tctuvan

New Member
Tải miễn phí nghiên cứu khoa học

Lời nói đầu
Nghiên cứu chuyển dịch vỏ Trái đất là nhiệm vụ của chuyên ngành Trắc địa
động (Kinematic Geodesy) - một lĩnh vực khoa học - kỹ thuật quan trọng của Trắc
địa cao cấp. Ngày nay việc xác định chuyển dịch của vỏ Trái đất bằng ph-ơng pháp
trắc địa đ-ợc thừa nhận là tin cậy nhất để dự báo động đất và là một trong những cơ
sở quan trọng để nghiên cứu các quá trình kiến tạo diễn ra trong lòng Qủa đất.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ
GPS để xây dựng các mạng l-ới trắc địa đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật mới trong lĩnh vực trắc địa. Bởi vì mạng l-ới GPS là mạng l-ới không gian ba
chiều, nên việc đo lặp mạng l-ới GPS cho phép đồng thời xác định cả véc tơ chuyển
dịch ngang lẫn véc tơ chuyển dịch đứng của vỏ Trái đất. Với các -u điểm cơ bản của
công nghệ GPS nh- không đòi hỏi sự thông h-ớng giữa các điểm, đo đạc đ-ợc tiến
hành trong mọi điều kiện thời tiết, bằng công nghệ GPS có thể nhanh chóng phát
triển mạng l-ới địa động học trên phạm vi lãnh thổ lớn. Bên cạnh việc không ngừng
hoàn thiện các thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, các dịch vụ đ-ợc cung cấp bởi Tổ chức
dịch vụ GPS quốc tế (IGS – International GPS Service for geodynamics) nh- lịch vệ
tinh chính xác, các sai số đồng hồ vệ tinh, các tham số quay Qủa đất, các tham số
đặc tr-ng cho độ trễ tầng đối l-u ph-ơng thiên đỉnh, các tọa độ của các điểm thuộc
mạng l-ới IGS cùng tốc độ xê dịch của chúng đ-ợc xác định trong Hệ tọa độ quy
chiếu Qủa đất quốc tế (International Terrestrial Reference Frame - ITRF) và các mô
hình cải chính các trị đo GPS d-ới tác động của các yếu tố địa vật lý nh- hiện t-ợng
triều của Qủa đất cứng d-ới sức hút của Mặt trăng và Mặt trời, sức tải của sóng ở các
đại d-ơng, hiện t-ợng triều cực Qủa đất và sức tải áp lực khí quyển đ-ợc cung cấp
bởi Tổ chức dịch vụ quay Qủa đất quốc tế (International Earth Rotation Service -
IERS) cho phép nhận đ-ợc các vec tơ baselines độ chính xác cao trên các khoảng
cách lớn. Nh- vậy ph-ơng pháp đo đạc GPS với việc sử dụng các dịch vụ cuả Tổ
chức IGS hoàn toàn đáp ứng đ-ợc các yêu cầu hiện đại của việc nghiên cứu chuyển
dịch của vỏ trái đất. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi
tr-ờng “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS để xác định chuyển dịch vỏ Trái
đất trên khu vực đứt gãy Lai Châu-Điện Biên” trong giai đoạn 2002–2004 đã cho
thấy bằng công nghệ GPS có thể xác định các vectơ baseline với độ chính xác ở
mức mm và cao hơn trên khoảng cách hàng trăm km.
Việc nghiên cứu chuyển dịch của vỏ Trái đất để xác định sự chuyển dịch của
các mảng kiến tạo và dự báo các tai biến tự nhiên (động đất, lũ quét v…v) đ-ợc
nhiều n-ớc và các tổ chức quốc tế tiến hành. Các kết quả đo lặp trắc địa trong các
vùng đứt gẫy ở biên của các mảng kiến tạo đã xác định đ-ợc sự chuyển động t-ơng

hỗ của chúng. Tốc độ xê dịch của mảng Châu Mỹ t-ơng ứng với mảng Thái Bình
D-ơng đạt cỡ 4cm/1năm. Tốc độ xê dịch của mảng Thái Bình D-ơng là lớn nhất với
đại l-ợng khoảng 5cm/1năm. Mảng Âu-á có tốc độ xê dịch thấp nhất với đại l-ợng
khoảng 2cm/1 năm.
Để nghiên cứu các hiện t-ợng động lực học diễn ra trên bề mặt và bên trong
lòng Quả đất bằng công nghệ GPS, tại cuộc họp của Hội Trắc địa quốc tế (IAG) vào
tháng 8 năm 1989 tại Edinburgh (V-ơng quốc Anh) đã thành lập Tổ chức dịch vụ
GPS quốc tế cho địa động lực học (International GPS Service for geodynamics –
IGS). Từ đó đến nay tổ chức IGS đã xây dựng mạng l-ới IGS gồm 256 trạm thu tín
hiệu vệ tinh th-ờng trực bao phủ toàn cầu và cung cấp hàng loại dịch vụ phục vụ
công tác nghiên cứu dịch động của vỏ Trái đất. (International Terrestrial Reference
Frame) v...v [Ruth E.N., Moore A. International GPS Service tutorial. Overview of
history, organization and resources. GPS’99 Symposium. Tsukuba, Japan. Oct.
21,1999].
Trong tài liệu [Michel G.W, Becker M. Crustal motion in E- and SE-Asia
from GPS measurements. Earth Plates Space, 52, 713-720,2000] đã thông báo kết
quả quan trắc dịch động kiến tạo trên mạng l-ới GEODYSSEA (framwork of the
GEODYnamics of South and South-East Asia) gồm 42 điểm GPS bao phủ lục địa á-
Âu, biển Philippine, ấn Độ, mảng Australia, vùng lõm Sumatra, Iran và đứt gãy
Philippine.
Trong tài liệu [Pei Zhen Zang, Zhengkang Shen, Min Wang. Continuous
deformation of the Tibetan plateau from global positioning system data. Geology.
September 2004, V.32, No 9, p.809-812] đã thông báo kết quả đo dịch động trên cao
nguyên Tibet từ kết quả đo mạng l-ới GPS gồm 553 điểm.
Trong tài liệu [Ph. Vernant, F. Nilforonshan, D. Hatzfeld. Present-day crustal
deformation and plate kinematics in the mildle East constrained by GPS
measurements in Iran and northern Oman. Geophys. J. Int. (2004) 157,381-398] đã
thông báo sử dụng kết quả đo trên mạng l-ới GPS gồm 27 điểm nằm ở Iran và phía
bắc Oman để nghiên cứu dịch động của vùng núi Himalaya-Alpine.
Trong tài liệu [A. Socquet, Ch. Vigny, N.Chamot-Rooke. India and Sunda
plates motion and deformation along their boundary in Myanmar determined by
GPS. Journal of Geophysical Research, Vol.111, 2006] đã thông báo kết quả nghiên
cứu dịch động của các mảng ấn Độ và Sunda nhờ kết quả đo GPS.
Trong tài liệu [Sauders S., Itikarai I., Stanaway R., Curley B., Suat J. Geodetic
monitoring of the November 16, 2000–New Ireland Earthquake. Progress Report.
Research School of Earth Sciences. The Australia National University. April 4,
2001] đã thông báo về trận động đất với c-ờng độ 8 độ Richte xẩy ra ở đảo phía Tây
của New Ireland ngày 16/11/2000 trên ranh giới của mảng Thái Bình D-ơng và
mảng Nam Bismarck. Các kết quả đo GPS đã phát hiện sự chuyển dịch kiến tạo ở
mức 0,3m ở Tây Malasait cho đến trên 5,5 m ở gần đứt gãy Weitin.
Trong sự phối hợp với các n-ớc khu vực Châu á-Thái Bình D-ơng để nghiên
cứu chuyển dịch vỏ trái đất tại khu vực này, từ 1998 Tổng cục Địa chính (cũ), nay là
Bộ Tài nguyên và Môi tr-ờng đã xây dựng mạng l-ới địa động học gồm 5 điểm phân
bố đều trên cả n-ớc và tiến hành đo lặp hàng năm. Việc xử lý dữ liệu GPS và tính
toán tốc độ chuyển dịch không gian của các điểm này đ-ợc thực hiện chủ yếu bởi
các n-ớc đồng tổ chức Dự án mạng l-ới trắc địa khu vực Châu á-Thái Bình D-ơng
nh- Australia, Nhật và Trung Quốc. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi tr-ờng đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm Bernese để xử lý tính toán
mạng l-ới này.
Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam đã phát triển
mạng l-ới GPS gồm 8 điểm cùng với mạng l-ới tam giác hạng II để nghiên cứu
chuyển dịch vỏ trái đất trên đới đứt gãy Sông Hồng. Mạng l-ới GPS nêu trên đ-ợc
đo năm 1996. Việc phối hợp các dữ liệu đo đạc truyền thống và dữ liệu GPS là nét
đặc tr-ng của công tác nghiên cứu chuyển dịch vỏ Trái đất trên đới đứt gãy Sông-
Hồng.
Trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi tr-ờng “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ GPS để xác định chuyển dịch vỏ Trái đất trên khu vực đứt gãy
Lai Châu - Điện Biên” trong giai đoạn 2002–2004 đã xây dựng mạng l-ới GPS địa
động lực Lai Châu - Điện Biên gồm 5 điểm và nghiên cứu chuyển dịch vỏ Trái đất
trên khu vực đứt gãy Lai Châu - Điện Biên trong giai đoạn 2002–2005. Trong đề tài
này đã luận cứ cho các cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ GPS để nghiên
cứu chuyển dịch của vỏ Trái đất dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của tổ chức IGS
(International GPS Service for geodynamics) nh- lịch vệ tinh chính xác trong ITRF
các tham số chuyển dịch của Cực Quả đất, việc sử dụng Lịch Mặt trăng-Mặt trời để
tính đến ảnh h-ởng của hiện t-ợng địa triều của Quả đất nhằm xác định các vectơ
baseline độ chính xác cao; các yêu cầu của các phần mềm xử lý dữ liệu đo GPS độ
chính xác cao; các thuật toán xác định các vectơ chuyển dịch không gian, chuyển
dịch ngang, chuyển dịch đứng từ kết quả xử lý các dữ liệu đo GPS; xây dựng đ-ợc
phần mềm ECME-GPS (Earth Crustal Movement Estimation by GPS technology) để
xử lý các dữ liệu đo GPS nhằm xác định các vectơ baseline và xác định các vectơ
chuyển dịch không gian, chuyển dịch ngang, chuyển dịch đứng theo các chu kỳ đo
lặp trên mạng l-ới GPS địa động lực, trong đó modun GUST (Gps Using Sequence
Technology) cho phép xác định các vectơ baseline độ chính xác cao từ các dữ liệu
đo GPS trên mạng l-ới GPS địa động lực. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài nêu trên
vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết tiếp nh- hoàn thiện modun GUST
với chức năng bổ sung là phát hiện, tìm kiếm và sửa chữa các đại l-ợng tr-ợt chu kỳ
trong các kết quả đo pha; hoàn thiện quy trình thiết kế mạng l-ới GPS địa động lực
trên cơ sở gắn kết các yêu cầu xây dựng mạng l-ới này với các yêu cầu nghiên cứu
chuyển dịch vỏ Trái đất dựa trên bản đồ địa chất kiến tạo. Một trong những kết quả
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nêu trên là “Quy trình đo GPS và h-ớng dẫn
sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu đo GPS độ chính xác cao để nghiên cứu
chuyển dịch của vỏ Trái đất”.
Dự án thử nghiệm “Xây dựng mạng l-ới GPS địa động lực sông Mã phục vụ
công tác dự báo tai biến tự nhiên vùng Tây bắc Việt Nam” sẽ tạo ra các số liệu ban
đầu về chuyển dịch vỏ Trái đất của đới đứt gãy sông Mã là đới đứt gãy lớn ở vùng
Tây Bắc Việt Nam (chúng ta đã có các số liệu nghiên cứu chuyển dịch của các đới
đứt gãy lớn khác của vùng Tây Bắc là các đới đứt gãy Sông Hồng, Lai Châu-Điện
Biên); hoàn thiện tiếp theo modun xử lý dữ liệu đo GPS (GUST) thuộc phần mềm
ECME–GPS trên cơ sở giải quyết bài toán phát hiện, tìm kiếm và sửa chữa các đại
l-ợng tr-ợt chu kỳ trong các kết quả đo pha và hoàn thiện tiếp theo quy trình thiết kế
mạng l-ới GPS động lực học.
Việc thực hiện Dự án này nhằm đạt ba mục tiêu sau:
- Giải quyết bài toán phát hiện, tìm kiếm và sửa chữa các đại l-ợng tr-ợt chu
kỳ trong các kết quả đo pha để hoàn thiện modun xử lý dữ liệu đo GPS trong phần
mềm ECME–GPS;
- Hoàn thiện tiếp theo quy trình thiết kế mạng l-ới GPS địa động lực để
nghiên cứu chuyển dịch của vỏ Trái đất;
- Tạo dữ liệu chuyển dịch ban đầu của vỏ Trái đất trên khu vực đứt gãy sông
Mã.
Để đạt các mục tiêu đã đề ra cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu xác lập sơ đồ đứt gãy Sông Mã, lựa chọn các điểm xung yếu
nhất về mặt địa chất kiến tạo làm cơ sở để thiết kế l-ới GPS địa động lực;
- Nghiên cứu thiết kế và khảo sát thi công l-ới GPS địa động lực tại đới đứt
gãy Sông Mã trên địa phận tỉnh Thanh Hoá;
- Tiến hành đo ba chu kỳ trên các điểm thuộc mạng l-ới GPS địa động lực
sông Mã với chu kỳ 1 lần/ năm;
- Nghiên cứu các thuật toán phát hiện, tìm kiếm và sửa chữa các đại l-ợng
tr-ợt chu kỳ trong các kết quả đo pha;
- Hoàn thiện mô đun xử lý dữ liệu đo GPS;
- Xử lý dữ liệu đo GPS trong 3 chu kỳ đo lặp mạng l-ới GPS địa động lực;
- Phân tích và đánh giá chuyển dịch đứt gãy sông Mã trong các chu kỳ đo lặp;
- Viết báo cáo tổng kết Dự án.
Các sản phẩm của dự án này bao gồm:
- Quy trình thiết kế mạng l-ới GPS địa động lực, quy trình đo đạc và xử lý dữ
liệu GPS phục vụ nghiên cứu chuyển dịch của đứt gãy;
- Mô đun xử lý dữ liệu đo GPS hoàn chỉnh;
- Các số liệu đo đạc GPS trên mạng l-ới GPS địa động lực sông Mã, các kết
quả xác định chuyển dịch và phân tích vi kiến tạo của đứt gãy sông Mã.
Các thành viên chính tham gia thực hiện Dự án:
- PGS. TSKH. Hà Minh Hoà - Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
- TS. D-ơng Chí Công - Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
- TS. Nguyễn Ngọc Lâu - Tr-ờng Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
- TS. Nguyễn Văn Hùng - Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam
Trong dự án sản xuất–thử nghiệm này, PGS. TSKH. Hà Minh Hoà đã thiết lập
mối quan hệ giữa ph-ơng pháp địa chất và ph-ơng pháp trắc địa trong việc nghiên
cứu các hiện t-ợng địa động lực, xác lập cơ sở khoa học của việc xác định các mật
độ điểm GPS trong mạng l-ới địa động lực để phục vụ việc nghiên cứu chuyển dịch
vỏ Trái đất; xây dựng Quy trình thiết kế và xây dựng mạng l-ới GPS địa động lực;
khảo sát các nguyên lý xây dựng các tổ hợp của các sóng mang L1, L2 và đánh giá
tốc độ chuyển dịch của đới đứt gãy Sông Mã trong giai đoạn từ tháng 11/2006 đến
tháng 10 năm 2008 dựa trên các kết quả đo đạc và xử lý các dữ liệu GPS nhờ phần
mềm ECME-GPS. TS. Nguyễn Văn Hùng đã cung cấp các thông tin về hoạt động
của đới đứt gãy Sông Mã dựa trên các kết quả nghiên cứu bằng ph-ơng pháp địa
chất; TS. D-ơng Chí Công đã áp dụng Quy trình thiết kế và xây dựng mạng l-ới GPS
địa động lực để xây dựng mạng l-ới GPS địa động lực Sông Mã và sử dụng các phần
mềm Bernese, Gamit để xử lý các dữ liệu đo GPS trong 3 chu kỳ đo lặp trong giai
đoạn từ tháng 11/2006 đến tháng 10 năm 2008; TS. Nguyễn Ngọc Lâu đã thử
nghiệm các thuật toán và xây dựng modun kiểm tra, phát hiện và sửa chữa các độ
tr-ợt chu kỳ nhằm hoàn thiện phần mềm GUST, sử dụng phần mềm GUST để xử lý
các dữ liệu đo GPS trong 3 chu kỳ đo lặp trong giai đoạn từ tháng 11/2006 đến tháng
10 năm 2008.


Link download cho anh em:

Nhớ thank mình nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top