daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANG BẢNG LƯƠNG..........................1
1.1. Một số khái niệm.........................................................................................1
1.1.1. Tiền lương.............................................................................................1
1.1.2. Thang lương..........................................................................................1
1.1.3. Bảng lương............................................................................................1
1.1.4. Bậc lương..............................................................................................1
1.1.5. Hệ số lương...........................................................................................1
1.1.6. Bội số của thang lương..........................................................................1
1.1.7. Mức lương.............................................................................................1
1.2 Nội dung của thang bảng lương...................................................................2
1.2.1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương...............................................2
1.2.2. Kết cấu thang bảng lương.....................................................................3
1.2.3. Phương pháp xây dựng thang bảng lương............................................3
1.3. Vai trò của thang bảng lương.......................................................................5
1.4. Kinh nghiệm xây dựng thang bảng lương ở một số đơn vị.........................6
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG................7
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hương Giang.. .7
2.1.1. Giới thiệu chung....................................................................................7
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh...........................................7
2.1.3. Cơ cấu lao động....................................................................................7
2.2. Sơ đồ bộ máy...............................................................................................7
2.3. Một số đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhiệm vụ xây dựng
thang, bảng lương...............................................................................................8
2.4. Thực trạng thang, bảng lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Hương Giang......................................................................................................9


CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG MỚI CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HƯƠNG GIANG..............10
3.1. Một số định hướng của Công ty................................................................10
3.2. Xây dựng hệ thống thang bảng lương mới cho công ty............................10
3.2.1. Phân tích công việc cho từng vị trí trong công ty...............................10
3.2.2. Đánh giá giá trị công việc...................................................................12
3.2.3. Phân ngạch công việc..........................................................................12
3.2.4. Thiết lập thang bảng lương.................................................................13
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thang bảng lương tại công ty..............16
3.4. Một số khuyến nghị về chính sách Nhà nước...........................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 3.1. Thang điểm đánh giá giá trị công việc.
Bảng 3.2. cho điểm cho một số chức danh công việc.
Bảng 3.3.Bảng tổng điểm cho các chức danh công việc trong công ty.
Bảng 3.4. Xác định số điểm cho từng bậc và điểm trung bình cho từng bậc.
Bảng 3.5. Các mức lương hiện tại trên thị trường
Bảng 3.6 Bảng lương của của Giám đốc
Bảng 3.7. Bảng tính tiền lương bậc 1 và hệ số lương bậc 1 của các ngạch
Bảng 3.8 Thang bảng lương Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hương Giang


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì năng suất, chất lượng và hiệu quả
luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dùng rất

nhiều biện pháp , chính sách để đạt được mục tiêu đó. Trong đó tiền lương được
coi là một trong những chính sách quan trọng, là nhân tố kích thích người lao
động hăng hái làm việc nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Tiền lương đối với người lao động là phần thu nhập chủ yếu, là nguồn
sống, là điều kiện để họ tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí. Chính vì
vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một cách trả lương hợp lý. Điều đó
cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những thang, bảng lương
phù hợp với doanh nghiệp để làm căn cứ trả lương cho người lao động. Thang
bảng lương có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp trả lương nhanh chóng,chính xác, tiết kiệm thời gian,…Đã có nhiều bài
viết,luận văn, báo cáo viết về vấn đề thang bảng lương này.
Nhưng hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa có thang bảng lương riêng
cho doanh nghiệp mình, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Hương Giang
cũng là một doanh nghiệp đang trong thời gian xây dựng thang bảng lương riêng
cho doanh nghiệp. Nên em cảm giác cần thiết phải xây dựng một thang bảng
lương riêng cho công ty. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “ Xây dựng thang, bảng
lương cho Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Hương Giang” làm đề tài viết
tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thang, bảng lương.
Chương 2: Thực trạng hệ thống thang, bảng lương tại Công ty cổ phần đầu
tư và xây dựng Hương Giang.
Chương 3: Xây dựng hệ thống thang, bảng lương mới cho Công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng Hương Giang.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANG BẢNG LƯƠNG

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Tiền lương
Theo tổ chức ILO: “Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được
từ người sử dụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hay sau
một thời gian lao động”.
1.1.2. Thang lương
“Thang lương là hệ thống thước đo dùng để đánh giá chất lượng lao động
của các loại lao động khác nhau. Đó là một bảng quy định một số bậc lương,
mức lương, các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp tới cao, tương ứng với
tiêu chuẩn cấp bậc nghề của công nhân”. ( Bài giảng xây dựng thang bảng
lương)
1.1.3. Bảng lương.
“ Bảng lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những
người lao động cùng nghề theo từng chức danh nghề nghiệp”. ( Bài giảng xây
dựng thang bảng lương)
1.1.4. Bậc lương.
“Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được
xếp từ thấp đến cao bậc cao nhất có thể là bậc 4, bậc 6,…tùy thuộc vào thang
lương cụ thể của từng doanh nghiệp”. ( Bài giảng xây dựng thang bảng lương)
1.1.5. Hệ số lương.
“Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó (lao động có
trình độ tay nghề cao), được trả lương cao hơn công nhân bậc 1 (bậc có trình độ
lành nghề thấp nhất - hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu
lần”. ( Bài giảng xây dựng thang bảng lương)
1.1.6. Bội số của thang lương.
“Bộ số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương.
Đó là sự gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc
thấp nhất hay so với mức lương tối thiểu”. ( Bài giảng xây dựng thang bảng
lương)
1.1.7. Mức lương.
1



“ Mức lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động ở
từng bậc của thang lương trong một đơn vị thời gian”. ( Bài giảng xây dựng
thang bảng lương)
1.2 Nội dung của thang bảng lương.
1.2.1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương.
Theo điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ luật lao động về tiền lương, nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
là:
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng
và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động
chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh,
phục vụ.
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công
việc hay chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của
công việc hay chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của
thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc
hay chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải
bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hay chức danh trong
thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của
công việc hay chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh
nghiệm để thực hiện công việc hay chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hay chức danh giản đơn nhất trong
điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hay chức danh đòi hỏi lao động qua
đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít

nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hay chức danh có điều kiện lao động nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hay chức danh có
điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất
7% so với mức lương của công việc hay chức danh có độ phức tạp tương
đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

2


4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình
đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội,
tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hay vì lý do
thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời
phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy
định của pháp luật lao động.
6. Khi xây dựng hay sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh
nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức thay mặt tập thể người lao động tại
doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước
khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hay sửa đổi, bổ sung
thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực
hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng
công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để
theo dõi, giám sát.
1.2.2. Kết cấu thang bảng lương.

a. kết cấu bảng lương.
- Chức danh nghề, tên gọi nghề, chức danh công việc
- Số bậc của bảng lương
- Hệ số luong, mức lương
- Bội số lương
b. Kết cấu thang lương truyền thống.
- Nhóm mức lương, ngạch chức danh
- Số bậc trong thang lương, số bậc ngạch
- Bội số lương
- Hệ số lương của mỗi bậc
1.2.3. Phương pháp xây dựng thang bảng lương.
a. Phương pháp xây dựng thang bảng lương theo mức độ phức tạp kỹ
thuật và điều kiện lao động.
Nguyên tắc xây dựng.
Theo điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH nguyên tắc xây dựng thang

3


bảng lương theo phương pháp này là:
1. Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng
trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh
doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản
lý.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ
giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo
đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.
3. Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng
thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng
lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định

số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
4. Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy
định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức
danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống
hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì
xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.
5. Việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp
lương phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với tổ chức
công đoàn cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý
kiến trước khi thực hiện.
6. Khi áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương mới, định kỳ công
ty phải rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
Quy trình xây dựng:
- Xác định chức danh nghề, công việc.
- Đánh giá độ phức tạp công việc
- Xác định yếu tố điều kiện lao động
- Xác định quan hệ mức lương
- Xây dựng thang lương, bảng lương.
b. Phương pháp xây dựng thang bảng lương theo đánh giá giá trị công
việc.
Quy trình xây dựng.
- Phân tích công việc cho từng vị trí trong doanh nghiệp
- Đánh giá giá trị công việc

4


- Phân ngạch công việc

- Thiết lập thang lương
Bước 1: Phân tích công việc
Bước 2: Đánh giá giá trị công việc:là quá trình nghiên cứu một cách có hệ
thống giá trị của các công việc trong tổ chức
Gồm 4 bước :
- Lập danh sách các yếu tố công việc chung cho toàn doanh nghiệp
Có 4 nhóm yếu tố: + kiến thức và kinh nghiệm
+ thể lực và trí lực
+ môi trường công việc
+ trách nhiệm công việc
- Lựa chọn các vị trí để đánh giá: sử dụng danh sách các yếu tố đã xác định
được ở bước 1 để tiến hành đánh giá
- Cho điểm các yếu tố: gán cho mỗi yếu tố một giá trị
- Quy định thang điểm có thể chấp nhận
Bước 3: Phân ngạch công việc
- Nhóm các vị trí công việc có chức năng và yêu cầu kiến thức, kỹ năng
tương tự nhau vào một nhóm.
Bước 4: Thiết lập thang bảng lương
Gồm 5 bước:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thang bảng lương
- Thu thập thông tin về các mức lương hiện tại
- Phân tích các kết quả mức lương
- Thiết lập thang bảng lương
- Điều chỉnh thang bảng lương
1.3. Vai trò của thang bảng lương
 Đối với người lao động
- Giúp người lao động tin tưởng hơn vào công tác trả lương của doanh

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thang bảng lương tại công ty.
- Về phía người lao động:
+ Để xây dựng thang bảng lương trước tiên cần phổ biến cho người lao

động biết để họ nhận thức đúng, bởi đôi khi người lao động nghĩ rằng việc xây
dựng thang bảng lương sẽ làm giảm tiền lương của họ.
+ Khi cần thiết thì phối hợp với các phòng ban giúp đỡ cán bộ.
- Về phía Ban lãnh đạo công ty:
+ Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thang bảng lương
từ đó đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian cho công tác này.
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền hướng dẫn để người lao động biết được
vai trò của thang bảng lương.
+ Có định hướng xây dựng thang bảng lương cụ thể để bộ phận chuyên
trách xây dựng thực hiện.
- Về phía Bộ phận Quản trị nhân lực:
+ Cần nâng cao năng lực của cán bộ chuyên trách về tiền lương.
+ Nâng cao các công tác quản trị nhân lực như: đánh giá công việc, đào tạo,
tuyển dụng,… để công tác xây dựng thang bảng lương được dễ dàng và chính
xác.
3.4. Một số khuyến nghị về chính sách Nhà nước.
- Có chính sách tăng lương tối thiểu hợp lý sao cho đáp ứng được mức sống
của người lao động.
- Ban hành những văn bản hướng dẫn việc xây dựng thang bảng lương
riêng cho từng doanh nghiệp.
- Xử phạt nghiêm khắc với những doanh nghiệp làm trái quy định của Pháp
luật về tiền lương.

16


KẾT LUẬN
Xây dựng một thang bảng lương là công việc hết sức cần thiết trong các
doanh nghiệp hiện nay, nó là cơ sở để doanh nghiệp trả lương cho người lao
động theo giá trị công việc mà họ thực hiện, tránh tình trạng phân phối tiền

lương bình quân. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức
đến việc xây dựng một hệ thống trả lương hợp lý cho doanh nghiệp mình. Xây
dựng một hệ thống trả công nói chung và xây dựng một thang bảng lương nói
riêng là tương đối phức tạp và tốn kém liên quan đến nhiều vấn đề, đây cũng là
một lý do khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa xây dựng được cho mình
một hệ thống thang bảng lương.
Bài tiểu luận đã giải quyết được vấn đề đặt ra đó là: Hệ thống hóa cơ sở lý
luận về thang bảng lương,phân tích thực trạng thang bảng lương tại công ty và
xây dựng một hệ thống thang bảng lương mới cho công ty.Từ đó đưa ra một số
giải pháp xây dựng thang bảng lương và có một số kiến nghị đối với Nhà nước.
Bài tiểu luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của
Ths.Nguyễn Thị Cẩm Nhung, em xin gửi lời Thank chân thành đến cô!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hương Giang: http://

2. Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS TS Nguyễn Ngọc Quân(2004), Giáo trình
Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
3. Nghị định 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật lao động về tiền lương.
4. Đặng Thị Hồng Nhung, Luận văn tốt nghiệp,Hoàn thiện bảng lương chức
danh công việc của Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top