong xã hội, là sự giãi bày nỗi khổ của người phụ nữ thời hiện đại. Gánh nặng ấy không giảm bớt mà ngày một “đầy thêm những mỹ từ ca ngợi đàn bà. Và mỗi mỹ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu của đàn bà, những sợi tóc bạc, những vệt nhăn nheo trước tuổi”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cuộc chiến. Những diễn biến tâm linh rất khó nắm bắt, những hiện tượng con người không tự lý giải được bằng hình thức suy lý một thời là những nhân tố quyết định hướng các nhà văn đến với địa hạt của yếu tố kỳ ảo. Yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy.
Bên cạnh đó, yếu tố kỳ ảo cũng cho thấy sự bứt phá của các nhà văn ra khỏi lối viết được xem là “khuôn vàng thước ngọc” một thời. Tác động của các trào lưu văn học thế giới như chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các nhà văn của chúng ta giai đoạn này. Sự xuất hiện ngày một nhiều trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 chính là dấu hiện đổi mới, những nỗ lực cách tân nghệ thuật không thể phủ nhận của các nhà văn hiện đại giai đoạn từ khoảng sau 1986 đến năm 2000.
Nguyễn Huy Thiệp được xem là nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo sớm nhất giai đoạn sau Đổi mới (1989). Viết về cái kỳ ảo, sau Nguyễn Huy Thiệp là hàng loạt cây bút có tên tuổi như Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Quế Hương, Phạm Hải Vân, Hòa Vang. Bên cạnh những cây bút quen thuộc đó còn xuất hiện các gương mặt mới như Nguyễn Thị Ấm, Minh Thu, Huy Nam, thậm chí cả những cây bút nghiệp dư như Văn Như Cương cũng tỏ ra mặn mà với yếu tố kỳ ảo. Như vậy, yếu tố kỳ ảo thực sự là nhu cầu của con người trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX trong việc phản ánh đời sống khách quan và đời sống tinh thần, tâm linh của con người thời hiện đại.
Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại thể hiện quan niệm của nhà văn tập trung ở một số phương diện như: Quan niệm của con người về thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lý.
Thông qua yếu tố kỳ ảo, các nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Thế giới đa chiều là thế giới ở đó tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy không được nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà đã đầy nỗi niềm khắc khoải âu lo. Nếu như ở giai đoạn trước, thế giới được nhìn nhận với con mắt lạc quan đầy tin tưởng, con người luôn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật đã chiếm lĩnh được, thì giờ đây, con người nhận ra rằng thế giới vẫn mang trong mình nó nhiều điều bí ẩn, những điều con người chưa thể biết trước và đầy bất trắc. Những điều đó thuộc về cái ngẫu nhiên. Nó là một khả năng có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi lại là nỗi đau, niềm bất hạnh và những tấn bi kịch. Nàng Bua trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quế Hương là những ví dụ tiêu biểu. Nàng Bua trở thành “người giàu nhất bản, nhất Mường” từ sau khi ngẫu nhiên đào được một chum đầy vàng bạc. Nàng trở thành người đàn bà hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, góa bụa và không con cái”. Nhưng sự giàu có ấy đã không mang lại cho nàng hạnh phúc trọn vẹn. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa “đống chăn mềm ấm áp”. Cũng như vậy, bi kịch của người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục lại bắt đầu từ lúc “vị cứu tinh” tình cờ xuất hiện. “Anh ta đến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình trước bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vô danh (…). Vốn sống bằng nghề môi giới tranh, anh ta đánh hơi thấy mình sẽ được gì từ cái gallery thưa thớt mấy người này. Anh ta trở lại với một trùm buôn tranh với tầm cỡ quốc tế, đặc biệt sính tranh Á Đông (…). Từ đó, cuộc sống của ông không còn yên ổn nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào nhà ông như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cái, khuân đi mọi cái, thay đổi mọi cái. Ngay cả ông cũng không nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ đẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng… hoàn toàn xa lạ”.
Qua quan niệm về cái ngẫu nhiên trong cuộc đời, các nhà văn có xu hướng muốn đối thoại với quan niệm một thời về thế giới, sự tồn tại và con người. Thế giới được nhìn nhận dưới sự chuyển hóa của những mặt đối lập họa - phúc, ngẫu nhiên - tất nhiên, may - rủi… Cuộc sống vì thế được soi chiếu đa diện, sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, thế giới đa chiều còn là thế giới bí ẩn của tâm linh. Thế giới tâm linh trước đây ít được đề cập hay gán cho nó cái mác duy tâm thì nay đang được nhìn nhận một cách nghiêm túc, chín chắn hơn. Con người hiện đại đã phải thừa nhận nó như một phần không thể tách rời của cuộc sống con người. Thế giới tâm linh được biểu hiện trước hết qua niềm tin vào sự tồn tại thế giới siêu nhiên bên trên con người: “Hình như có một đấng chí tôn nào đó cầm tay dắt tui đi qua hết cái khổ cái nhục vô cùng của những đời người, những kiếp người” (Tính chất kỳ lạ của con người - Nguyễn Minh Châu) hay “tui tin chắc ở lực lượng siêu việt ở bên trên tui kia, đang chuyển vần rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận” (Thương nhớ đồng quê - Nguyễn Huy Thiệp).
Mặt khác, thế giới tâm linh còn được thể hiện qua những biến động tinh tế diễn ra trong tâm hồn người. Thế giới ấy tồn tại cả chiều không gian thứ tư: không gian tâm trạng. Trong không gian tâm trạng đó xuất hiện con người tâm linh với những dằn vặt, đổ vỡ. Đó là sự dằn vặt tâm hồn vì sự xa rời chuẩn mực đạo đức, ăn năn vì những lỗi lầm trong quá khứ (Nạn dịch, Muối của rừng, Chiếc tù và bị bỏ quên của Nguyễn Huy Thiệp, Hoa đại trắng của Đức Ban, Tiếng rừng của Hiền Phương…). Con người tâm linh cũng được bộc lộ qua sự linh cảm những mối quan hệ linh ứng không thể giải thích được. Linh cảm sợ hãi của người mẹ trong Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp chính là một phần biểu hiện của con người tâm linh. “… Khoảng gần trưa, thấy ở đường Năm có đám đông kêu la khóc lóc đang chạy. Mẹ tui tự dưng ngã chúi xuống ruộng, thất thanh gọi tôi. (…).tui và chị Ngữ sợ hãi, tưởng mẹ tui trúng gió. Mẹ tui mặt tái đi, tay giơ tới trước mặt như sờ nắn ai. Mẹ tui gọi: “Nhâm ơi Nhâm! Sao em Minh con máu me đầy người thế này?”. Chị Ngữ lay mẹ tôi: “U ơi u, sao u nói gở thế?”. Có mấy người từ đám đông trên đường Năm bỗng chạy tách ra băng qua đồng. Có ai đó gào to thảm thiết (…). Anh Ngọc (…) chạy ở phía trước. Anh nói không ra hơi, tui nghe loáng thoáng, chỉ biết rằng cái Minh em tui và cái Mị, con dì Lưu đèo nhau đi học về qua ngã ba thì bị ô tô chở cột điện cán chết…”
Rõ ràng là, bằng việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều và con người tâm linh, các nhà văn sau 1975 đã xây dựng một kiểu mô hình nhân vật gần gũi hơn, thực hơn trong văn học. Con người thời kỳ này đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top